Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

14h30 HÔM NAY: THẢO LUẬN VỀ KẺ SĨ VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ


THƯ MỜI CÀ PHÊ THỨ BẢY

Anh chị và các bạn thân mến!

Vào 14h30 chiều thứ bảy 08/10/2016, tại Salon Văn hóa quán CÀ PHÊ THỨ BẢY,
Số 3A, Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
sẽ diễn ra buổi CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI

Gặp gỡ Nhà nghiên cứu LẠI NGUYÊN ÂN
Chủ đề:“KẺ SĨ VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ -TRƯỜNG HỢP PHAN KHÔI 
VÀ NHỮNG NGƯỜI CÙNG THẾ HỆ”

Chủ trì: Nhà phê bình PHẠM XUÂN NGUYÊN

Vào cửa tự do.

Rất mong các bạn đến tham dự. Hân hạnh được đón tiếp.
Giám đốc chương trình: Nhạc sĩ Dương Thụ


LỜI DẪN

Lớp thanh niên vào đời hồi cuối thế kỷ XIX như Phan Khôi (1887-1959), được học hành theo Nho học để thi đỗ làm quan. Nhưng cuộc xâm lược của thực dân Pháp đã khiến mọi lập trình cũ đều phá sản. Họ đã từng theo thế hệ cha anh hoạt động chống xâm lược và chứng kiến sự thất bại. Thế hệ PHAN KHÔI được đặt trước lựa chọn hoặc tiếp tục sự nghiệp làm chí sĩ lỗi thời như cha anh hoặc tìm đường đi mới trong một xã hội dân sự đang hình thành. Tiểu sử hoạt động duy tân và sự nghiệp viết báo viết văn của PHAN KHÔI những năm 1906-1945 cho thấy trong xã hội dân sự, những kẻ sĩ vốn được trang bị kiểu cũ đã nỗ lực tái trang bị cho mình và tìm được cách sống, cách hoạt động thích hợp trong xã hội dân sự, góp sức xây dựng một mặt bằng hiểu biết mới cho dân mình trong thời đại mới.

VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ

Nhà nghiên cứu văn học LẠI NGUYÊN ÂN sinh 1945, quê Hà Nam; 1968, tốt nghiệp Ngữ Văn Đại học tổng hợp Hà Nội.Từ 1969 đến 2007: làm cán bộ tư liệu tạp chí “Học tập”; làm giáo viên ngữ văn Trung học chuyên nghiệp; làm biên tập viên sách văn học Nxb Hội Nhà Văn. Có bài nghiên cứu đăng báo từ 1972; in cuốn sách đầu tay 1984. Là tác giả, soạn giả, dịch giả trên 40 đầu sách phê bình, tiểu luận, nghiên cứu văn học, sách tư liệu văn học sử, sách dịch lý luận nghiên cứu văn học nghệ thuật; được tặng giải thưởng Phan Châu Trinh về nghiên cứu, 2010.


2 nhận xét :

  1. Kẻ sĩ VN .
    Thời phong kiến :
    Tước hữu ngũ sĩ vi kì liệt ,
    Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên . ( NCT )
    Thoi XHCN mien Bac sau CCRD : Tri , phu , dia , hao, danh cho tan goc , troc cho tan ngon .
    Thời hậu 1975 tại miền Nam VN :
    Ngụy quân ngụy quyền . Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào . Sau đó giải cấp trí thức miền Nam phần lớn đi tù tập trung gọi là đi cải tạo . Phần còn lại cải tạo tại chỗ . Dĩ kinh tế mới, ném ra ngoài đường . Lý lịch xếp hạng chót trong XH . Bác sĩ đi bơm mực bút bi, ai được lưu dụng thì BS giải phẫu bệnh nhân không bằng tiền công anh va xe đạp ! Thầy giáo đi cuốn thuốc rê !
    Kẻ sĩ ngày này là ai ? Lớp cũ này chẳng còn mấy , cũng đã già sắp chết . Lớp mới thì hẳn là kẻ sĩ XHCN ! Họ đang làm gì ? Họ đang cầm quyền . Đất Nước này đang thể nào ?

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đưa cháu tôi đi nhà trẻ ở bang Bayern (Đức) được 1 tuần, rất ngạc nhiên khi thấy các loại đồ chơi trong nhà trẻ ngoài ô tô, tàu, đường tàu, lại có có bộ đồ dụng cụ làm việc của thợ thủ công như cưa tay, tuốc nơ vít, kìm, dũa v.v..., tất nhiên là bằng nhựa cho lớp từ 2 tuổi. Bên phòng khác cho các cháu lớn tuổi hơn, lại có những chi tiết bằng gỗ để các cháu lắp thành những bánh xe răng, những cột bánh xe răng truyền động. Các cháu thì chơi theo ý thích, có đứa suốt ngày chỉ chơi với tàu hỏa. Đường tàu cháu có thể lắp các chi tiết nối với nhau, có cả đường chui, Ai đặt đường chui không chuẩn thì tàu không chui qua được, bởi vậy từ 2 tuổi cháu đã phải nhẫn nại nghiên cứu để hầm chui cho chính xác.
    Vài nét về một nhà trẻ tại một nước công nghiệp là như vậy. Chuyện ăn xong, chơi xong thu lượm đồ chơi, chén bát, vứt rác đúng chỗ các cháu đã được học từ cha mẹ và thành thói quen khi bắt đầu 2 tuổi. Vào lớp 4 các cháu có kỳ thi đi xe đạp đúng luật. Ở các lớp 5, 6, các cháu được học thực hành công nghiệp: Sữa chữa xe đạp, khoan, may, hàn dũa, tập sx các sản phẩm thủ công nhỏ, các ấn bản. Đến lớp 11 (chuyên ngành) thì cứ 1 tuần học tại trường thì có một tuần vào nhà máy hay cơ quan. Kiến thức ngành nghề đã được chuẩn bị từ lớp 7 vào đại học cũng theo ngành nghề như thế. Ở đây xin miễn nói về giáo khoa, chỉ xin dừng lại ở việc đào tạo cho 1 đứa trẻ có tiềm thức công nghiệp. Còn ngọại ngữ như Anh Vắn thì ở các lớp 11, 12 các cháu được thử nghe giảng bài bằng tiếng Anh. Lên ĐH, trong ngành Kinh tế các cháu nghe giảng bằng tiếng Anh nhiều. Bởi vậy ra làm việc các cháu đã giao tiếp thành thạo 3 ngoại ngữ, nhất là ở ngành giao thương với các doanh nghiệp nước ngoài...Việc trao đổi sinh viên với các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Tân tân đảo, Úc... giúp các cháu tăng khả năng giao tiếp và thường được thực hiện ở lớp 11. Các cháu học 1 năm lớp 11 ở nước ngoài, khi về nước học tiếp lớ 11 trong nước và được miễn thi môn ngoại ngữ.
    Nếu bộ học biết cải cách có thực chất, nhằm mục tiêu đào tạo một lớp người mới, có kiến thức công nghiệp, có trách nhiệm với sức khỏe đồng loại, có ý thức trách nhiệm với môi trường sống xung quanh. Nghĩa là một quy hoạch rộng lớn bắt đầu từ đồ chơi trong nhà trẻ, mẫu giáo , các sân chơi công cộng v.v...Nếu không thực lòng như vậy thì mọi sự hô hào cải cách này nọ, đầu tư này nọ chỉ vứt tiền ra cửa sổ và như người ta nói "vô ra cũng thằng cha ban nãy"...

    Trả lờiXóa