Nguyễn Sơn Hà – Ông tổ nghề sơn
– doanh nhân lừng lẫy
Từ một người học việc, bằng ý chí và lòng quyết tâm muốn gây dựng một sản phẩm chất lượng của người Việt, Nguyễn Sơn Hà đã trở thành ông tổ của nghề sơn Việt Nam với hãng sơn Gecko danh tiếng. Không chỉ là một doanh nhân giỏi, Nguyễn Sơn Hà còn là một người dân có lòng yêu nước sâu sắc với rất nhiều đóng góp và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng cũng như xã hội của dân tộc Việt Nam…
Nguyễn Sơn Hà sinh năm 1894 tại huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Quốc Oai, Hà Nội). Gia đình Sơn Hà có 7 anh em. Tên Sơn Hà là tên ghép chữ đầu của quê quán và nơi ông sinh ra.
Cha ông, Nguyễn Mễ, đã cùng bạn bè lập phường gặt thuê và hát chèo và tham gia đội quân cờ đen chống Pháp của Lưu Vĩnh Phúc từ những ngày đầu. Nguyễn Mễ đã tham gia lập nhiều chiến công, trong đó có hai vụ giết sĩ quan Pháp là Henri Rivière và Francis Garnier, sau đó bị bắt và cầm tù cùng nhiều người khác.
Viên quan coi ngục thấy cụ trẻ, khỏe, nhanh nhẹn đã đưa về nhà để làm việc trong gia đình. Chủ cửa hàng Decua Cabour, bạn viên cai ngục trong lần đến chơi nhà thấy chàng thanh niên chân bị xiềng đang ngồi nhổ cỏ trong khu biệt thự đã đề nghị cho ra bán hàng sắt cho ông ta.
Công việc mới này giúp ông đủ nuôi gia đình nhưng vì phẫn chí nên Nguyễn Mê đam mê cờ bạc, mắc bệnh và qua đời khi Nguyễn Sơn Hà mới 14 tuổi.
Nguyễn Sơn Hà đã được học cả chữ Nho, chữ Quốc ngữ. Nhờ biết chữ, ông xin được vào làm phụ bàn giấy cho một hãng buôn của Pháp. Sau đó do lương thấp, ông đã bỏ sang làm cho hãng sơn dầu Sauvage Cottu ở Hải Phòng.
Đây cũng là thời điểm đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của ông. Khi vào làm ở hãng sơn Pháp Sauvage Cottu nhưng Nguyễn Sơn Hà không ngừng nung nấu ý chí tạo dựng một hãng sơn dầu của người Việt Nam.
Ông biết, muốn làm được như vậy, trước hết phải học, phải hiểu kỹ thuật làm sơn của người phương Tây. Nhưng cái khó lúc đó là tất cả các tài liệu kỹ thuật này đều viết bằng tiếng Pháp. Để đọc được tủ sách của chủ, ban ngày ông làm việc chăm chỉ, buổi tối tìm thầy học thêm tiếng Pháp.
Năm 1917, Nguyễn Sơn Hà đã nắm được những công nghệ của ngành sản xuất sơn, đồng thời cũng tích cóp được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh của người Pháp. Cùng lúc đó người chủ hãng sơn qua đời, Nguyễn Sơn Hà bắt đầu thực hiện mộng lớn của mình.
Nguyễn Sơn Hà kiên quyết từ chối lời mời cộng tác của người chủ mới với một mức lương hấp dẫn. Ông bán cái xe đạp để có được món tiền làm vốn ban đầu rồi mở một cửa hàng nhỏ chuyên nhận việc quét sơn, kẻ biển, quét vôi ve nhà cửa.
Nguyễn Sơn Hà cùng các em của mình bước đầu trở thành chủ nhân của một công ty nho nhỏ, bề ngoài là đi thầu các việc sơn vôi, kẻ biển, nhưng trong nội bộ là lẳng lặng chế tạo thử sơn dầu.
Nhiều lần anh em của Nguyễn Sơn Hà đã tiến hành sản xuất thử nhưng đều thất bại. Không nản chí, Nguyễn Sơn Hà cùng các em của mình kiên trì rút kinh nghiệm. Ông đào sâu suy nghĩ, nghiên cứu cách dùng nhiên liệu có sẵn trong nước, như nhựa thông, dầu cây trẩu, dầu cây thầu dầu.
Qua một thời gian kiên trì, cuối cùng, mẻ sơn đầu tiên thành công, đóng hộp bán ra thị trường với thương hiệu “Resistanco”, tiếng Pháp có nghĩa là “bền chặt”. Hình ảnh về thương gia Nguyễn Sơn Hà bắt đầu từ đó.
Bà Ngọc Mùi, vợ ông đã từng kể lại rằng khi có một khách hàng người Pháp đầu tiên cầm hộp sơn đã khinh bỉ thốt lên “đồ hàng An Nam bẩn thỉu” thì Nguyễn Sơn Hà đã rất tức giận. Sự tức giận đó biến thành một động cơ thúc đẩy ông phải làm được loại sơn tốt nhất.
Ông miệt mài nghiên cứu từ ngày này qua ngày khác và cuối cùng, mẫu sơn hoàn hảo ra đời. Với mẫu sơn ấy, ông đem gửi hãng Descous et Cabaud. Các cai thầu, thợ sửa chữa đến hãng này mua sơn và đem đi tiêu thụ trực tiếp đến các gia đình.
Chất lượng sơn của ông đã chinh phục cả người tiêu dùng Pháp và Việt. Hơn nữa, giá thành sơn Resistanco rẻ hơn rất nhiều so với các loại sơn khác. Hãng Descous et Cabaud thấy sơn Résistanco đã có chỗ đứng trên thị trường nên nhận làm đại lý. Từ đó, sơn Résistanco bắt đầu được tiêu thụ khắp nơi trong nước.
Năm 1920, Nguyễn Sơn Hà khi đó là người thanh niên 26 tuổi quyết định xây dựng một cơ xưởng ở Lạch Tray, Hải Phòng với diện tích 7000 m2. Ông mở rộng sản xuất, sắm máy xay và các phương tiện hiện đại.
Để chủ động nguồn nguyên liệu, ông mua đất ở Quảng Yên, Hải Ninh trồng các lọai cây như trẩy, thông… Ông đăng tuyển những thợ giỏi nhất và mày mò nghiên cứu dùng các loại bột đá màu của Thanh Hóa.
Những cố gắng của ông đã kết thành hàng loạt sơn tốt như sơn Resistanco A, B, dùng cho sơn xe đạp. Đặc biệt sơn Durolac dùng để sơn ôtô đã từng đoạt giải trong một cuộc triển lãm tại Pháp. Bột đá xanh của mỏ đá Thanh Hóa đã được nghiên cứu thành một loại sơn tường rất bền và được khách hàng thời đó ưa chuộng.
Ngay cả bã sơn ông cũng nghiên cứu để chế thành Colophan thay thế cho nhựa đường trong thời kỳ khan hiếm. Sản phẩm sơn của ông Nguyễn Sơn Hà không chỉ được khách hàng trong nước tín nhiệm mà còn chinh phục được khách hàng ở nhiều nước trong khu vực.
Từ Hà Nội, Huế, Hội An, Sài Gòn, sơn Resistanco vượt biên giới sang Phnom Penh, Viên Chăn, Xiêm… sơn Resistanco được ưa chuộng đến mức làm không đủ bán. Sau khi có đươc tiếng tăm nhất định, ông Nguyễn Sơn Hà không hề chủ quan vào thành quả của mình mà luôn luôn nghĩ đến chất lượng sản phẩm và chữ tín đối với khách hàng.
Nguyễn Sơn Hà đã phát triển một lối sản xuất riêng trên cơ sở phát huy tiềm năng sẵn có của đất nước mình. Từ những ngày đầu mò mẫm làm sơn bằng dụng cụ thô sơ là chiếc cối đá mua ở chợ, dần dần, ông cải tiến cối xay sơn bằng sắt và tìm hiểu, áp dụng những phương pháp làm sơn tiên tiến.
Là người có đầu óc nhạy bén năng động trong kinh doanh, ông đã cho quảng cáo rộng rãi khắp nơi, biếu hàng mẫu cho các cai thầu, gửi sơn cho các hãng buôn lớn bán với lãi suất cao mà lại không phải trả tiền hàng ngay…
Hãng sơn của ông lấy tên là Gecko với lô gô là hình con tắc kè xanh đang cong đuôi bám bốn chân vào thân cây cổ thụ. Nhờ có lượng nhân công rẻ lại khai thác được nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước nên sơn của Sơn Hà có giá thành thấp hơn sơn ngoại và chất lượng đảm bảo nên dần dần đã chiếm được sự tín nhiệm của khách hàng.
Người Pháp với niềm kiêu hãnh “khai hoá văn minh”, mục tiêu vơ vét tài nguyên của thuộc địa mang về nước mẹ đương nhiên không thể làm ngơ trước sự hưng thịnh của một doanh nghiệp thuộc địa, nhất là khi các sản phẩm sơn Ré sistanco1, Ré sistanco 2 của Sơn Hà tràn sang thị trường các nước Lào, Thái, Miên.
Thực dân Pháp tìm đủ mọi cách chèn ép, khi thì dùng thủ đoạn vu khống, lúc kiếm cớ di dời, phá bỏ hòng bóp chết hoạt động của hãng sơn – nơi mà chúng cho là mầm mống của nền công nghiệp bản địa. Song nhờ khôn khéo đấu tranh, Nguyễn Sơn Hà đã vượt qua mọi thủ đoạn chèn ép của thực dân khiến những nhà cầm quyền phương Tây phải kiêng nể.
Trong những yếu tố tạo nên thành công khi phát triển sản xuất, kinh doanh, Nguyễn Sơn Hà đặc biệt đề cao nguyên tắc “lấy nhân dùng nhân”. Để gắn bó người tâm phúc theo mình, ông mua hàng trăm ha ruộng đất ở Kinh Môn cấp đất cho vợ con họ cày cấy, số thóc thu được ông đem bán rẻ cho anh em công nhân những ngày khó khăn.
Mến cách ứng xử bao dung của ông chủ tài năng, có người thợ giỏi từng làm công trong hãng sơn người Pháp đã bỏ sang làm việc cho hãng sơn Nguyễn Sơn Hà.
Năm 1939, trong một lần vào miền Nam, Nguyễn Sơn Hà cùng vợ tới thăm Phan Bội Châu đang bị Pháp quản thúc tại Huế. Cuộc gặp gỡ này đã tác động sâu sắc đến Nguyễn Sơn Hà. Với vị trí một nhà tư sản có uy tín trong giới công thương thành phố, Nguyễn Sơn Hà tranh cử hội đồng thành phố.
Ông cũng tham gia tích cực các hoạt động của Hội Trí tri, Hội ánh sáng, thành lập Ban Cứu tế, Chi Hội Truyền Bá quốc ngữ. Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, Nguyễn Sơn Hà có một tấm lòng thương yêu người lao động sâu sắc.
Cụ Nguyễn Văn Tố đã thân hành về Hải Phòng đề nghị Nguyễn Sơn Hà làm Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng, Kiến An. Là nhà tư sản lớn và có uy tín, nên khi Nguyễn Sơn Hà đứng ra làm Hội trưởng thì mọi tầng lớp nhân dân ở Hải Phòng, Kiến An ủng hộ rất mạnh.
Ngay cả chính quyền thực dân khi ấy cũng có phần vị nể. Có trường hợp lớp truyền bá quốc ngữ ở huyện An Lão bị Chánh tổng sở tại ngăn cấm, Nguyễn Sơn Hà đi xe hơi xuống, kéo theo tri huyện An Lão, thì viên Chánh tổng phải khúm núm xin lỗi và hứa tạo điều kiện cho phong trào truyền bá quốc ngữ phát triển ở địa phương.
Thời gian đó, Hải Phòng, Kiến An có hàng trăm giáo viên mở lớp dạy chữ quốc ngữ từ thành phố cho đến các quận, huyện, có những lớp dạy đến bốn ca một ngày. Ông Nguyễn Sơn Hà đã bỏ tiền chi phí giấy bút và hỗ trợ đời sống giáo viên. Do vậy, phong trào truyền bá quốc ngữ duy trì tốt đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nguyễn Sơn Hà cũng rất tích cực trong việc giúp đỡ các phong trào giúp đỡ người nghèo. Năm 1939, khi biết tin quê nhà bị mất mùa do hạn hán khiến nhân dân đói kém, ông đã về quê và dùng tiền của mình để giúp đỡ bà con, chuyển hàng trăm cây dừa về trồng ở bên đường và đình làng để tạo bóng mát và thu hoạch quả.
Ông còn cho người đến Hà Đông học nghề dệt vải để sau đó về mở cơ sở sản xuất tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân và mua tặng dân làng 4 máy dệt. Trong nạn đói Ất Dậu, ông đã liên lạc với bạn bè cùng chí hướng, thuyết phục những người giàu có lập Hội Cứu tế để giúp đỡ dân nghèo.
Ông cũng đấu tranh với Pháp, Nhật đòi mở kho tấm cám để cứu đói. Trẻ em chết đói quá nhiều và cũng mồ côi quá nhiều trong những ngày đau thương ấy. Ông bà Nguyễn Sơn Hà lại đứng ra lập trường Dục Anh tại số nhà 46, phố Lạch Tray để nuôi dạy các em bé mồ côi.
Từ trường Dục Anh này, có nhiều trẻ mồ côi đã trưởng thành, rồi tham gia cách mạng, trở thành những cán bộ quân đội, cán bộ nhiều ngành nghề, đóng góp nhiều cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước những năm sau này.
Trong Tuần lễ vàng mà chính phủ phát động, Nguyễn Sơn Hà rất tích cực đóng góp tiền vàng và vận động các nhà tư sản khác và nhân dân mọi tầng lớp tham gia. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Mùi và con gái Nguyễn Sơn Thạch đi cùng trong lần ủng hộ đầu tiên đã hiến tặng toàn bộ số nữ trang của gia đình, gồm vàng bạc, đá quý cân được 10,5 kg.
Riêng ông Hà không ngần ngại tháo ngay chiếc nhẫn quý bằng platin gắn kim cương bỏ vào thùng hiến tặng. Nguyễn Sơn Hà đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng ảnh và Mặt trận Việt Minh cấp giấy khen vì những đóng góp tích cực của mình.
Vào những ngày đầu của “Toàn quốc kháng chiến”, Nguyễn Sơn Hà cùng với các doanh nhân như Bùi Hưng Gia, Ngô Tử Hạ… đã tình nguyện hiến tài sản cho cách mạng. Ông Nguyễn Sơn Hà có người em gái là bà Nguyễn Thị Thảo – người đã từng hoạt động cùng với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.
Chồng của bà Thảo là ông Tưởng Dân Bảo, nguyên là Đảng viên Quốc Dân Đảng tham gia một số cuộc khởi nghĩa bị bị Pháp bắt tù rồi ly khai theo Đảng Cộng sản Đông Dương làm ủy viên Xứ ủy Nam kỳ, Bí thư tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Châu Đốc.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Sơn Hà đã cho phép em rể của mình dùng tiền của ông ở đại lý sơn tại Sài Gòn tổ chức một đoàn tàu vượt biển ra Côn Đảo đón tù chính trị bị giam giữ trở về đất liền trước khi Pháp nổ súng gây hấn vào 23/9/1945.
Trong số những người được chuyến tàu đón về có nhiều người sau đó trở thành lãnh tụ cách mạng của Việt nam như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng, Lê Thanh Nghị.
Đóng góp lớn nhất phải kể đến là vợ chồng Nguyễn Sơn Hà đã hiến dâng cho đất nước người con trai cả tên Nguyễn Sơn Lâm. Nguyễn Sơn Lâm là Đội trưởng tự vệ Hải Phòng.
Chuyện kể rằng được nghe tin “Việt Minh đã vào Hà Nội rồi”, thì anh con trai toe toét cười, ôm lấy lưng ông: “Cha ơi, cách mạng về rồi! Anh em trên Đệ Tứ chiến khu đã đóng đầy bên Thuỷ Nguyên rồi. Cha cho đóng cửa nhà xưởng để anh em thợ thuyền kéo đi biểu tình đón quân cách mạng về giành chính quyền thành phố đi”.
Nguyễn Sơn Hà lập tức làm theo ý con trai, và ngày hôm sau, 23/8/1945, cùng với toàn thể anh chị em trong hãng sơn, hai cha con ông cùng đi trong hàng ngũ trùng điệp mười vạn con người thành phố Cảng giành chính quyền, đồng thời chào mừng Uỷ ban nhân dân lâm thời của thành phố.
Sau này, Nguyễn Sơn Lâm có vinh dự kéo lá cờ đỏ sao vàng trong buổi lễ mừng độc lập dân tộc 2/9/1945 tại quảng trường nhà hát lớn Hải Phòng. Nguyễn Sơn Lâm hy sinh trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến tại mặt trận Đông Khê, Hải Phòng.
Đó có lẽ là bước quyết định khiến Nguyễn Sơn Hà một lòng đi theo con đường giải phóng dân tộc. Nguyễn Sơn Hà đã bỏ lại toàn bộ tài sản như nhà xưởng, đồn điền, tiền của mà ông mất rất nhiều sông sức và tâm trí để gây dựng được.
Nguyễn Sơn Hà đưa toàn bộ gia đình đi theo kháng chiến, mặc dù nhận được nhiều đề nghị từ phía thực dân Pháp sẽ trả lại hoặc đền bù tài sản bị thiệt hại nếu như ông từ bỏ kháng chiến quay trở về Hà Nội.
Nguyễn Sơn Hà trúng cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hải Phòng. Khi Pháp tấn công Hải Phòng, cả gia đình ông sơ tán lên chiến khu Đông Triều, Quảng Ninh rồi lại tiếp tục di chuyển lên chiến khu Việt Bắc.
Ở Việt Bắc, ông giúp Cục thông tin bộ quốc phòng lúc đó làm vải nhựa cách điện với điện áp thấp, dùng cho kĩ thuật thông tin bằng cách đun nóng nhựa thông (hoặc nhựa trám) với dầu luyn rồi bôi lên vải diềm bâu.
Ngoài ra, ông cũng tổ chức sản xuất giấy than, mực in lito, vải che mưa. Vải che mưa của xưởng Nguyễn Sơn Hà chế tạo có thể chống mưa, ngụy trang cũng tốt, lại có thể làm chiếu nằm rất tiện cho bộ đội ta.
Vào tháng 10/1948 và tháng 3/1949, hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen Nguyễn Sơn Hà, động viên ông tiếp tục có thêm sáng kiến đóng góp cho kháng chiến. Nguyễn Sơn Hà từng thay mặt Quốc hội khóa I trao thanh kiếm “Mã đáo thành công” cho đại đoàn 308 tại chiến khu Việt Bắc.
Không chỉ nổi tiếng với công việc làm sơn, Nguyễn Sơn Hà còn chế tạo được lương khô và thuốc ho. Lương khô theo công thức chế tạo của Nguyễn Sơn Hà vừa đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết lại vừa bảo quản được lâu ngày mà không bị mốc.
Nguyễn Sơn Hà đã chưng cất tinh dầu của lá cây khuynh diệp để chế ra một loại kẹo ngậm để chống ho gọi là “Pastille Valda” được Vệ quốc quân sử dụng. Sau kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Sơn Hà trở về Hà Nội và tiếp tục trúng cử vào Quốc hội Việt Nam khoá khoá II, III, IV, V. Ông mất tại Hải Phòng năm 1980.
Có thể nói, Nguyễn Sơn Hà được biết đến là người khai sinh nghề sản xuất sơn ở Việt Nam cũng như có nhiều đóng góp cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như cho cộng đồng cùng với một số doanh nhân khác như Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô, Trương Văn Bền, Nguyễn Đình Khánh…
Nhà cách mạng Phan Bội Châu đã ngợi ca Nguyễn Sơn Hà: “Hoá học bác âu trường, tô điểm sơn hà tâm hữu tất. Công khoa tồn Việt chủng, chuyển di thời thế thủ vi cơ” (tạm dịch là “Lấy hoá học người âu điểm tô cho sông núi bởi tấm lòng son sẵn có – Làm công nghệ đất Việt, đổi thay thời thế từ tay trắng làm nên).
Cả cuộc đời, ông luôn lao động sáng tạo và yêu thương đồng bào của mình. Bởi vậy, tiếng thơm của ông, người đời nhớ mãi. Tháng 9/1994, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Sơn Hà, hội đồng Lịch sử và hội Sử học thành phố Hải Phòng đã tổ chức một cuộc hội thảo, ghi nhận vai trò lịch sử của ông trong đời sống xã hội.
Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam, ngày 13/10/2006, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã truy tặng Nguyễn Sơn Hà cùng Bạch Thái Bưởi, Lương Văn Can, Trịnh Văn Bô danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.
Vào năm 2010, căn nhà số 49 Lạch Tray Hải phòng, nơi ông cùng gia đình sống được Nhà nước xếp là di tích văn hóa.
Từ một người học việc, bằng ý chí và lòng quyết tâm muốn gây dựng một sản phẩm chất lượng của người Việt, Nguyễn Sơn Hà đã trở thành ông tổ của nghề sơn Việt Nam với hãng sơn Gecko danh tiếng. Không chỉ là một doanh nhân giỏi, Nguyễn Sơn Hà còn là một người dân có lòng yêu nước sâu sắc với rất nhiều đóng góp và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng cũng như xã hội của dân tộc Việt Nam…
Nguyễn Sơn Hà sinh năm 1894 tại huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Quốc Oai, Hà Nội). Gia đình Sơn Hà có 7 anh em. Tên Sơn Hà là tên ghép chữ đầu của quê quán và nơi ông sinh ra.
Cha ông, Nguyễn Mễ, đã cùng bạn bè lập phường gặt thuê và hát chèo và tham gia đội quân cờ đen chống Pháp của Lưu Vĩnh Phúc từ những ngày đầu. Nguyễn Mễ đã tham gia lập nhiều chiến công, trong đó có hai vụ giết sĩ quan Pháp là Henri Rivière và Francis Garnier, sau đó bị bắt và cầm tù cùng nhiều người khác.
Viên quan coi ngục thấy cụ trẻ, khỏe, nhanh nhẹn đã đưa về nhà để làm việc trong gia đình. Chủ cửa hàng Decua Cabour, bạn viên cai ngục trong lần đến chơi nhà thấy chàng thanh niên chân bị xiềng đang ngồi nhổ cỏ trong khu biệt thự đã đề nghị cho ra bán hàng sắt cho ông ta.
Công việc mới này giúp ông đủ nuôi gia đình nhưng vì phẫn chí nên Nguyễn Mê đam mê cờ bạc, mắc bệnh và qua đời khi Nguyễn Sơn Hà mới 14 tuổi.
Nguyễn Sơn Hà đã được học cả chữ Nho, chữ Quốc ngữ. Nhờ biết chữ, ông xin được vào làm phụ bàn giấy cho một hãng buôn của Pháp. Sau đó do lương thấp, ông đã bỏ sang làm cho hãng sơn dầu Sauvage Cottu ở Hải Phòng.
Đây cũng là thời điểm đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của ông. Khi vào làm ở hãng sơn Pháp Sauvage Cottu nhưng Nguyễn Sơn Hà không ngừng nung nấu ý chí tạo dựng một hãng sơn dầu của người Việt Nam.
Ông biết, muốn làm được như vậy, trước hết phải học, phải hiểu kỹ thuật làm sơn của người phương Tây. Nhưng cái khó lúc đó là tất cả các tài liệu kỹ thuật này đều viết bằng tiếng Pháp. Để đọc được tủ sách của chủ, ban ngày ông làm việc chăm chỉ, buổi tối tìm thầy học thêm tiếng Pháp.
Năm 1917, Nguyễn Sơn Hà đã nắm được những công nghệ của ngành sản xuất sơn, đồng thời cũng tích cóp được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh của người Pháp. Cùng lúc đó người chủ hãng sơn qua đời, Nguyễn Sơn Hà bắt đầu thực hiện mộng lớn của mình.
Nguyễn Sơn Hà kiên quyết từ chối lời mời cộng tác của người chủ mới với một mức lương hấp dẫn. Ông bán cái xe đạp để có được món tiền làm vốn ban đầu rồi mở một cửa hàng nhỏ chuyên nhận việc quét sơn, kẻ biển, quét vôi ve nhà cửa.
Nguyễn Sơn Hà cùng các em của mình bước đầu trở thành chủ nhân của một công ty nho nhỏ, bề ngoài là đi thầu các việc sơn vôi, kẻ biển, nhưng trong nội bộ là lẳng lặng chế tạo thử sơn dầu.
Nhiều lần anh em của Nguyễn Sơn Hà đã tiến hành sản xuất thử nhưng đều thất bại. Không nản chí, Nguyễn Sơn Hà cùng các em của mình kiên trì rút kinh nghiệm. Ông đào sâu suy nghĩ, nghiên cứu cách dùng nhiên liệu có sẵn trong nước, như nhựa thông, dầu cây trẩu, dầu cây thầu dầu.
Qua một thời gian kiên trì, cuối cùng, mẻ sơn đầu tiên thành công, đóng hộp bán ra thị trường với thương hiệu “Resistanco”, tiếng Pháp có nghĩa là “bền chặt”. Hình ảnh về thương gia Nguyễn Sơn Hà bắt đầu từ đó.
Bà Ngọc Mùi, vợ ông đã từng kể lại rằng khi có một khách hàng người Pháp đầu tiên cầm hộp sơn đã khinh bỉ thốt lên “đồ hàng An Nam bẩn thỉu” thì Nguyễn Sơn Hà đã rất tức giận. Sự tức giận đó biến thành một động cơ thúc đẩy ông phải làm được loại sơn tốt nhất.
Ông miệt mài nghiên cứu từ ngày này qua ngày khác và cuối cùng, mẫu sơn hoàn hảo ra đời. Với mẫu sơn ấy, ông đem gửi hãng Descous et Cabaud. Các cai thầu, thợ sửa chữa đến hãng này mua sơn và đem đi tiêu thụ trực tiếp đến các gia đình.
Chất lượng sơn của ông đã chinh phục cả người tiêu dùng Pháp và Việt. Hơn nữa, giá thành sơn Resistanco rẻ hơn rất nhiều so với các loại sơn khác. Hãng Descous et Cabaud thấy sơn Résistanco đã có chỗ đứng trên thị trường nên nhận làm đại lý. Từ đó, sơn Résistanco bắt đầu được tiêu thụ khắp nơi trong nước.
Năm 1920, Nguyễn Sơn Hà khi đó là người thanh niên 26 tuổi quyết định xây dựng một cơ xưởng ở Lạch Tray, Hải Phòng với diện tích 7000 m2. Ông mở rộng sản xuất, sắm máy xay và các phương tiện hiện đại.
Để chủ động nguồn nguyên liệu, ông mua đất ở Quảng Yên, Hải Ninh trồng các lọai cây như trẩy, thông… Ông đăng tuyển những thợ giỏi nhất và mày mò nghiên cứu dùng các loại bột đá màu của Thanh Hóa.
Những cố gắng của ông đã kết thành hàng loạt sơn tốt như sơn Resistanco A, B, dùng cho sơn xe đạp. Đặc biệt sơn Durolac dùng để sơn ôtô đã từng đoạt giải trong một cuộc triển lãm tại Pháp. Bột đá xanh của mỏ đá Thanh Hóa đã được nghiên cứu thành một loại sơn tường rất bền và được khách hàng thời đó ưa chuộng.
Ngay cả bã sơn ông cũng nghiên cứu để chế thành Colophan thay thế cho nhựa đường trong thời kỳ khan hiếm. Sản phẩm sơn của ông Nguyễn Sơn Hà không chỉ được khách hàng trong nước tín nhiệm mà còn chinh phục được khách hàng ở nhiều nước trong khu vực.
Từ Hà Nội, Huế, Hội An, Sài Gòn, sơn Resistanco vượt biên giới sang Phnom Penh, Viên Chăn, Xiêm… sơn Resistanco được ưa chuộng đến mức làm không đủ bán. Sau khi có đươc tiếng tăm nhất định, ông Nguyễn Sơn Hà không hề chủ quan vào thành quả của mình mà luôn luôn nghĩ đến chất lượng sản phẩm và chữ tín đối với khách hàng.
Nguyễn Sơn Hà đã phát triển một lối sản xuất riêng trên cơ sở phát huy tiềm năng sẵn có của đất nước mình. Từ những ngày đầu mò mẫm làm sơn bằng dụng cụ thô sơ là chiếc cối đá mua ở chợ, dần dần, ông cải tiến cối xay sơn bằng sắt và tìm hiểu, áp dụng những phương pháp làm sơn tiên tiến.
Là người có đầu óc nhạy bén năng động trong kinh doanh, ông đã cho quảng cáo rộng rãi khắp nơi, biếu hàng mẫu cho các cai thầu, gửi sơn cho các hãng buôn lớn bán với lãi suất cao mà lại không phải trả tiền hàng ngay…
Hãng sơn của ông lấy tên là Gecko với lô gô là hình con tắc kè xanh đang cong đuôi bám bốn chân vào thân cây cổ thụ. Nhờ có lượng nhân công rẻ lại khai thác được nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước nên sơn của Sơn Hà có giá thành thấp hơn sơn ngoại và chất lượng đảm bảo nên dần dần đã chiếm được sự tín nhiệm của khách hàng.
Người Pháp với niềm kiêu hãnh “khai hoá văn minh”, mục tiêu vơ vét tài nguyên của thuộc địa mang về nước mẹ đương nhiên không thể làm ngơ trước sự hưng thịnh của một doanh nghiệp thuộc địa, nhất là khi các sản phẩm sơn Ré sistanco1, Ré sistanco 2 của Sơn Hà tràn sang thị trường các nước Lào, Thái, Miên.
Thực dân Pháp tìm đủ mọi cách chèn ép, khi thì dùng thủ đoạn vu khống, lúc kiếm cớ di dời, phá bỏ hòng bóp chết hoạt động của hãng sơn – nơi mà chúng cho là mầm mống của nền công nghiệp bản địa. Song nhờ khôn khéo đấu tranh, Nguyễn Sơn Hà đã vượt qua mọi thủ đoạn chèn ép của thực dân khiến những nhà cầm quyền phương Tây phải kiêng nể.
Trong những yếu tố tạo nên thành công khi phát triển sản xuất, kinh doanh, Nguyễn Sơn Hà đặc biệt đề cao nguyên tắc “lấy nhân dùng nhân”. Để gắn bó người tâm phúc theo mình, ông mua hàng trăm ha ruộng đất ở Kinh Môn cấp đất cho vợ con họ cày cấy, số thóc thu được ông đem bán rẻ cho anh em công nhân những ngày khó khăn.
Mến cách ứng xử bao dung của ông chủ tài năng, có người thợ giỏi từng làm công trong hãng sơn người Pháp đã bỏ sang làm việc cho hãng sơn Nguyễn Sơn Hà.
Năm 1939, trong một lần vào miền Nam, Nguyễn Sơn Hà cùng vợ tới thăm Phan Bội Châu đang bị Pháp quản thúc tại Huế. Cuộc gặp gỡ này đã tác động sâu sắc đến Nguyễn Sơn Hà. Với vị trí một nhà tư sản có uy tín trong giới công thương thành phố, Nguyễn Sơn Hà tranh cử hội đồng thành phố.
Ông cũng tham gia tích cực các hoạt động của Hội Trí tri, Hội ánh sáng, thành lập Ban Cứu tế, Chi Hội Truyền Bá quốc ngữ. Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, Nguyễn Sơn Hà có một tấm lòng thương yêu người lao động sâu sắc.
Cụ Nguyễn Văn Tố đã thân hành về Hải Phòng đề nghị Nguyễn Sơn Hà làm Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng, Kiến An. Là nhà tư sản lớn và có uy tín, nên khi Nguyễn Sơn Hà đứng ra làm Hội trưởng thì mọi tầng lớp nhân dân ở Hải Phòng, Kiến An ủng hộ rất mạnh.
Ngay cả chính quyền thực dân khi ấy cũng có phần vị nể. Có trường hợp lớp truyền bá quốc ngữ ở huyện An Lão bị Chánh tổng sở tại ngăn cấm, Nguyễn Sơn Hà đi xe hơi xuống, kéo theo tri huyện An Lão, thì viên Chánh tổng phải khúm núm xin lỗi và hứa tạo điều kiện cho phong trào truyền bá quốc ngữ phát triển ở địa phương.
Thời gian đó, Hải Phòng, Kiến An có hàng trăm giáo viên mở lớp dạy chữ quốc ngữ từ thành phố cho đến các quận, huyện, có những lớp dạy đến bốn ca một ngày. Ông Nguyễn Sơn Hà đã bỏ tiền chi phí giấy bút và hỗ trợ đời sống giáo viên. Do vậy, phong trào truyền bá quốc ngữ duy trì tốt đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nguyễn Sơn Hà cũng rất tích cực trong việc giúp đỡ các phong trào giúp đỡ người nghèo. Năm 1939, khi biết tin quê nhà bị mất mùa do hạn hán khiến nhân dân đói kém, ông đã về quê và dùng tiền của mình để giúp đỡ bà con, chuyển hàng trăm cây dừa về trồng ở bên đường và đình làng để tạo bóng mát và thu hoạch quả.
Ông còn cho người đến Hà Đông học nghề dệt vải để sau đó về mở cơ sở sản xuất tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân và mua tặng dân làng 4 máy dệt. Trong nạn đói Ất Dậu, ông đã liên lạc với bạn bè cùng chí hướng, thuyết phục những người giàu có lập Hội Cứu tế để giúp đỡ dân nghèo.
Ông cũng đấu tranh với Pháp, Nhật đòi mở kho tấm cám để cứu đói. Trẻ em chết đói quá nhiều và cũng mồ côi quá nhiều trong những ngày đau thương ấy. Ông bà Nguyễn Sơn Hà lại đứng ra lập trường Dục Anh tại số nhà 46, phố Lạch Tray để nuôi dạy các em bé mồ côi.
Từ trường Dục Anh này, có nhiều trẻ mồ côi đã trưởng thành, rồi tham gia cách mạng, trở thành những cán bộ quân đội, cán bộ nhiều ngành nghề, đóng góp nhiều cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước những năm sau này.
Trong Tuần lễ vàng mà chính phủ phát động, Nguyễn Sơn Hà rất tích cực đóng góp tiền vàng và vận động các nhà tư sản khác và nhân dân mọi tầng lớp tham gia. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Mùi và con gái Nguyễn Sơn Thạch đi cùng trong lần ủng hộ đầu tiên đã hiến tặng toàn bộ số nữ trang của gia đình, gồm vàng bạc, đá quý cân được 10,5 kg.
Riêng ông Hà không ngần ngại tháo ngay chiếc nhẫn quý bằng platin gắn kim cương bỏ vào thùng hiến tặng. Nguyễn Sơn Hà đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng ảnh và Mặt trận Việt Minh cấp giấy khen vì những đóng góp tích cực của mình.
Vào những ngày đầu của “Toàn quốc kháng chiến”, Nguyễn Sơn Hà cùng với các doanh nhân như Bùi Hưng Gia, Ngô Tử Hạ… đã tình nguyện hiến tài sản cho cách mạng. Ông Nguyễn Sơn Hà có người em gái là bà Nguyễn Thị Thảo – người đã từng hoạt động cùng với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.
Chồng của bà Thảo là ông Tưởng Dân Bảo, nguyên là Đảng viên Quốc Dân Đảng tham gia một số cuộc khởi nghĩa bị bị Pháp bắt tù rồi ly khai theo Đảng Cộng sản Đông Dương làm ủy viên Xứ ủy Nam kỳ, Bí thư tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Châu Đốc.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Sơn Hà đã cho phép em rể của mình dùng tiền của ông ở đại lý sơn tại Sài Gòn tổ chức một đoàn tàu vượt biển ra Côn Đảo đón tù chính trị bị giam giữ trở về đất liền trước khi Pháp nổ súng gây hấn vào 23/9/1945.
Trong số những người được chuyến tàu đón về có nhiều người sau đó trở thành lãnh tụ cách mạng của Việt nam như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng, Lê Thanh Nghị.
Đóng góp lớn nhất phải kể đến là vợ chồng Nguyễn Sơn Hà đã hiến dâng cho đất nước người con trai cả tên Nguyễn Sơn Lâm. Nguyễn Sơn Lâm là Đội trưởng tự vệ Hải Phòng.
Chuyện kể rằng được nghe tin “Việt Minh đã vào Hà Nội rồi”, thì anh con trai toe toét cười, ôm lấy lưng ông: “Cha ơi, cách mạng về rồi! Anh em trên Đệ Tứ chiến khu đã đóng đầy bên Thuỷ Nguyên rồi. Cha cho đóng cửa nhà xưởng để anh em thợ thuyền kéo đi biểu tình đón quân cách mạng về giành chính quyền thành phố đi”.
Nguyễn Sơn Hà lập tức làm theo ý con trai, và ngày hôm sau, 23/8/1945, cùng với toàn thể anh chị em trong hãng sơn, hai cha con ông cùng đi trong hàng ngũ trùng điệp mười vạn con người thành phố Cảng giành chính quyền, đồng thời chào mừng Uỷ ban nhân dân lâm thời của thành phố.
Sau này, Nguyễn Sơn Lâm có vinh dự kéo lá cờ đỏ sao vàng trong buổi lễ mừng độc lập dân tộc 2/9/1945 tại quảng trường nhà hát lớn Hải Phòng. Nguyễn Sơn Lâm hy sinh trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến tại mặt trận Đông Khê, Hải Phòng.
Đó có lẽ là bước quyết định khiến Nguyễn Sơn Hà một lòng đi theo con đường giải phóng dân tộc. Nguyễn Sơn Hà đã bỏ lại toàn bộ tài sản như nhà xưởng, đồn điền, tiền của mà ông mất rất nhiều sông sức và tâm trí để gây dựng được.
Nguyễn Sơn Hà đưa toàn bộ gia đình đi theo kháng chiến, mặc dù nhận được nhiều đề nghị từ phía thực dân Pháp sẽ trả lại hoặc đền bù tài sản bị thiệt hại nếu như ông từ bỏ kháng chiến quay trở về Hà Nội.
Nguyễn Sơn Hà trúng cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hải Phòng. Khi Pháp tấn công Hải Phòng, cả gia đình ông sơ tán lên chiến khu Đông Triều, Quảng Ninh rồi lại tiếp tục di chuyển lên chiến khu Việt Bắc.
Ở Việt Bắc, ông giúp Cục thông tin bộ quốc phòng lúc đó làm vải nhựa cách điện với điện áp thấp, dùng cho kĩ thuật thông tin bằng cách đun nóng nhựa thông (hoặc nhựa trám) với dầu luyn rồi bôi lên vải diềm bâu.
Ngoài ra, ông cũng tổ chức sản xuất giấy than, mực in lito, vải che mưa. Vải che mưa của xưởng Nguyễn Sơn Hà chế tạo có thể chống mưa, ngụy trang cũng tốt, lại có thể làm chiếu nằm rất tiện cho bộ đội ta.
Vào tháng 10/1948 và tháng 3/1949, hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen Nguyễn Sơn Hà, động viên ông tiếp tục có thêm sáng kiến đóng góp cho kháng chiến. Nguyễn Sơn Hà từng thay mặt Quốc hội khóa I trao thanh kiếm “Mã đáo thành công” cho đại đoàn 308 tại chiến khu Việt Bắc.
Không chỉ nổi tiếng với công việc làm sơn, Nguyễn Sơn Hà còn chế tạo được lương khô và thuốc ho. Lương khô theo công thức chế tạo của Nguyễn Sơn Hà vừa đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết lại vừa bảo quản được lâu ngày mà không bị mốc.
Nguyễn Sơn Hà đã chưng cất tinh dầu của lá cây khuynh diệp để chế ra một loại kẹo ngậm để chống ho gọi là “Pastille Valda” được Vệ quốc quân sử dụng. Sau kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Sơn Hà trở về Hà Nội và tiếp tục trúng cử vào Quốc hội Việt Nam khoá khoá II, III, IV, V. Ông mất tại Hải Phòng năm 1980.
Có thể nói, Nguyễn Sơn Hà được biết đến là người khai sinh nghề sản xuất sơn ở Việt Nam cũng như có nhiều đóng góp cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như cho cộng đồng cùng với một số doanh nhân khác như Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô, Trương Văn Bền, Nguyễn Đình Khánh…
Nhà cách mạng Phan Bội Châu đã ngợi ca Nguyễn Sơn Hà: “Hoá học bác âu trường, tô điểm sơn hà tâm hữu tất. Công khoa tồn Việt chủng, chuyển di thời thế thủ vi cơ” (tạm dịch là “Lấy hoá học người âu điểm tô cho sông núi bởi tấm lòng son sẵn có – Làm công nghệ đất Việt, đổi thay thời thế từ tay trắng làm nên).
Cả cuộc đời, ông luôn lao động sáng tạo và yêu thương đồng bào của mình. Bởi vậy, tiếng thơm của ông, người đời nhớ mãi. Tháng 9/1994, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Sơn Hà, hội đồng Lịch sử và hội Sử học thành phố Hải Phòng đã tổ chức một cuộc hội thảo, ghi nhận vai trò lịch sử của ông trong đời sống xã hội.
Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam, ngày 13/10/2006, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã truy tặng Nguyễn Sơn Hà cùng Bạch Thái Bưởi, Lương Văn Can, Trịnh Văn Bô danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.
Vào năm 2010, căn nhà số 49 Lạch Tray Hải phòng, nơi ông cùng gia đình sống được Nhà nước xếp là di tích văn hóa.
Nguồn: Royalpaint
Những nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế, hẹp là các doanh nhân nên viết về cả một thế hệ trước cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.
Trả lờiXóaRiêng về doanh nhân Sơn Hà tác giả viết kỹ, nhưng đoạn sau hòa bình tiến hành cải tạo không thấy đề cập đến.Tôi có một vài tư liệu về ông và lứa các doanh nhân đồng thời với ông xin viết ra đây.
Sau khi hòa bình lập lại, ông cũng như các doanh nhân hào hứng bước vào thời kỳ kiến quốc. Nguyên Sơn Hà tiếp tục kinh doanh hóa chất, tên hiệu là Tiền Phong. Doanh thu khi đó là 199.990 đồng, có 33 công nhân(khi đó doanh nghiệp như thế được liệt vào loại lớn). Đang làm ăn thì chính sách cải tạo được ban hành.
Vì ông có nhiều đóng góp như bài viết của tác giả, ông được hưởng chính sách đối với cán bộ đảng viên và nhân sĩ trí thức tư sản xin 'hiến' tài sản để sớm từ bỏ bóc lột tư bản chủ nghĩa, sớm vứt bỏ thành phần tư sản(chính sách này do Ban cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh TW soạn thảo đề ngày 5-12-1959 đang được lưu giữ ở Trung tâm Văn khố quốc gia). Khi đó ở cơ quan TW và Hà Nội có trên 20 người là đảng viên hoặc nhân sĩ trí thức chia thành 4 loại như sau:
Loại bản thân trực tiếp kinh doanh tư bản chủ nghĩa: ông Nguyễn Sơn Hà chủ xí nghiệp hóa chất Tiền Phong đã công tư hợp doanh; Bùi Hưng Gia chủ tiệm Mỹ Nghệ đã công tư hợp doanh; Ngô Tử Hạ chủ nhà in và là tư bản ngành in và bất động sản nổi tiếng.
Loại bản thân hoặc vợ có cổ phần trong công ty tư bản tư doanh: ông Trịnh Văn Bô, bà là Hoàng Thị Minh Hồ là nhà kinh doanh thành đạt nổi tiếng đong góp nhiều cho nền độc lập nhước nhà và đã được nói đến nhiều; ông Ngô Liên khi tập kết ra Bắc góp 20.000đ vào nhà đúc chữ Viên Đại đã công tư hợp doanh.
Loại gia đình trước buôn bán kinh doanh lớn nay thôi kinh doanh như ông Trịnh Văn Bính.
Loại thừa hưởng gia tài của bố mẹ vốn là những nhà kinh doanh lớn thành đạt, loại này nhiều như: Đỗ Xuân Sảng, Hồ Đắc Điềm, Nguyễn Huy Mầu, Nguyễn Mạnh Tường, BS Phạm Khắc Quảng, Nguyễn Ngọc Sang, Đặng Vũ Hỷ, Đỗ Xuân Dục, Phùng Ngọc Tuệ, GS Vũ Như Canh, KS Phạm Quang Biều, Đào Trọng Kim, Vũ Gia Thụy...
Những người này có phản ứng khác nhau với chính sách cải tạo. Một vài người được ưu ái được hưởng chính sách 'hiến' tài sản không bị 'đấu' như Trịnh Văn Bô, Nguyễn Sơn Hà. Chung lại là các doanh nhân đều bị cải tạo và buộc phải từ bỏ con đường kinh doanh.
Tôi xin viết mấy dòng để được chia xẻ.
Nguyễn Sơn Hà, Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô, Trương Văn Bền, Nguyễn Đình Khánh… Không thấy nói đến bà Nguyễn Thị Năm.
Trả lờiXóaĐỗ Chí Việt
Chắc là tiền , vàng , thóc gạo của bà Năm là đồ vàng mã âm phủ , Cách mạng không dùng đựơc nên bà ta mới bị đấu tố và giết , cho đến ngày nay tên tuổi bà vẫn bị vùi sâu dưới âm phủ vì các đồ đó
Trả lờiXóakhông thẤY có tượng đài nào của ông, cũng không có con đường nào mang tên NGUYỄN SƠN HÀ
Trả lờiXóa