Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra đột xuất suất ăn công nhân ở Bình Chánh.
Ảnh: Thuận Thắng/ báo TT
NGÀI THỦ TƯỚNG CẦN TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT HƠN
Phạm Lê Vương Các
9-10-2016
Chỉ trong một thời gian ngắn, tôi thấy Ngài Thủ tướng đã có một Quyết định hành chính và một Hành vi hành chính rất bất ổn về mặt pháp lý.
Thứ nhất, đó là Quyết định hành chính 1880/QĐ-TTg về định mức bồi thường thiệt hại cho người dân miền Trung bị thảm họa môi trường do Formosa gây ra.
Về bồi thường thiệt hại trong vụ việc này, số tiền bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào sự thương lượng giữa người bị thiệt hại và kẻ đã gây ra thiệt hại là Formosa, nếu không thương lượng được thì họ tự đưa nhau ra Tòa án để giải quyết.
Thế mà, không biết dựa dựa vào cơ sở pháp lý nào mà Ngài Thủ tướng (để cho cấp dưới ký thay), ban hành một Quyết định áp đặt mức giá bồi thường thay cho Formosa và cưỡng ép người dân phải nhận, không được đòi hỏi theo như thiệt hại theo thực tế của họ.
Thứ hai, về Hành vi hành chính đi kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm ở các cơ sở chế bến thực phẩm và các quán ăn đường phố tại TP.HCM.
Theo quy định của pháp luật về việc kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm, mà cụ thể là Thông tư 48/2015/TT-BYT đã quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, nội dung, và thẩm quyền khi kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình này có thể tóm gọn như sau: trước khi tiến hành kiểm tra thì cần phải thành lập đoàn kiểm tra, ngoài những người làm công tác quản lý cần phải có những người làm công tác chuyên môn; khi vào kiểm tra dù theo kế hoạch hay đột xuất thì cũng phải xuất trình “Quyết định kiểm tra” do người có thẩm quyền ký đưa cho người bị kiểm tra xem; trong Quyết định này cho phép được kiểm tra những gì, ở khu vực nào chứ không phải đụng đâu bạ đó; khi kiểm tra xong dù có vi phạm hay không vi phạm thì cũng đều phải lập biên bản kiểm tra đàng hoàn.
Chỉ cần thiếu sót một trong các quy trình nêu trên là Đoàn kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm đã không tuân thủ theo quy định của pháp luật. Xem qua hàng chục trang tin báo chí đưa tin về chuyến kiểm tra đột xuất này, tôi thấy rất lo ngại khi đoàn kiểm tra của Ngài Thủ tướng đã không đáp ứng được bất kỳ một quy định nào đã nêu về quy trình kiểm tra an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Và nguyên tắc tối thiểu cần có, là khi Đoàn kiểm tra vào những khu vực chế biến thực phẩm cần phải tuân thủ về trang phục để đảm bảo cho khu vực chế biến thực phẩm đó được an toàn vệ sinh, như đội nón, đeo khẩu trang, và mặc trang phục đảm bảo do cơ sở đó cung cấp. Nhưng qua những hình ảnh mà báo chí đã đưa, tôi thấy đoàn kiểm tra của Thủ tướng cũng không tuân thủ theo nguyên tắc tối thiểu này.
Nếu Ngài muốn “vi hành”, thì hãy đi với một tư cách khác, đừng đi với tư cách Thủ tướng. Chẳng hạn Ngài bước vào một quán ăn, nghía thấy chỗ nào mất vệ sinh thì gọi chủ quán hoặc quản lý đến nhắc nhở. Hành động này cũng không cần dưới tư cách một thủ tướng, mà với tư cách của một một thực khách. Ngài có quyền làm vậy. Nếu ai không nghe, hoặc chẳng may Ngài đụng phải “bún mắng”, “cháo chửi” như ở Hà Nội thì gọi điện cho lính của Ngài-những cơ quan quản lý chuyên môn đến “xử”.
Qua 2 vụ việc đã nêu, là một người đứng đầu cơ quan thi hành pháp luật, tôi mong Ngài Thủ tướng cần tôn trọng pháp luật hơn để làm gương cho dân chúng.
Phạm Lê Vương Các
9-10-2016
Chỉ trong một thời gian ngắn, tôi thấy Ngài Thủ tướng đã có một Quyết định hành chính và một Hành vi hành chính rất bất ổn về mặt pháp lý.
Thứ nhất, đó là Quyết định hành chính 1880/QĐ-TTg về định mức bồi thường thiệt hại cho người dân miền Trung bị thảm họa môi trường do Formosa gây ra.
Về bồi thường thiệt hại trong vụ việc này, số tiền bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào sự thương lượng giữa người bị thiệt hại và kẻ đã gây ra thiệt hại là Formosa, nếu không thương lượng được thì họ tự đưa nhau ra Tòa án để giải quyết.
Thế mà, không biết dựa dựa vào cơ sở pháp lý nào mà Ngài Thủ tướng (để cho cấp dưới ký thay), ban hành một Quyết định áp đặt mức giá bồi thường thay cho Formosa và cưỡng ép người dân phải nhận, không được đòi hỏi theo như thiệt hại theo thực tế của họ.
Thứ hai, về Hành vi hành chính đi kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm ở các cơ sở chế bến thực phẩm và các quán ăn đường phố tại TP.HCM.
Theo quy định của pháp luật về việc kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm, mà cụ thể là Thông tư 48/2015/TT-BYT đã quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, nội dung, và thẩm quyền khi kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình này có thể tóm gọn như sau: trước khi tiến hành kiểm tra thì cần phải thành lập đoàn kiểm tra, ngoài những người làm công tác quản lý cần phải có những người làm công tác chuyên môn; khi vào kiểm tra dù theo kế hoạch hay đột xuất thì cũng phải xuất trình “Quyết định kiểm tra” do người có thẩm quyền ký đưa cho người bị kiểm tra xem; trong Quyết định này cho phép được kiểm tra những gì, ở khu vực nào chứ không phải đụng đâu bạ đó; khi kiểm tra xong dù có vi phạm hay không vi phạm thì cũng đều phải lập biên bản kiểm tra đàng hoàn.
Chỉ cần thiếu sót một trong các quy trình nêu trên là Đoàn kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm đã không tuân thủ theo quy định của pháp luật. Xem qua hàng chục trang tin báo chí đưa tin về chuyến kiểm tra đột xuất này, tôi thấy rất lo ngại khi đoàn kiểm tra của Ngài Thủ tướng đã không đáp ứng được bất kỳ một quy định nào đã nêu về quy trình kiểm tra an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Và nguyên tắc tối thiểu cần có, là khi Đoàn kiểm tra vào những khu vực chế biến thực phẩm cần phải tuân thủ về trang phục để đảm bảo cho khu vực chế biến thực phẩm đó được an toàn vệ sinh, như đội nón, đeo khẩu trang, và mặc trang phục đảm bảo do cơ sở đó cung cấp. Nhưng qua những hình ảnh mà báo chí đã đưa, tôi thấy đoàn kiểm tra của Thủ tướng cũng không tuân thủ theo nguyên tắc tối thiểu này.
Nếu Ngài muốn “vi hành”, thì hãy đi với một tư cách khác, đừng đi với tư cách Thủ tướng. Chẳng hạn Ngài bước vào một quán ăn, nghía thấy chỗ nào mất vệ sinh thì gọi chủ quán hoặc quản lý đến nhắc nhở. Hành động này cũng không cần dưới tư cách một thủ tướng, mà với tư cách của một một thực khách. Ngài có quyền làm vậy. Nếu ai không nghe, hoặc chẳng may Ngài đụng phải “bún mắng”, “cháo chửi” như ở Hà Nội thì gọi điện cho lính của Ngài-những cơ quan quản lý chuyên môn đến “xử”.
Qua 2 vụ việc đã nêu, là một người đứng đầu cơ quan thi hành pháp luật, tôi mong Ngài Thủ tướng cần tôn trọng pháp luật hơn để làm gương cho dân chúng.
Thủ tướng NXP đóng vai một thủ tướng đi ăn phở bình dân hay là 1 thường dân như bao người khác ? Xem ra cũng cách ông muốn chỉ là một thường dân, nhưng báo chí NN lại ồn ào như ông là một thủ tướng đi vi hành và ông chẳng nói gì ? Vậy ra ông muốn kiểu Càn Long du Giang Nam hay muốn là một Obama đi ăn bún chả Hà Nội ? Càn Long du Giang Nam chẳng mấy người biết ông là vua . Còn Obama đi ăn bún chả Hà Nội thì ai cũng biết ông là Tổng Thống HK ! O. NXP đi ăn phở vỉa hè Saigon và trả tiền cho cả đoàn xưa nay chưa có ở VN, nhưng nó chẳng có tác dụng bao nhiêu về hai việc chính : không đánh bóng được tên tuổi cho ông và cũng không kiểm tra được ATVSTP tại tp HCM !
Trả lờiXóaTôi nghe nói ngài TT trong chuyến thăm TP Sài Gòn còn ăn hủ tiếu, bún chả ... giống như ngài tổng thống Obama đã làm khi qua thăm Việt Nam. Có lẽ TT học Obama quá đà chăng?
Trả lờiXóa