Lê Công Định
Theo tin của báo Lao Động, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1880/QĐ-TTg ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.
Về phương diện pháp lý, tôi có vài nhận xét sau đây:
1) Bồi thường thiệt hại phải là kết quả của một phiên tòa, do đó là nội dung của một bản án, chứ không phải quyết định của ngành hành pháp. Thủ tuớng như vậy đã hành động sai thẩm quyền.
2) Tuy phân loại 7 nhóm đối tượng chịu thiệt hại, không phải ai cùng nhóm cũng thiệt hại như nhau. Vậy việc bồi thường theo kiểu "đánh đồng" này vừa không phản ánh thực tế, vừa thiếu cơ sở pháp lý.
3) Cơ sở nào để Chính phủ tính ra số tiền bồi thường cho từng nhóm đối tượng thiệt hại? Theo báo cáo của chính quyền địa phương hay theo kê khai của chính nạn nhân?
4) Tiền bồi thường tính theo tháng, vậy Chính phủ dự định bồi thường bao nhiêu tháng? Không thấy nhắc đến thiệt hại thực tế, thiệt hại tương lai, tổn hại tinh thần và sức khỏe trong kế hoạch bồi thường. Cách tính như thế rõ ràng vội vàng và đầy thiếu sót.
5) Sau khi nhận tiền đền bù nạn nhân sẽ làm gì tiếp theo để mưu sinh? Bỏ nơi sinh sống và làm ăn đi nơi khác chăng?
Chỉ bấy nhiêu vấn đề trên đã thấy kế hoạch bồi thường theo tường thuật hoàn toàn không khả thi và chỉ làm cho có mà thôi.
Theo tin của báo Lao Động, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1880/QĐ-TTg ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.
Về phương diện pháp lý, tôi có vài nhận xét sau đây:
1) Bồi thường thiệt hại phải là kết quả của một phiên tòa, do đó là nội dung của một bản án, chứ không phải quyết định của ngành hành pháp. Thủ tuớng như vậy đã hành động sai thẩm quyền.
2) Tuy phân loại 7 nhóm đối tượng chịu thiệt hại, không phải ai cùng nhóm cũng thiệt hại như nhau. Vậy việc bồi thường theo kiểu "đánh đồng" này vừa không phản ánh thực tế, vừa thiếu cơ sở pháp lý.
3) Cơ sở nào để Chính phủ tính ra số tiền bồi thường cho từng nhóm đối tượng thiệt hại? Theo báo cáo của chính quyền địa phương hay theo kê khai của chính nạn nhân?
4) Tiền bồi thường tính theo tháng, vậy Chính phủ dự định bồi thường bao nhiêu tháng? Không thấy nhắc đến thiệt hại thực tế, thiệt hại tương lai, tổn hại tinh thần và sức khỏe trong kế hoạch bồi thường. Cách tính như thế rõ ràng vội vàng và đầy thiếu sót.
5) Sau khi nhận tiền đền bù nạn nhân sẽ làm gì tiếp theo để mưu sinh? Bỏ nơi sinh sống và làm ăn đi nơi khác chăng?
Chỉ bấy nhiêu vấn đề trên đã thấy kế hoạch bồi thường theo tường thuật hoàn toàn không khả thi và chỉ làm cho có mà thôi.
Về phương diện pháp lý, tôi có vài nhận xét sau đây:
Trả lờiXóa1) Bồi thường thiệt hại phải là kết quả của một phiên tòa, do đó là nội dung của một bản án, chứ không phải quyết định của ngành hành pháp. Thủ tuớng như vậy đã hành động sai thẩm quyền.
(Luật sư Lê Công Định)
*
Ngay từ khởi đầu, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vi phạm pháp luật trầm trọng!
Sau vụ việc hơn 600 giáo dân Quỳnh Lưu vào thị xã Kì Anh khởi kiện Formosa thì chính phủ vội vàng cho ra đời mức bồi thường này . Càng ngày càng cho thấy : Tất cả những việc làm của chính phủ khi không tham khảo ý kiến của dân ,hay không thực hiện khẩu hiệu : DÂN BIẾT , DÂN BÀN , DÂN LÀM , DÂN KIỂM TRA thì đều rơi vào bế tắc .
Trả lờiXóaNhững ý kiến của LS Lê Công Định nêu đó là những là kiến thức P/L phổ thông mọi người ai cũng biết.Chỉ có bọn cầm quyền chỉ vì đồng tiền,thỏi bạc,nén vàn đâm cho mù mắt nên mới cố tình làm ra vẻ không biết,nên mới ký bậy,nhân bậy hòng lừa dân và trục lợi cho tập đoàn,bồ ổ chúng.Thực tế Formosa chả mất gì,chỉ dân mất và chúng được lợi.Khốn nạn đến thế là cùng!
Trả lờiXóa