Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Báo Tiền Phong: CÓ CHUYỆN LẤY CÂY CỔ THỤ BIẾU SẾP KHÔNG?

Có hay không Di tích Cố đô Huế biếu cây cổ thụ quý cho “sếp bự”?


TPO - Một cây sứ mọc hoang trên nền móng điện Kiến Trung - Đại nội Huế được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế di dời để trùng tu di tích từ tháng 1/2016. Tuy nhiên, những ngày gần đây, tại Huế lại rộ lên thông tin cây sứ này được mang đi biếu cho một lãnh đạo cấp sở tỉnh TT-Huế.
.
 
Cây sứ điện Kiến Trung đã được trồng tại vườn ươm Văn Thánh từ nhiều tháng nay.
“Náo loạn” vì cây sứ hoang

Chiều 7/9, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (TTBTDTCĐ) Huế, có buổi tiếp xúc với báo chí để cung cấp thông tin việc di dời một cây sứ nhiều năm tuổi ra khỏi điện Kiến Trung từ hồi đầu năm 2016, nhưng nay bị “nghi” mang biếu xén cho một lãnh đạo cấp sở tại TT-Huế.

Theo ông Hải, trên khu vực nền móng điện Kiến Trung từ nhiều năm nay tồn tại 3 cây sứ mọc hoang khoảng 70 năm tuổi. “Những cây sứ này chắc chắn không do triều đình trồng, chúng xuất hiện tại khu vực điện Kiến Trung sau năm 1947 - thời điểm ngôi điện bị bom đạn chiến tranh tàn phá. Chúng tôi có đủ hình ảnh tư liệu chứng minh, trước năm 1947, khu vực điện Kiến Trung không có 3 cây sứ này. Đây chỉ là cây lâu năm, không phải cây cổ quý hiếm hay cây di sản do triều đình trồng như một số người quy kết”, ông Hải khẳng định.

 
Vị trí cây sứ hoang ở nền điện Kiến Trung đã bị bứng đi.
 
Giám đốc TTBTDTCĐ Huế cho biết thêm, hiện trong quần thể di tích cố đô Huế chỉ có khoảng 20% cây xanh nguyên gốc của triều đình xưa, số còn lại là cây mọc tự nhiên, cây hoang và cây được tôn tạo bổ sung sau này. Kể từ năm 2002, trung tâm tiến hành số hóa cây xanh di tích, ghi hồ sơ, đánh số cây và quản lý chúng hết sức chặt chẽ.

Đối với việc dời 3 cây sứ ở điện Kiến Trung, bộ phận chức năng của TTBTDTCĐ Huế đã lên kế hoạch từ năm trước, cho nên phải chuyển đi dần. Tương tự, những cây xanh khác, sau khi dời đi, nếu là cây mọc hoang, mọc tự nhiên nhưng có giá trị, phù hợp cảnh quan di tích, chúng sẽ được nuôi dưỡng tại vườn ươm, nhằm tạo nguồn dự phòng thay thế, bổ sung cho những điểm di tích bị khuyết cây xanh, hoặc cây bị đột ngột chết do lão hóa. Đối với những cây cổ do triều đình Huế trồng, nhưng vì lý do bất khả kháng phải tạm di dời để chỉnh trang di tích, số cây này sau một thời gian “đi gửi” sẽ được đưa về đúng vị trí cũ.

“Việc di dời đã diễn ra 8 tháng, theo kế hoạch đề ra, nhưng không hiểu sao giờ lại rộ lên thông tin cây sứ này được biếu cho một lãnh đạo cấp sở. Không hiểu, việc tung tin này nhằm ý đồ gì”, ông Hải ngỡ ngàng. 

Theo quan sát của PV Tiền Phong, tại nền điện Kiến Trung, hiện mới chỉ có 1 cây sứ hoang phía bên phải di tích bị dời di, 2 cây còn lại vẫn còn giữ nguyên trạng và sẽ được bứng đi trong thời gian tới.

“Cây cổ biếu sếp” vẫn nằm yên ở vườn ươm di tích

Theo tìm hiểu của PV, cây sứ mọc tại điện Kiến Trung được TTBTDTCĐ Huế di dời vào khoảng 17h30 chiều 21/1/2016, đi qua cửa Hòa Bình của Đại nội. Sổ nhật trình của bảo vệ chốt cửa Hòa Bình vẫn còn ghi rõ: “Phòng Cảnh quan Môi trường (thuộc TTBTDTCĐ Huế) chở một cây sứ đại bứng ở điện Kiến Trung lên ươm trồng (ở vườn ươm) Văn Thánh”.

Theo ông Phan Thanh Hải, sở dĩ cây này chuyển vào thời điểm chiều tối nhằm tránh ảnh hưởng đến du khách tham quan Đại nội Huế. “Chúng tôi không chuyển cây này vào ban đêm, không qua cầu Phú Xuân phía bờ nam sông Hương để đi về hướng nhà anh S (giám đốc của một sở) như người ta đồn bậy, mà cây được chuyển thẳng lên vườn ươm Văn Thánh. Cây sứ hiện vẫn nằm ở đó. Nói cây này bứng đi biếu sếp là bịa đặt”, ông Hải nói với PV Tiền Phong.

 
Sổ nhật trình bảo vệ di tích ghi việc di cây đến vườn ươm.
 
Chiều 7/9, PV tiếp cận vườn ươm Văn Thánh (thuộc TTBTDTCĐ Huế) đóng tại phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà. Sau một thời gian ươm dưỡng, những đoạn cành ngọn của cây sứ bị cưa cụt khi di chuyển hồi đầu năm giờ đã đơm nhánh, trổ lá xanh. Đối chiếu đặc điểm từ bức ảnh gốc chụp lưu trước khi di dời, cây sứ ở điện Kiến Trung và cây này là một.  

Quanh gốc cây sứ này, cỏ dại cùng cây mai dương đã mọc cao hơn nửa mét. Điều này cho thấy, cây sứ đã nằm yên ở đây nhiều tháng, nó không bị chuyển “nhầm” địa chỉ về bất kỳ nhà của vị “sếp bự” nào ở tỉnh TT-Huế như dư luận đồn thổi.


Ngọc Văn

15 nhận xét :

  1. Bảy mươi tuổi vẫn còn ươm
    Cứ như cây giống ở vườn Thiên Thai
    Mừng ông tiến sỹ thiên tài
    Gieo cây sống được ngày dài trăm năm

    Trả lờiXóa
  2. Hãy đọc bài TÌM CÂY SỨ CỔ THỤ, GẶP BIỆT PHỦ HUỲNH NGỌC SƠN đăng trên trang này hôm qua.

    Trả lờiXóa
  3. Thì ra là cây sứ
    Được chuyển đến vườn ươm
    Khi nào nó ra rễ
    Sẽ về phủ ông Sơn

    Trả lờiXóa
  4. Cố gắng,Sứ ươm vườn Thiên Thai,Hải ươm vườn Đại Nội(quên vườn Đại hội)

    Trả lờiXóa
  5. Giả khờ hả bác Ngọc Văn
    Ai ươm cây đã trăm năm bao giờ
    Đứng ra nhân chứng vật vờ
    Hay là được chút múi xơ gì rồi?

    Trả lờiXóa
  6. Việc di dời đã diễn ra 8 tháng, theo kế hoạch đề ra, nhưng không hiểu sao giờ lại rộ lên thông tin cây sứ này được biếu cho một lãnh đạo cấp sở. Không hiểu, việc tung tin này nhằm ý đồ gì”, ông Hải ngỡ ngàng.
    ....
    Quanh gốc cây sứ này, cỏ dại cùng cây mai dương đã mọc cao hơn nửa mét. Điều này cho thấy, cây sứ đã nằm yên ở đây nhiều tháng, nó không bị chuyển “nhầm” địa chỉ về bất kỳ nhà của vị “sếp bự” nào ở tỉnh TT-Huế như dư luận đồn thổi.
    --------------------------------
    Ông Nguyễn Thanh Hải đã "gian mà không ngoan." Các bác ngẫm xem, cây đã được di dời cách nay đã được '8 tháng' và 'Quanh gốc cây sứ này, cỏ dại cùng cây mai dương đã mọc cao hơn nửa mét'. Thế mà trong bước ảnh trên, có cả một con đường dài dẫn đến gốc cây sứ đất sét vẫn còn vàng ươm mới tinh và không một cọng cỏ?!?!? Sao cỏ mọc 2 bên cao cả nửa mét mà lại tránh một lối để dẫn vào gốc cây vậy cà??? Chưa hết, các bao tải chứa đất cát chèn gốc cây đã 8 tháng rồi mà vẫn xanh như mới không một chút bạc màu hay bụi bẩn, lạ nhở??? Còn cái giấy giao ca ở trên cũng là hàng giả thôi các bác ạ. Thằng cháu của tôi nó bảo thế. Thôi rồi ông Hải ơi, ông tính dàn cảnh đánh lừa trẻ con à???
    Nhân tiện, bật mí thêm tí xíu về ông Hải: ông này chẳng tài cán gì đâu, ban đầu chỉ làm lính lác trong khu bảo tồn, nhưng được cái giỏi 'chạy' và giỏi 'ươm' cây di tích. Nhiều người quen biết cũng rất bất ngờ với việc người như ông Hải mà học được đến tiến sĩ sử học; hèn chi mà di tích Hoàng thành do ông Hải đứng đầu trùng tu đến đâu thì dân Huế... khóc thét đến đấy! Bác nào tò mò có dịp tìm đến nhà thì sẽ thấy trước sân nhà ông ấy lúc nào cũng có 'ươm' vài chậu kiểng đại thụ tổ bố, tôi nghe hàng xóm quanh đấy thì thầm rằng toàn là 'hàng' từ các khu di tích ra cả đấy.(Chả là tôi cũng có bà con nhà sát nách với nhà ông Hải).
    Dư luận mới đây rất bức xức về việc VTV dàn cảnh phá rừng còn chưa nguôi, thì nay TT Bảo tồn di tích Huế lại dàn dựng vụng về vụ việc "ươm" cây di tích đại thụ trong Hoàng cung. Toàn là cơ quan văn hóa mà lại làm chuyện phản văn hóa. Mượn thơ cô giáo Lam: 'Đất nước mình ngộ quá', phải không các bác?

    Trả lờiXóa
  7. Cây sứ có ma đấy, bọn tham và ngu ơi!

    Trả lờiXóa
  8. Ông cán bộ của đảng nói
    Báo tiền phong của đảng phụ họa
    " lưu manh kẻ cướp đôi bên cùng tuồng "
    hy vọng dân tin ư ? Bị lừa bịp nhiều rồi ,bây giờ dân cũng dần tỉnh đòn rồi , đừng hy vọng điều đó

    Trả lờiXóa
  9. Ươm cây bảy chục tuổi rồi
    Khác chi bên đảng ươm ngồi ghế cao
    Cứ nhìn ông Trọng xem sao
    Bảy lăm vùa mới ươm vào vườn xuân

    Trả lờiXóa
  10. ảnh này là cây đã được trồng ... còn ảnh gốc,cây chưa được di dời thì không có, vậy đâu là sự thật,
    còn lời của ông Phan Thanh Hải lấy gì làm bằng chứng...

    Trả lờiXóa
  11. Ông tài chính là xếp
    Ông bảo tồn được ư
    Cách Tiền Phong chạy tội
    Nghe chướng tai bỏ xừ

    Trả lờiXóa
  12. À chuyện này cũng na ná như Hà Nội thôi mừ,nên gọi là"thay thế,cải tạo"."Gốc"có tốt thì"cành"mới lớn được vậy thôi

    Trả lờiXóa
  13. chắc thảo + nghị từ hà nội vào cố vấn

    Trả lờiXóa
  14. Bảo tồn trộm đò cổ
    Tiền phong che bảo tồn
    Tài chính cấp tiền bạc
    Thế là đồ mi xon...

    Trả lờiXóa
  15. Tiền phonglawms vụ làm tiền
    Vụ này có vẻ hơi phiền tý đây
    Lẽ lời đầy vẻ bài bây
    Đọc qua ai cũng ngất ngây thỏa cười

    Trả lờiXóa