Một nhà máy ở TQ xả khí thải, gây ô nhiễm môi trường. Nguồn: internet .
Nói thẳng, nói thật với ông Trần Tuấn Anh
FB Bạch Hoàn
7-10-2016
“Đã đến lúc chúng ta cần nói thẳng, nói thật với nhau xem chúng ta còn bỏ sót quy trình nào, cái gì chưa hoàn thiện cần khắc phục ngay, tốn kém cũng phải làm. Sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhưng không phải bằng mọi giá, không đánh đổi hay hủy hoại môi trường bởi đó là tội ác”. Đó là phát biểu của ông Trần Tuấn Anh, bộ trưởng Bộ Công thương về vấn đề phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường vào sáng nay.
Tôi nghe lời ông Trần Tuấn Anh, nên nay lại xin nói thẳng, nói thật về ngành thép, ngành mà ông vừa tự tay ký bổ sung quy hoạch cho một siêu dự án của người mà dư luận đang xì xào là anh em cọc chèo với ông.
Thép và máu
Tuyệt hộ – cả nhà chết đói. Rồi đến “Tuyệt thôn” – cả thôn chết đói. “Cách mạng Đại nhảy vọt” nhằm đuổi kịp các nền kinh tế phương Tây bằng công nghiệp nặng, nền tảng là công nghiệp luyện kim đã mang đến cho tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hàng ngàn nhà máy luyện thép. Kéo theo đó, hàng ngàn thôn làng điêu tàn, sạch bách không một bóng người.
Sản lượng thép của Hà Nam hiện đã chiếm 10% tổng lượng thép toàn thế giới. Đến nay, thành tích phát triển đánh đổi bằng xương máu người dân vẫn chưa dừng lại. Tỉ lệ ung thư ở thủ phủ ngành thép Trung Quốc đã tăng 300% trong những năm gần đây.
Không chỉ Hà Nam, đổi máu lấy thép là câu chuyện của cả Trung Quốc. Chiếm tới 50% sản lượng thế giới, tổng công suất ngành thép Trung Quốc lên đến 1,23 tỉ tấn/năm. Nhiều chục năm trước, để dồn lực cho thép, 40 triệu người chết đói. Nhiều chục năm sau, tức ngày nay, mỗi lần mặt trời lặn xuống là có 4.000 người bị cướp đi mạng sống. Một năm là 1,4 triệu người phải chết vì ô nhiễm môi trường, ước tính 70% là hậu quả của ngành luyện kim.
Xuất khẩu ô nhiễm
Năm 2011, Tổng cục môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường VN đã công khai danh sách hàng ngàn nhà máy lạc hậu phải đóng cửa ở Trung Quốc, trong đó chủ yếu là ngành khai thác quặng và luyện kim. Tuy nhiên, mấy năm nay, danh sách ấy không được cập nhật.
Trong khi đó, các nhà máy không đảm bảo môi trường ở Trung Quốc vẫn liên tục bị đóng cửa. Đơn cử, năm 2015, Maanshan Steel, BaoSteel – những tập đoàn sản xuất thép hàng đầu ở Trung Quốc đều đóng cửa một số nhà máy.
Cả Maanshan Steel, BaoSteel đều đã từng chào bán dây chuyền sản xuất cho đối tác tiềm năng ở VN. Trong đó, Bayi Steel – nhà máy thép thuộc BaoSteel phải đóng cửa có công suất 3 triệu tấn/năm.
Mới đây, dự án thép Hoa Sen Cà Ná đã công bố công suất giai đoạn 1 cũng là 3 triệu tấn/năm. Hoa Sen cũng đã từng cử người sang Trung Quốc để tìm hiểu về công nghệ làm thép lò cao. Trong khi đó, trùng hợp ngẫu nhiên, BaoSteel lại là một trong các nhà thầu cho dự án Formosa Hà Tĩnh. Tương tự như CISDI Group là nhà thầu của Formosa và cũng đã làm việc cùng Hoa Sen ở Cà Ná.
Thép sạch?
Ông Trần Tuấn Anh có còn nhớ, ông Lê Phước Vũ, chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, đã khẳng định phải sử dụng công nghệ thiết bị Trung Quốc thì mới có lãi?
Mới đây, những người từng được cho là chuyên gia kinh tế đã khẳng định, VN có thể làm được thép sạch. Hiểu nôm na theo cách nói của anh Phàm Formosa là vừa có thép vừa có cá.
Ông Trần Tuấn Anh, ông hãy nói thẳng nói thật với người dân xem, VN có làm được thép sạch không, khi công nghệ sản xuất lạc hậu đến mức thế giới chỉ mất 45-70 phút để luyện được một mẻ thép, còn VN thì mất tới 90-180 phút?
Ông Trần Tuấn Anh, ông hãy nói thẳng nói thật xem VN có làm được thép sạch không, khi để làm ra một tấn thép, lượng điện tiêu hao củ ngành thép VN từ 550-690 kWh, còn mức trung bình thế giới chỉ là 360-430 kWh?
Ông Trần Tuấn Anh, ông hãy nói thẳng nói thật xem VN có làm được thép sạch không, khi để làm ra một tấn thép, lượng than cốc tiêu hao từ 600-1.000kg, còn mức trung bình của thế giới chỉ là 350-450kg?
Thưa ông Trần Tuấn Anh, tiện đây tôi xin mạo muội nhờ ông chuyển lời nói thẳng nói thật của tôi đến cấp dưới của ông là ông Phan Thanh Hoài, vụ trưởng Vụ Công nghiệp. “Tại Nhật Bản, có đến ba nhà máy thép lò cao ở khu vực vịnh Tokyo, nhưng người dân ở đây vẫn bắt cá trong vịnh về ăn sushi”, ông Hoài nói vậy có thể do ông chưa biết khâu luyện cốc là ô nhiễm nhất trong chu trình luyện thép khép kín. Ở VN, như tôi đã trình bày trên, lượng cốc tiêu hao cho một tấn thép có thể lên đến 1.000kg. Trong khi ở Nhật chỉ có 378kg.
Cũng tiện đây, tôi xin phép được nói thẳng nói thật rằng, tôi không muốn một ngày kia, khi tôi đi ăn, chủ tiệm cơm sẽ tính thêm 3.500 đồng cho một suất. Bởi họ đã mua thêm máy lọc không khí.
Tôi cũng rất sợ ngày nào đó phải ra siêu thị mua vài lon hoặc vài chai không khí sạch nhập khẩu từ Canada làm quà tặng những người tôi trân quý.
Tôi càng không muốn một ngày kia, đến Cà Ná du lịch, phải đứng cạnh một “bầu trời giả”, “mặt biển giả” để chụp hình check in facebook. Bởi không khí ở đó chỉ còn một màu xám ngoét.
Ở Trung Quốc, người ta đang làm những điều đó.
FB Bạch Hoàn
7-10-2016
“Đã đến lúc chúng ta cần nói thẳng, nói thật với nhau xem chúng ta còn bỏ sót quy trình nào, cái gì chưa hoàn thiện cần khắc phục ngay, tốn kém cũng phải làm. Sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhưng không phải bằng mọi giá, không đánh đổi hay hủy hoại môi trường bởi đó là tội ác”. Đó là phát biểu của ông Trần Tuấn Anh, bộ trưởng Bộ Công thương về vấn đề phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường vào sáng nay.
Tôi nghe lời ông Trần Tuấn Anh, nên nay lại xin nói thẳng, nói thật về ngành thép, ngành mà ông vừa tự tay ký bổ sung quy hoạch cho một siêu dự án của người mà dư luận đang xì xào là anh em cọc chèo với ông.
Thép và máu
Tuyệt hộ – cả nhà chết đói. Rồi đến “Tuyệt thôn” – cả thôn chết đói. “Cách mạng Đại nhảy vọt” nhằm đuổi kịp các nền kinh tế phương Tây bằng công nghiệp nặng, nền tảng là công nghiệp luyện kim đã mang đến cho tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hàng ngàn nhà máy luyện thép. Kéo theo đó, hàng ngàn thôn làng điêu tàn, sạch bách không một bóng người.
Sản lượng thép của Hà Nam hiện đã chiếm 10% tổng lượng thép toàn thế giới. Đến nay, thành tích phát triển đánh đổi bằng xương máu người dân vẫn chưa dừng lại. Tỉ lệ ung thư ở thủ phủ ngành thép Trung Quốc đã tăng 300% trong những năm gần đây.
Không chỉ Hà Nam, đổi máu lấy thép là câu chuyện của cả Trung Quốc. Chiếm tới 50% sản lượng thế giới, tổng công suất ngành thép Trung Quốc lên đến 1,23 tỉ tấn/năm. Nhiều chục năm trước, để dồn lực cho thép, 40 triệu người chết đói. Nhiều chục năm sau, tức ngày nay, mỗi lần mặt trời lặn xuống là có 4.000 người bị cướp đi mạng sống. Một năm là 1,4 triệu người phải chết vì ô nhiễm môi trường, ước tính 70% là hậu quả của ngành luyện kim.
Xuất khẩu ô nhiễm
Năm 2011, Tổng cục môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường VN đã công khai danh sách hàng ngàn nhà máy lạc hậu phải đóng cửa ở Trung Quốc, trong đó chủ yếu là ngành khai thác quặng và luyện kim. Tuy nhiên, mấy năm nay, danh sách ấy không được cập nhật.
Trong khi đó, các nhà máy không đảm bảo môi trường ở Trung Quốc vẫn liên tục bị đóng cửa. Đơn cử, năm 2015, Maanshan Steel, BaoSteel – những tập đoàn sản xuất thép hàng đầu ở Trung Quốc đều đóng cửa một số nhà máy.
Cả Maanshan Steel, BaoSteel đều đã từng chào bán dây chuyền sản xuất cho đối tác tiềm năng ở VN. Trong đó, Bayi Steel – nhà máy thép thuộc BaoSteel phải đóng cửa có công suất 3 triệu tấn/năm.
Mới đây, dự án thép Hoa Sen Cà Ná đã công bố công suất giai đoạn 1 cũng là 3 triệu tấn/năm. Hoa Sen cũng đã từng cử người sang Trung Quốc để tìm hiểu về công nghệ làm thép lò cao. Trong khi đó, trùng hợp ngẫu nhiên, BaoSteel lại là một trong các nhà thầu cho dự án Formosa Hà Tĩnh. Tương tự như CISDI Group là nhà thầu của Formosa và cũng đã làm việc cùng Hoa Sen ở Cà Ná.
Thép sạch?
Ông Trần Tuấn Anh có còn nhớ, ông Lê Phước Vũ, chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, đã khẳng định phải sử dụng công nghệ thiết bị Trung Quốc thì mới có lãi?
Mới đây, những người từng được cho là chuyên gia kinh tế đã khẳng định, VN có thể làm được thép sạch. Hiểu nôm na theo cách nói của anh Phàm Formosa là vừa có thép vừa có cá.
Ông Trần Tuấn Anh, ông hãy nói thẳng nói thật với người dân xem, VN có làm được thép sạch không, khi công nghệ sản xuất lạc hậu đến mức thế giới chỉ mất 45-70 phút để luyện được một mẻ thép, còn VN thì mất tới 90-180 phút?
Ông Trần Tuấn Anh, ông hãy nói thẳng nói thật xem VN có làm được thép sạch không, khi để làm ra một tấn thép, lượng điện tiêu hao củ ngành thép VN từ 550-690 kWh, còn mức trung bình thế giới chỉ là 360-430 kWh?
Ông Trần Tuấn Anh, ông hãy nói thẳng nói thật xem VN có làm được thép sạch không, khi để làm ra một tấn thép, lượng than cốc tiêu hao từ 600-1.000kg, còn mức trung bình của thế giới chỉ là 350-450kg?
Thưa ông Trần Tuấn Anh, tiện đây tôi xin mạo muội nhờ ông chuyển lời nói thẳng nói thật của tôi đến cấp dưới của ông là ông Phan Thanh Hoài, vụ trưởng Vụ Công nghiệp. “Tại Nhật Bản, có đến ba nhà máy thép lò cao ở khu vực vịnh Tokyo, nhưng người dân ở đây vẫn bắt cá trong vịnh về ăn sushi”, ông Hoài nói vậy có thể do ông chưa biết khâu luyện cốc là ô nhiễm nhất trong chu trình luyện thép khép kín. Ở VN, như tôi đã trình bày trên, lượng cốc tiêu hao cho một tấn thép có thể lên đến 1.000kg. Trong khi ở Nhật chỉ có 378kg.
Cũng tiện đây, tôi xin phép được nói thẳng nói thật rằng, tôi không muốn một ngày kia, khi tôi đi ăn, chủ tiệm cơm sẽ tính thêm 3.500 đồng cho một suất. Bởi họ đã mua thêm máy lọc không khí.
Tôi cũng rất sợ ngày nào đó phải ra siêu thị mua vài lon hoặc vài chai không khí sạch nhập khẩu từ Canada làm quà tặng những người tôi trân quý.
Tôi càng không muốn một ngày kia, đến Cà Ná du lịch, phải đứng cạnh một “bầu trời giả”, “mặt biển giả” để chụp hình check in facebook. Bởi không khí ở đó chỉ còn một màu xám ngoét.
Ở Trung Quốc, người ta đang làm những điều đó.
BẠch Hoàn điều tra thông tin nội bộ tôi được biết là toàn bộ thiết bị Hoa sen đang có hiện nay tại các nhà máy Hoa sen PHú mỹ, Hà nam, Nghệ an và Bình định đều do Trung quốc sản xuất và được thanh toán trả châm, kiểu như khi nào thu được tiền thì trả. Bằng cách đó Trung quốc đã mượn tay ô Vũ để chuyển thép nguyên liệu của TQ qua Việt nam gia công mạ và sơn tại Hoa sen để xuất vào thị trường Mỹ, Nam mỹ và các nước khác, đón đầu TPP. Dự án Thép Hoa sen Cà ná khang định chắc chắn toàn bộ thiết bị do TQ sản xuất và có lẽ TQ cho trả chậm dài hạn nên bác Vũ mới cả quyết không phải vay vốn mặc dù vốn tự có của Hoa sen rất nho so vơi dư án 10ty USD và không mấy ngân hàng trong nước tham gia tài trợ. Thêm một cửa ngõ biển của Việt nam lại mở toang cho TQ vào qua một doanh nghiệp VN. Và giả sử sau khi Hoa sen đi vào hoạt động, Mỹ phát hiện và cấm nhập thép TQ vào Mỹ qua cửa VN, Hoa sen phá sản thì chính phủ TQ sẽ có cách bảo vệ doanh nghiệp TQ đòi nợ Hoa sen- một doanh nghiệp Việt nam. Nếu Hoa sen ko trả nợ được thì Chính PHủ Việt nam phải trả nợ, con dại cái mang có thế thôi
Trả lờiXóaNgài Bt này có phải là quí tử của nguyên CTN Trần Đức Lương không ạ ? Ngài từng ở Mỹ , làm TLS VN tại San Francisco phải không ạ ? Ngài thấy Silicon Valley như thế nào chứ ? Vậy mà ngài còn phê duyệt dự án thép Cà Ná ? Vẫn hi vọng ngài học được ở các nước công nghiệp hàng đầu thế giới như Nhật, Mỹ điều hay điều tốt rồi về áp dụng cho VN . Ai ngờ , không phải vậy . Ngài vẫn khoai TQ !
Trả lờiXóaNhững kẻ hôm nay được biết, được nghe và được chỉ cho rõ ràng mà còn vô cảm, cam tâm hủy hoại đất nước, vô cảm trước tương lai các thế hệ mai sau của Dân Việt sẽ bị đày đọa địa ngục. Hãy suy nghĩ cho kĩ đi trước vận mệnh của Dân tộc, mà trước hết là về bản thân mình đối mặt với Luật Nhân - quả.
Trả lờiXóaMỹ-Thái lan đã tẩy chay và kiện thép giả Hoa sen của Vũ ra tòa án rồi .Còn nhân dân VN thì làm sao đây ? Tập đoàn HS của Vũ đã và sẽ mang về cho dân tộc nhưng tại họa ,thảm họa khủng khiếp như Formosa . Để ngăn chặn những thảm họa khủng khiếp đó xảy ra -Ngay từ hôm nay,các doanh nghiệp-doanh nhân các cá nhân hay đồng lòng TẨY CHAY các sản phẩm của tập đoàn HS ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG -BẢO VỆ DÂN TỘC NÀY KHỎI HỌA DIỆT CHỦNG -Mà HOA SEN mang về trong nay mai /Đó là tiếng gọi khẩn thiết của nhân dân ,của dân tộc VN .Hãy tự cứu lấy mình khi chưa quá muộn .
Trả lờiXóaMọi người nên biết rằng Trần Tuấn Anh là ủy viên trung ương ĐCSVN, nên những điều ông ta nói đều xuất phát từ "nghị quyết" của BCT ĐCSVN, là "chủ trương lớn của đảng".
Trả lờiXóaỐI GIỜ ÔI!
Trả lờiXóaCậu Trần Tuấn Anh là con nguyên chủ tịch nước Trần Đức Lương. Đi học nước ngoài bang tiền ngân sách. Về nước thì nhét về làm phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Mọi người đều ghét, vì thừa biết đó chỉ là bước đệm để cho Anh leo cao nữa. Trần Tuấn Anh cả trí lực lẫn năng lực thường thường bậc trung. Nhưng tất nhiên, việc bổ nhiệm đều đúng "quy trình". Con vua chúa đều "đúng quy trình" hết!
Trả lờiXóaChẳng lẽ Bộ công thương chỉ có khả năng biến Việt Nam thành một công trường để hủy hoại tài nguyên của đất nước và trở thành một bãi rác của Trung Quốc thôi sao?!
Trả lờiXóaLịch sử buồn, bao bài học thất bai mà không nhận ra. Đời cha là những nhà máy xi măng lò đứng, mấy chục nhà máy đường chỉ làm ra mật nhập từ Trung Quốc. Nay đời con là thép
Trả lờiXóavẫn từ nơi có công nghệ lạc hậu mấy chục năm, hàng trăm năm. Công nghệ nguồn, tiên tiến phải từ Mỹ, Tây âu, Nhật. Tham mưu là một chuyện, người có trách nhiện cao có vai trò quyết định phải có tâm, có tầm. Được biết vị thượng thư là sản phẩm giao thoa của 6 vị(xin được viết tắt, lúc thích hợp sẽ giải mã): ĐVC, TXG, VHP, NDN, TĐL và ĐHH, đó là quy trình.
Một điều tồi hiện nay đang tồn tại ở nước ta là thủ tục " hành chính" Với bất kỳ doanh nghiệp nào làm ăn chân chính đều lụn bại vì sự nhiêu khê của luật và thủ tục. Còn doanh nghiệp nước ngoài vào VN đa số thành công vì thường có cấp cao giới thiệu, đỡ đầu rồi ưu ái thuế má. Nhất là mấy doanh nghiệp TQ và ĐL vì họ còn có tiền bội trơn các thủ tục. Vì vậy, họ đang biến nước ta thành một vùng chỉ làm thuê cho họ thôi. Những kẻ ham tiền nước ngoài có hiểu được điều này không???
Trả lờiXóaTôi rất thích công nghệ tiên tiến, thích các nước văn minh, nhưng tiền vẫn thích hơn.
Trả lờiXóa