Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

CẦN KHỞI ĐỘNG LỘ TRÌNH KIỆN FORMOSA RA TÒA ÁN QUỐC TẾ

Hãy vô hiệu hóa các thỏa thuận giữa chính phủ VN và Formosa trước khi kiện Formosa ra tòa án quốc tế!

Trương Nhân Tuấn
10-10-2016

Hôm 30-9 tôi có viết một status ngắn nói về “Vấn đề kiện Formosa”, trong đó có nói rằng những đơn kiện của bà con Hà Tĩnh sẽ đi vào “ngõ cụt pháp lý. Việc Tòa án Kỳ Anh trả lại trên 500 đơn kiện hôm qua cho thấy điều tôi nói là đúng.


Lý lẽ của các luật sư VN cố vấn vụ kiện Formosa, đặt trên giả thuyết cho rằng chính phủ không có thẩm quyền thay mặt nhân dân để thương lượng bồi thường với Formosa. Điều này tôi đã nói là không đúng. Chính phủ (là định chế quyền lực) đại diện nhà nước, có thẩm quyền về mọi vấn đề liên quan đến lãnh thổ và người dân, đối nội và đối ngoại.

Vì vậy việc biểu tình (làm áp lực với nhà nước) để Tòa nhận đơn kiện Formosa, đòi bồi thường lần nữa là không thuyết phục. Trong khi văn bản vừa mới công bố (quyết định số 1888) cho thấy nhà nước lên lịch trình bồi thường cho những nạn nhân bị thiệt hại.

Theo tôi, để việc bồi thường thỏa đáng, thay vì biểu tình trước cổng Formosa, bà con nên tụ tập trước văn phòng các đại biểu quốc hội để đạt nguyện vọng: yêu cầu quốc hội hủy bỏ các văn bản đã ký kết giữa đại diện chính phủ và Formosa. Lý do, số tiền bồi thường 500 triệu là không tương xứng với sự thiệt hại lâu dài về môi trường biển cũng như những mất mát, thất thu trước mắt của người dân làm kinh tế. Trong khi những hệ quả dài lâu lên sức khỏe con người thì chưa dự toán được.

Chỉ khi nào quốc hội hủy bỏ những văn bản ký kết về bồi thường giữa chính phủ và Formosa thì việc đệ đơn kiện tập đoàn này, để đòi bồi thường (hay yêu sách đóng cửa) mới đúng theo trình tự tố tụng dân sự.

Tôi nghĩ rằng, nếu bà con làm đúng thủ tục pháp lý thì công an không có lý do để đàn áp.

___

Đăng lại status ngày 30-9 

Vấn đề kiện Formosa

Từ lúc nhà nước VN chấp nhận số tiền bồi thường 500 triệu đô la của Formosa, tôi có nói rằng nếu muốn kiện Formosa, trước hết là kiện nhà nước VN. Sau đó kiện Formosa tại Đài Loan, nếu không được, kiện Formosa ra một Tòa án quốc tế.

Hôm qua, trả lời báo chí nước ngoài về vụ dân Hà Tĩnh đi kiện, đại diện Formosa nói rằng “vấn đề đó sẽ do chính phủ VN giải quyết”.

Điều này cho thấy rằng, “hợp đồng” bồi thường giữa nhà nước VN và Formosa bao hàm điều khoản xí nghiệp này “phủi tay” mọi trách nhiệm, được “miễn nhiễm” đối với pháp luật VN.

Chiếu theo Luật về Tổ chức chính phủ, ta thấy đại diện chính phủ (có thể là một hay nhiều bộ trưởng) có thẩm quyền đại diện để thỏa thuận với Formosa để đòi bồi thường. Tức là, dựa theo luật này thì những lý lẽ “nhà nước không có thẩm quyền đại diện quyền lợi của nhân dân” phải xét lại.

Vì vậy, tôi e ngại là những đơn kiện hôm qua của bà con mình ở Hà Tĩnh sẽ “đi vào ngõ cụt pháp lý”. Nhưng nếu chiếu theo Luật về Trách nhiệm Bồi thường của nhà nước, khi nhà nước làm sai thủ tục “giải quyết bồi thường thiệt hại”, thì người dân có quyền đi kiện để đòi nhà nước bồi thường.

Rõ ràng đại diện nhà nước đã sai trong vụ Formosa. Thương lượng để được bồi thường 500 triệu đô la, trong khi chính cửa miệng của một vị bộ trưởng, là thành viên trong nhóm đại diện nhà nước thương lượng với Formosa, cũng nói là số tiền này “quá nhỏ” so với thiệt hại. Trong khi những thiệt hai chưa hề được tính toán kỹ lưỡng, đúng mức. Vì thiệt hại lên môi trường hàng vài chục năm, lên sức khỏe của người dân cũng vài chục năm, lên nền kinh tế ít ra cũng 10 năm… đại diện nhà nước làm sao kiểm toán được?

Theo tôi, có hai con đường:

Một là yêu cầu Quốc hội tuyên bố vô giá trị các thỏa thuận giữa đại diện chính phủ và Formosa. Sau đó thì mọi người có quyền đi kiện Formosa tại các tòa án của VN. Tức là phải làm cho Formosa chịu chi phối dưới pháp quyền (tức là quyền tài phán – juridiction) của VN, thay vì pháp quyền của một nhà nước khác (như Đài Loan hay Cayman).

Hai là phải kiện nhà nước VN, chiếu theo Luật về “Trách nhiệm bồi thường của nhà nước”. Đồng thời kiện Formosa tại tòa Đài Loan. Nhưng về lâu dài là phải nghiên cứu hồ sơ kiện Formosa ra một Tòa Quốc tế.

6 nhận xét :

  1. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐÚNG ĐỂ TÌM CÔNG LÝ CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM /Khởi kiện Formosa và bọn bán nước hại dân bảo vệ chúng hủy diệt đất nước-hủy diệt giống nòi :TỘI ÁC CHỐNG LOÀI NGƯỜI /

    Trả lờiXóa
  2. Trong hệ thống pháp lý quốc tê, có 2 toà án: Tòa Án Công Lý Quốc Tế và Tòa Án Trọng Tài Thường Trực

    The International Court of Justice (ICJ)
    The International Court of Justice (ICJ) is the principal judicial organ of the United Nations (UN). It was established in June 1945 by the Charter of the United Nations and began work in April 1946.
    The seat of the Court is at the Peace Palace in The Hague (Netherlands). Of the six principal organs of the United Nations, it is the only one not located in New York (United States of America).
    The Court’s role is to settle, in accordance with international law, legal disputes submitted to it by States and to give advisory opinions on legal questions referred to it by authorized United Nations organs and specialized agencies.

    Permanent Court of Arbitration (PCA)
    Established in 1899 to facilitate arbitration and other forms of dispute resolution between states, the PCA has developed into a modern, multi-faceted arbitral institution that is now perfectly situated at the juncture between public and private international law to meet the rapidly evolving dispute resolution needs of the international community. The PCA is not a court in the traditional sense, but a permanent framework for arbitral tribunals constituted to resolve specific disputes.

    Theo định nghĩa của 2 toà án QT này, họ chỉ giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan tới phạm vi quốc tế, ngoài quốc gia, sự kiện tụng giữa các quốc gia hay những tổ chức tư nhân xuyên ngành nằm ngoài sự chi phối của quốc gia. Riêng Toà Trọng Tài càng không phải là Toà Án giải quyết chung cuộc pháp lý.

    Ông TNT viết: "Chính phủ (là định chế quyền lực) đại diện nhà nước, có thẩm quyền về mọi vấn đề liên quan đến lãnh thổ và người dân, đối nội và đối ngoại." Điều này rất đúng . Nhưng ông lại đòi kiện Formosa ra Toà Án QT (?) điều này lại mâu thuẫn. Vì Formosa là dông ty tư nhân vào VN hoạt động trong hệ thống pháp lý của VN thì đương nhiên chính quyền VC có toàn quyền về pháp luật với nó. Chuyện này không liên quan tới quốc gia hay tổ chức xuyên quốc gia nào khác.

    http://www.icj-cij.org/court/index.php?p1=1
    https://pca-cpa.org/en/about/

    Ngoài ra ông TNT cũng viết: "Tôi nghĩ rằng, nếu bà con làm đúng thủ tục pháp lý thì công an không có lý do để đàn áp." Ông nghĩ rằng người dân có quyền tụ tập trước các văn phòng ĐBQH và yêu sách QHVN vô hiệu hoá các yếu tố pháp lý giữa VC và Formosa, và CA sẽ tôn trọng dân chúng? Thưa ông, CA của VC sẽ giải tán bất cứ sự tụ tập nào mà nó cảm thất bất lợi cho chính quyền . Ông không nhớ hay sao, người VN tụ tập vài chục người ở công viên để tưởng niệm chính ngày thương binh liệt sĩ của họ còn không được nữa là !

    Trả lờiXóa
  3. Niềm tin vào TAND VN này cạn kiệt . Này ND các nói là nan nhân của thảm họa Formosa phải kêu tới Tòa QT ! Các LS giúp cho các nạn nhân mau lên . Khổ quá rồi ! Đúng là chờ được vạ thì má doi teo top quá đến nỗi chẳng còn chút gì sẽ sưng !

    Trả lờiXóa
  4. Chỉ có nhờ tòa án QT để giải quyết công lý cho dân VN

    Trả lờiXóa
  5. Cũng chẳng cần phải kiện lòng vòng như thế! Cứ khởi kiện ngay ông thủ tướng đã vi phạm luật pháp khi ngăn cản tiến trình khởi tố Fomosa, như thế thì mọi quyết định của ông thủ tướng mặc nhiên là bất pháp rồi!

    Trả lờiXóa
  6. Từ đầu tôi đã đề xuất ý kiến này rồi

    Trả lờiXóa