Nguyen Kim
ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG HƯ DANH
ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG HƯ DANH
Tôi không hiểu câu chuyện này có đúng không nhưng tôi có nghe thấy người nói:
- Hitler nói rằng: các ngươi sẽ chết vì những tấm huy chương của ta.
Nghe có vẻ như hư cấu nhưng cũng có một phần có lý.
Ở Việt Nam, họ tranh giành nhau những tấm huy chương, những danh hiệu. Ông Hồ Xuân Mãn khi đã gần về với thiên cổ thì bị tước danh hiệu anh hùng vì khai man những thành tích của mình. Ông Mãn không chết vì danh hiệu đó nhưng ông Mãn sẽ sống nốt quãng đời còn lại trong sự nhục nhã. Có thể người đời sẽ tha thứ cho ông, họ sẽ không nhắc đến chuyện của ông. Nhưng nếu ông đi đâu đó, ông thấy một ai đó nhắc đến chuyện phong anh hùng cho một ai là ông lại thấy nhục. Chắc chắn ông phải lánh xa chỗ họ đang nói chuyện đó.
Trước kia, khi còn chiến tranh trong quân đội rất ít tướng. Giờ thời bình rồi. Vậy mà họ phong tướng nhiều như lợn con. Ấy thế mà tướng Phùng Quang Thanh còn nói:
- Không phong tướng, anh em tâm tư.
Tướng không một ngày ra trận, tướng ngồi bàn giấy. Chả biết liệu họ có phong tướng ca hát, tướng gẩy đàn nữa không?
Ngành công an cũng vậy. Tướng đầy đường, tá thì la liệt. Trước đây chỉ ở cấp bộ mới có tướng. Giờ cấp tỉnh cũng sinh tướng. Tá thì giờ ra cả đường để đuổi mấy bà bán rau, mấy anh xe thồ.
Tóm lại lạm phát tăng đến mấy trăm phần trăm so với trước năm 1975.
Trong ngành nghệ thuật thì họ sáng tạo ra đủ loại danh hiệu: nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân. Làm cho các nghệ sĩ cũng choáng váng vì danh hiệu.
Khoa học và giáo dục thì vô số giáo sư tiến sĩ. Nhưng những phát minh khoa học thì chả thấy đâu. Khi đến chơi nhà các vị này thấy danh hiệu treo đầy tường. Thậm chí tôi còn nghe có câu chuyện này: Ông bố thì thích treo những huân huy chương trong phòng khách. Còn cậu con trai thì không muốn và bảo bố mang về phòng bố mẹ để treo. Thế là hai bố con cãi nhau. Bố nói: treo đó ai xem. Con nói: bố muốn bạn bố xem thì khi nào bạn bố đến thì bố đưa họ vào xem rồi ra ngoài phòng khách nói chuyện cũng được. Vậy là bố bảo con hỗn, con nói bố lẩm cẩm.
Danh hiệu đảng viên thì đủ cấp. Vì tôi không phải là đảng viên nên thống kê không biết có chính xác không. Nhưng một khi đã có danh hiệu 30, 40,50,60...năm tuổi đảng thì chắc cũng phải có 10 năm, 20 năm tuổi đảng chứ. Nếu treo tất cả trong phòng khách thì..... eo ôi, buồn cười thật.
Nhiều cụ già lọ mọ, thân xác gầy còm những khi đi đâu treo huân huy chương đầy trước ngực. Nói dại miệng chứ các cụ đi không khéo có khi ngã gãy xương cũng vì đeo huân huy chương.
Hư danh, hão danh cho đến chết. Trước khi về với thiên cổ người sống cũng phải nêu cho hết những danh hiệu của người quá cố.
Cái văn hoá này bắt nguồn từ đâu không biết??
Cú bắt tay nhục nhã nhất, hèn hạ nhất mà loài người được chứng kiến !
Trả lờiXóaNhân nói về hư danh, ngày 8 tháng 10 vừa qua tại Cà phê thứ 7 ở 3A Ngô Quyền Hà Nội có trao đổi về 'Kẻ sĩ và xã hội dân sự- trường hợp Phan Khôi...'dưới sự hướng dẫn của ông Lại Nguyên Ân và Phạm Xuân Nguyên. Tôi đã tiếp cận vấn đề này, gần 20 năm về trước, tại Ban nghiên cứu của Thủ tương có cuộc trao đổi về 'Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự' để tư vấn cho Thủ tướng chỉ đạo soạn thảo vài văn bản pháp quy(luật, pháp lệnh... như luật về Hội chẳng hạn). Vấn đề nổi lên là hiểu thế nào là xã hội dân sự, sự cần thiết và điều kiện cần thiết để có xã hội dân sự trong đó có nhắc đến việc tự do tổ chức hội, tự do ngôn luận và đa nguyên chính trị.
Trả lờiXóaỞ đây chỉ giới hạn về cái gọi là 'hư danh' như Nguyên Kim nêu có liên quan đến thuật ngữ 'kẻ sĩ'. Trong buổi trao đổi đó tôi hỏi làm thế nào nhận ra 'kẻ sĩ', sĩ phu, quân tử... và muốn các vị nghiên cứu sâu đưa ra vài tiêu thức, hay chỉ báo để nhận diện. Có thể đối với người này, người khác vấn đề đó dễ ợt, nhưng với tôi thì rất lúng túng đến mức hoang mang.
Trước đây đã khó, đã có người viết 'Thiên hạ lao xao giữa cõi trần, biết ai thiên tử biết ai thần'; 'Vua quan sĩ thứ người muôn nước, nào có được ra cái giống người'. Đầu những năm 80s thế kỷ trước ông nghị Lý Chánh Trung ở diễn đàn Quốc hội đã nói 'Cơ chế biến người thông minh thành kẻ ngu đần, biến kẻ sĩ thành kẻ tiểu nhân'. Đầu năm 1998, trong một lần khai hội của ban Tuyên huấn TW, ông Nguyễn Đình Thi được mời phát biểu ông chỉ nói gon lỏn mấy câu 'Bây giờ thang giá trị nhân phẩm đảo lộn cả'. Gần đây ông Đoàn Duy Thành thì nói và viết 'Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại, bây giờ...'. Ông Trần Phương trong khi kết luận cuộc hội thảo góp ý với văn kiện chuẩn bị Đại hội XI của Hội Kinh tế thì nói'...để gửi thông điệp đến mai sau rằng, ngày nay không chỉ có tư duy như thế, không phải chỉ toàn những...'
Bối cảnh xã hội thế, thưa ông Nguyên Kim làm sao mà chữa được cái bệnh này. Xưa nay thuận lẽ đời, học thành tài mới ra làm quan, bây giờ làm quan, thậm chí quan to mới đi học để có danh nọ danh kia. Hư danh chính là do thể chế mà ra tưa ông.