Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

CÔNG VĂN HỎA TỐC CỦA BỘ VĂN HÓA CÓ NHIỀU SAI SÓT QUÁ


Nguyễn Quang Lập

Xin chia buồn với ông Nguyễn Ngọc Thiện và gia quyến. Đang khi tang gia bối rối lại đi chê trách Bộ của ông thật không hay, nhưng chẳng may Bộ của ông là Bộ văn hóa- du lịch nên không thể không lên tiếng.


Thưa ông, Đồng Hới chưa khi nào gọi là huyện cả. Trước đây gọi là động- Động Hải, chiến tranh Trịnh- Nguyễn xảy ra từ 1627,chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai Đào Duy Từ và các học trò của ông xây các lũy Trường Dục, Động Hải và Trường Sa, gọi chung là Lũy Thầy, từ đó gọi là Thành- Thành Đồng Hới.( tiếng bọ Động với Đồng, Hới với Hải là một). Thời Pháp thuộc từ 1946 gọi là Thị trấn Đồng Hới, Hòa bình lập lại 1954 gọi là Thị xã Đồng Hới, từ 2004 đến nay gọi là Thành phố Đồng Hới. Thành phố chẳng oách gì hơn so với huyện, có điều Bộ văn hóa tự tiện gán cho nó cái tên Huyện Đồng Hới mà nó chưa từng có trong lịch sử thì lạ quá, lạ hơn nữa đó là quê mẹ của ông Bộ trưởng văn hóa- du lịch. Có phải thế không, thưa các anh Minh Tuan, Quy Do?

P/S: Còn như địa danh Huyện Đồng Sơn thì từ bé đến giờ tôi chưa hề biết đến ở tỉnh Quảng Bình có một huyện như thế.

4 nhận xét :

  1. Mẹ cái ông Bộ trưởng thì có khác mẹ cái ông dân thường nhỉ?
    Công văn hỏa tốc gửi đi đâu vậy?

    Trả lờiXóa
  2. Lại khổ anh đánh máy!

    Trả lờiXóa
  3. Thế này là "đám tang hành chính", đi viếng gọi là "viếng hành chính". Việc này có từ lâu rồi, nên ứng xử một cách có văn hóa, mỗi việc một tí, dần dần sẽ khôi phục được cả một nền văn hóa. Lâu đấy, không vội được đâu.

    Trả lờiXóa
  4. công văn hỏa tốc chỉ để khi co sự cố gì đặc biệt của nhà nước . sao me bộ trưởng mất lại phải gửi công văn hỏa tốc
    À dân tôi hiểu ra rồi :phải hỏa tốc để người ta còn đến phúng viếng cho kịp . Đây là cách để chống thất thu cho ông bộ trưởng

    Trả lờiXóa