Hoàng Đan
Ngành thép là ngành cần nhiều điện, vậy ông có làm nhà máy điện không? Hay chạy bằng gì? Chi phí như thế nào? Ông Vũ chịu hay tỉnh lại gánh chịu?", bà Phạm Chi Lan nói.
Nỗi lo từ nhiều vấn đề
Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná-Ninh Thuận mà Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen dự kiến triển khai với tổng vốn đầu tư lên đến 10,6 tỉ USD cùng các phát ngôn của ông Lê Phước Vũ trong những ngày qua đang thu hút sự chú ý của dư luận.
Liên quan đến dự án này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn Thủ tướng.
PV: Bà có đánh giá, nhìn nhận như thế nào về dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận đang được dự kiến triển khai cùng những phát ngôn, cam kết mạnh mẽ của Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ?
Bà Phạm Chi Lan: Tôi cũng đã một vài lần nêu lên bức xúc của mình đối với dự án này. Nó dựa trên mấy vấn đề chính mà tôi băn khoăn.
Trước hết, nhà đầu tư nào thì bài toán đầu tiên mà tính cũng là về thị trường, nhưng về mặt thị trường thép thì sự dư thừa công suất thép đang cực kỳ lớn, đặc biệt là dư thừa ở Trung Quốc và mỗi năm người ta tính nước này dư thừa lên tới hơn 80 triệu tấn.
Nước này đang phải ra sức đẩy sang nước khác để tiêu thụ cho mình số thép thừa đó và thực tế, nước này cũng chưa chạy hết công suất.
Nếu họ chạy hết công suất các nhà máy thép thì sự dư thừa sẽ còn lớn hơn. Ở đây, nhiều nước, trong đó, các nước Đông Nam Á hay Việt Nam gần Trung Quốc thì càng phải đáng lo ngại hơn về sự dư thừa thép đó sẽ đe dọa đến ngành thép đang có của mình.
Vì vậy, trong khu vực này chẳng có ai dám nghĩ sẽ đầu tư mới vào thép cả, nhất là chủng loại thép xây dựng bình thường mà Trung Quốc đang thừa.
Còn thép cao cấp muốn làm vẫn có khả năng nhưng đầu tư thì lại cực kỳ tốn kém, đòi hỏi công nghệ cao. Các nước có điều kiện như Việt Nam sẽ khó và có lẽ, tôi không tin là Tôn Hoa Sen đủ khả năng đầu tư vào các dự án thép cao cấp.
Hiệu quả về mặt thị trường thì tôi thực sự lo dự án thép của Tôn Hoa Sen sẽ cộng thêm vào dư thừa thép đã có ở Việt Nam hiện nay rồi.
Ngành thép mấy năm trở lại đây không năm nào không kêu cứu với Nhà nước để tăng thêm hàng rào đối với thép nhập khẩu từ ngoài vào, sức ép đó không chỉ đặt nặng lên nhà đầu tư trong nước mà cả nước ngoài.
Một số dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cũng đã chủ động rút đi khi thấy không còn đủ khả năng, khả thi về thị trường. Trừ Formosa là người ta đã đầu tư cách đây 8 năm, khi yếu tố thép Trung Quốc chưa có sức ép dữ dội như bây giờ.
Nếu có sức ép dữ dội như bây giờ thì dù Việt Nam có cho bao nhiêu ưu đãi, cho miễn các thứ về đất đai, thuế thì chưa chắc họ đã dám đầu tư.
Ông Lê Phước Vũ có nói là theo tính toán, nhu cầu thép ở Việt Nam còn lớn lắm và sản xuất không đủ cho những năm tới.
Nhưng tôi nói thật, tôi luôn luôn nghi ngờ quy hoạch của các ngành như thép, xi măng khi mà họ muốn làm thì đều vống lên nhu cầu, dự báo nhu cầu rất cao so với thực tế. Họ tính ở tốc độ khi đỉnh cao nhất và cứ thế đem nhân lên để tính tương lai về thị trường còn cần nhiều sản phẩm, xin đầu tư.
Nhưng thực tế, tốc độ cao lên bao giờ cũng khó hơn so với những năm đầu chưa có, khi mình có rất ít thì nhu cầu có thể tăng 10 - 15%, nhưng khi có nhiều rồi thì mức tăng 10 - 15% là một dung lượng lớn hơn nhiều so với ban đầu, rõ ràng có nhiều cái sai số rất lớn, không khả thi.
Nếu như không tính toán kỹ thì ông Vũ và Hoa Sen có thể tính sai bài toán đó. Ở đây, cần xem xét lại thật kỹ vấn đề này.
Về chi phí cho đầu tư, muốn làm một nhà máy thép với mức độ, công nghệ hiện đại để có thể không gây ra ảnh hưởng về môi trường thì thực sự là tốn kém đấy chứ hoàn toàn không dễ dàng đầu tư được đâu.
Khi mà nó tốn kém, đắt đỏ như vậy thì liệu một lúc nào đó có dẫn đến việc ông không chịu được chi phí về môi trường rồi như Formosa phải thay đổi bài toán môi trường đi, hạ thấp chuẩn môi trường xuống, dùng công nghệ, thiết bị lạc hậu để thải ra môi trường Việt Nam, bắt xã hội gánh chịu.
Tôi nghĩ là bài toán này hoàn toàn không chủ quan được đâu. Tôi cũng rất ngần ngại như trên báo chí nói, đưa mấy người vào thăm dò thiết kế lại là mấy công ty Trung Quốc, dù ông Vũ cải chính nói đây chỉ là họ vào thăm dò thôi còn ông chưa quyết định dùng ai.
Nhưng rút cục nếu tính theo chi phí trên thị trường thì có thể giá chào thấp hơn của phía Trung Quốc sẽ lại đủ hấp dẫn để dùng đầu tư của Trung Quốc? Như tôi đã nói Trung Quốc đang dư thừa thép rất lớn nên họ có động lực để ai cần mua nhà máy thép thì họ sẵn sàng tháo dỡ để đưa đi.
Và thường những nhà máy đó cũng là những nhà máy lạc hậu. Họ đẩy thứ rác thải công nghệ lạc hậu sang nước khác để lấy tiền đầu tư vào thứ hiện đại hơn. Liệu ông Vũ có đủ tài giỏi để tránh bài toán đó không? Hay lại đi mua tất cả những thiết bị, công nghệ cũ kỹ đó về mà giá chưa chắc đã rẻ.
Đây là bài toán tư nhân của ông Vũ nhưng tác động về môi trường, kết quả sản phẩm sẽ không thể đảm bảo được.
Ông Vũ có hứa là nếu xảy ra sự cố sẽ đóng nhà máy, mang cả tài sản ra đền bù nhưng cả tài sản nếu là một nhà máy với thiết bị, công nghệ lạc hậu thì đáng giá bao nhiêu? Có ai dám mua lại để chạy không?
Còn khi xảy ra tác hại môi trường nếu như giống với Formosa thì có bán tài sản của ông Vũ đi cũng không bù nổi đâu.
Nhân tố nữa đó là các tài nguyên khác để cho ông Vũ làm thì vùng Ninh Thuận thiếu nước là thường xuyên. Mấy năm gần đây, tình trạng khô hạn còn nặng nề hơn rất nhiều.
Cả một tỉnh thiếu nước như vậy, giờ nói là có phương án lọc nước biển để làm, về công nghệ thì có thể được nhưng chi phí thì liệu có hiệu quả hay không khi mà chi phí nước cũng đắt hơn lên.
Ngành thép là ngành cần nhiều điện, vậy ông có làm nhà máy điện không? Hay chạy bằng gì? Chi phí như thế nào? Ông Vũ chịu hay tỉnh lại gánh chịu?
Đất đai cũng vậy, lấy hàng nghìn ha để làm khiến bao nhiêu người dân mất nguồn lợi sinh sống, vậy lợi ích của người dân ở đâu? Chi phí cơ hội người dân bị mất đi cho dự án như thế nào?
Ông Vũ nói làm cho đất nước, cho sự phát triển chung nhưng trước hết, làm ở đâu phải tính cho người dân ở đó đã. Tôi được biết, ông Vũ cũng theo đạo Phật nên rất cần từ cái nhân của đạo Phật để tính toán cho có trách nhiệm hơn với người dân ở vùng đó (Cà Ná, Ninh Thuận - PV).
Đừng vì dự án của mình làm mất cơ hội sinh sống của bao nhiêu người mà ở đây là những người nông dân như làm muối là mất cơ hội sinh sống từ đời này sang đời khác, mất cả nghề của người ta.
Mà nghề làm muối giống như nghề đi biển của người dân Hà Tĩnh, mất nghề đó, người ta không làm được nghề khác và không thể quen thuộc được.
Cả bản thân doanh nghiệp nhất là tỉnh phải cẩn trọng, tính toán rất kỹ dựa trên lợi ích của người dân. Đừng ham dự án đầu tư để GDP tăng trưởng hơn, oai phong hơn so với tỉnh khác để chấp nhận hệ quả cho người dân.
Về hệ quả môi trường thì hiện nay, Formosa mới đang bị phanh phui chủ yếu về xả thải ra biển còn sản xuất thép sẽ có chất thải rắn và chính Formosa cũng có chuyện chôn lấp, đang bị cơ quan chức năng xử lý.
Ngoài ra, một dự án nhà máy thép còn gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn...
Mong Chính phủ vào cuộc
PV: Như những gì bà đã phân tích ở trên thì chúng ta nên ứng xử như thế nào đối với một dự án như thế này?
Bà Phạm Chi Lan: Như tôi đã nói, ở đây tỉnh và hơn thế là Chính phủ phải xem xét. Tôi nghĩ, không nên coi đây là một dự án giữa doanh nghiệp và địa phương quyết định với nhau.
Tôi ngạc nhiên khi Bộ Công thương lại đưa dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná-Ninh Thuận bổ sung vào quy hoạch ngành thép giai đoạn 2020 xét đến 2025.
Có phải chăng, quy hoạch của Nhà nước, Bộ làm ra sẽ lại thay đổi theo dự án của doanh nghiệp? Vậy quy hoạch đó trước đây được làm trên cơ sở nào mà giờ có thể dễ dàng đưa vào một dự án lớn như thế? Làm như vậy, có phải là trách nhiệm chung với đất nước không?
Còn về phía Nhà nước, tôi nghĩ các Bộ khác như Bộ Kế hoạch đầu tư và nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải lên tiếng. Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rất đau đầu với Formosa rồi thì giờ rất cần phải lên tiếng bằng trách nhiệm của mình với đất nước.
Và hơn hết, tôi mong Thủ tướng xem xét, chỉ đạo các ngành tính toán cẩn thận. Thủ tướng đã tuyên bố sẽ nói không với các dự án gây tác hại lớn với môi trường. Đối với dự án này, nó là một trong những trường hợp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở vùng biển phía Nam miền Trung.
Phía Bắc của vùng biển miền Trung đáng gánh chịu rồi giờ đến phía Nam thì cả miền Trung sẽ sống thế nào đây. Tôi nghĩ là Chính phủ cần có trách nhiệm tính toán lại, đưa quyết định.
Vấn đề này xảy ra trên đất Việt Nam nên không chỉ có quyền của tỉnh và doanh nghiệp muốn làm gì thì làm mà cần có Nhà nước quyết định.
Dù động lực có tốt đi mấy nhưng nếu tác dụng chung, lợi ích chung của nền kinh tế, của đông đảo người dân không đạt được thì Chính phủ cũng nên từ chối. Tôi mong Chính phủ có thái độ cương quyết trong việc này.
PV: Tại đại hội cổ đông bất thường của Tôn Hoa Sen vào sáng 6/9, ông Lê Phước Vũ đã cho rằng nếu nhìn thấy Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát - PV) quý vừa rồi lời đến 2.000 tỉ đồng từ thép mang lại thì "ngu gì không làm, ngu gì không đầu tư"(!). Bà có bình luận gì về phát ngôn này?
Bà Phạm Chi Lan: Hòa Phát lãi theo tôi hiểu do họ có nhân tố khác ở Việt Nam là họ còn khai thác quặng.
Ở đây, ông làm kinh doanh mà sao ông lại tính đơn giản như vậy. Một người đã làm kinh doanh, đầu tư sẵn rồi thì bây giờ người ta có thể thắng, thắng 2.000 tỷ nhưng rồi các ông khác lại nhảy vào thì liệu 2.000 tỷ đó có còn không?
Thị trường có mức độ nhất định thôi chứ. Tôi cũng hơi ngạc nhiên về cách tính như vậy của một doanh nghiệp cũng nổi tiếng thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình là tôn. Tôi cho là cách như vậy cũng không thỏa đáng.
Tôi rất mong ông Vũ xem xét lại trước hết từ chính lợi ích của bản thân doanh nghiệp, công ty.
Qua báo chí, tôi cũng được biết là, thông tin cho hay, lượng vốn của công ty hạn chế nên sẽ phải huy động thêm từ các nguồn khác như trái phiếu, vay mượn ngân hàng...
Nhưng tôi nghĩ với lãi vay ở Việt Nam mà làm những dự án lớn, dài hạn như vậy thì không biết là hiệu quả kinh tế về mặt tài chính có còn không? Cá nhân tôi rất nghi ngờ về việc này...
Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!
Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná-Ninh Thuận mà Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen dự kiến triển khai với tổng vốn đầu tư lên đến 10,6 tỉ USD cùng các phát ngôn của ông Lê Phước Vũ trong những ngày qua đang thu hút sự chú ý của dư luận.
Liên quan đến dự án này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn Thủ tướng.
PV: Bà có đánh giá, nhìn nhận như thế nào về dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận đang được dự kiến triển khai cùng những phát ngôn, cam kết mạnh mẽ của Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ?
Bà Phạm Chi Lan: Tôi cũng đã một vài lần nêu lên bức xúc của mình đối với dự án này. Nó dựa trên mấy vấn đề chính mà tôi băn khoăn.
Trước hết, nhà đầu tư nào thì bài toán đầu tiên mà tính cũng là về thị trường, nhưng về mặt thị trường thép thì sự dư thừa công suất thép đang cực kỳ lớn, đặc biệt là dư thừa ở Trung Quốc và mỗi năm người ta tính nước này dư thừa lên tới hơn 80 triệu tấn.
Nước này đang phải ra sức đẩy sang nước khác để tiêu thụ cho mình số thép thừa đó và thực tế, nước này cũng chưa chạy hết công suất.
Nếu họ chạy hết công suất các nhà máy thép thì sự dư thừa sẽ còn lớn hơn. Ở đây, nhiều nước, trong đó, các nước Đông Nam Á hay Việt Nam gần Trung Quốc thì càng phải đáng lo ngại hơn về sự dư thừa thép đó sẽ đe dọa đến ngành thép đang có của mình.
Vì vậy, trong khu vực này chẳng có ai dám nghĩ sẽ đầu tư mới vào thép cả, nhất là chủng loại thép xây dựng bình thường mà Trung Quốc đang thừa.
Còn thép cao cấp muốn làm vẫn có khả năng nhưng đầu tư thì lại cực kỳ tốn kém, đòi hỏi công nghệ cao. Các nước có điều kiện như Việt Nam sẽ khó và có lẽ, tôi không tin là Tôn Hoa Sen đủ khả năng đầu tư vào các dự án thép cao cấp.
Hiệu quả về mặt thị trường thì tôi thực sự lo dự án thép của Tôn Hoa Sen sẽ cộng thêm vào dư thừa thép đã có ở Việt Nam hiện nay rồi.
Ngành thép mấy năm trở lại đây không năm nào không kêu cứu với Nhà nước để tăng thêm hàng rào đối với thép nhập khẩu từ ngoài vào, sức ép đó không chỉ đặt nặng lên nhà đầu tư trong nước mà cả nước ngoài.
Một số dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cũng đã chủ động rút đi khi thấy không còn đủ khả năng, khả thi về thị trường. Trừ Formosa là người ta đã đầu tư cách đây 8 năm, khi yếu tố thép Trung Quốc chưa có sức ép dữ dội như bây giờ.
Nếu có sức ép dữ dội như bây giờ thì dù Việt Nam có cho bao nhiêu ưu đãi, cho miễn các thứ về đất đai, thuế thì chưa chắc họ đã dám đầu tư.
Ông Lê Phước Vũ có nói là theo tính toán, nhu cầu thép ở Việt Nam còn lớn lắm và sản xuất không đủ cho những năm tới.
Nhưng tôi nói thật, tôi luôn luôn nghi ngờ quy hoạch của các ngành như thép, xi măng khi mà họ muốn làm thì đều vống lên nhu cầu, dự báo nhu cầu rất cao so với thực tế. Họ tính ở tốc độ khi đỉnh cao nhất và cứ thế đem nhân lên để tính tương lai về thị trường còn cần nhiều sản phẩm, xin đầu tư.
Nhưng thực tế, tốc độ cao lên bao giờ cũng khó hơn so với những năm đầu chưa có, khi mình có rất ít thì nhu cầu có thể tăng 10 - 15%, nhưng khi có nhiều rồi thì mức tăng 10 - 15% là một dung lượng lớn hơn nhiều so với ban đầu, rõ ràng có nhiều cái sai số rất lớn, không khả thi.
Nếu như không tính toán kỹ thì ông Vũ và Hoa Sen có thể tính sai bài toán đó. Ở đây, cần xem xét lại thật kỹ vấn đề này.
Về chi phí cho đầu tư, muốn làm một nhà máy thép với mức độ, công nghệ hiện đại để có thể không gây ra ảnh hưởng về môi trường thì thực sự là tốn kém đấy chứ hoàn toàn không dễ dàng đầu tư được đâu.
Khi mà nó tốn kém, đắt đỏ như vậy thì liệu một lúc nào đó có dẫn đến việc ông không chịu được chi phí về môi trường rồi như Formosa phải thay đổi bài toán môi trường đi, hạ thấp chuẩn môi trường xuống, dùng công nghệ, thiết bị lạc hậu để thải ra môi trường Việt Nam, bắt xã hội gánh chịu.
Tôi nghĩ là bài toán này hoàn toàn không chủ quan được đâu. Tôi cũng rất ngần ngại như trên báo chí nói, đưa mấy người vào thăm dò thiết kế lại là mấy công ty Trung Quốc, dù ông Vũ cải chính nói đây chỉ là họ vào thăm dò thôi còn ông chưa quyết định dùng ai.
Nhưng rút cục nếu tính theo chi phí trên thị trường thì có thể giá chào thấp hơn của phía Trung Quốc sẽ lại đủ hấp dẫn để dùng đầu tư của Trung Quốc? Như tôi đã nói Trung Quốc đang dư thừa thép rất lớn nên họ có động lực để ai cần mua nhà máy thép thì họ sẵn sàng tháo dỡ để đưa đi.
Và thường những nhà máy đó cũng là những nhà máy lạc hậu. Họ đẩy thứ rác thải công nghệ lạc hậu sang nước khác để lấy tiền đầu tư vào thứ hiện đại hơn. Liệu ông Vũ có đủ tài giỏi để tránh bài toán đó không? Hay lại đi mua tất cả những thiết bị, công nghệ cũ kỹ đó về mà giá chưa chắc đã rẻ.
Đây là bài toán tư nhân của ông Vũ nhưng tác động về môi trường, kết quả sản phẩm sẽ không thể đảm bảo được.
Ông Vũ có hứa là nếu xảy ra sự cố sẽ đóng nhà máy, mang cả tài sản ra đền bù nhưng cả tài sản nếu là một nhà máy với thiết bị, công nghệ lạc hậu thì đáng giá bao nhiêu? Có ai dám mua lại để chạy không?
Còn khi xảy ra tác hại môi trường nếu như giống với Formosa thì có bán tài sản của ông Vũ đi cũng không bù nổi đâu.
Mô hình khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận.
Nhân tố nữa đó là các tài nguyên khác để cho ông Vũ làm thì vùng Ninh Thuận thiếu nước là thường xuyên. Mấy năm gần đây, tình trạng khô hạn còn nặng nề hơn rất nhiều.
Cả một tỉnh thiếu nước như vậy, giờ nói là có phương án lọc nước biển để làm, về công nghệ thì có thể được nhưng chi phí thì liệu có hiệu quả hay không khi mà chi phí nước cũng đắt hơn lên.
Ngành thép là ngành cần nhiều điện, vậy ông có làm nhà máy điện không? Hay chạy bằng gì? Chi phí như thế nào? Ông Vũ chịu hay tỉnh lại gánh chịu?
Đất đai cũng vậy, lấy hàng nghìn ha để làm khiến bao nhiêu người dân mất nguồn lợi sinh sống, vậy lợi ích của người dân ở đâu? Chi phí cơ hội người dân bị mất đi cho dự án như thế nào?
Ông Vũ nói làm cho đất nước, cho sự phát triển chung nhưng trước hết, làm ở đâu phải tính cho người dân ở đó đã. Tôi được biết, ông Vũ cũng theo đạo Phật nên rất cần từ cái nhân của đạo Phật để tính toán cho có trách nhiệm hơn với người dân ở vùng đó (Cà Ná, Ninh Thuận - PV).
Đừng vì dự án của mình làm mất cơ hội sinh sống của bao nhiêu người mà ở đây là những người nông dân như làm muối là mất cơ hội sinh sống từ đời này sang đời khác, mất cả nghề của người ta.
Mà nghề làm muối giống như nghề đi biển của người dân Hà Tĩnh, mất nghề đó, người ta không làm được nghề khác và không thể quen thuộc được.
Cả bản thân doanh nghiệp nhất là tỉnh phải cẩn trọng, tính toán rất kỹ dựa trên lợi ích của người dân. Đừng ham dự án đầu tư để GDP tăng trưởng hơn, oai phong hơn so với tỉnh khác để chấp nhận hệ quả cho người dân.
Về hệ quả môi trường thì hiện nay, Formosa mới đang bị phanh phui chủ yếu về xả thải ra biển còn sản xuất thép sẽ có chất thải rắn và chính Formosa cũng có chuyện chôn lấp, đang bị cơ quan chức năng xử lý.
Ngoài ra, một dự án nhà máy thép còn gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn...
Mong Chính phủ vào cuộc
PV: Như những gì bà đã phân tích ở trên thì chúng ta nên ứng xử như thế nào đối với một dự án như thế này?
Bà Phạm Chi Lan: Như tôi đã nói, ở đây tỉnh và hơn thế là Chính phủ phải xem xét. Tôi nghĩ, không nên coi đây là một dự án giữa doanh nghiệp và địa phương quyết định với nhau.
Tôi ngạc nhiên khi Bộ Công thương lại đưa dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná-Ninh Thuận bổ sung vào quy hoạch ngành thép giai đoạn 2020 xét đến 2025.
Có phải chăng, quy hoạch của Nhà nước, Bộ làm ra sẽ lại thay đổi theo dự án của doanh nghiệp? Vậy quy hoạch đó trước đây được làm trên cơ sở nào mà giờ có thể dễ dàng đưa vào một dự án lớn như thế? Làm như vậy, có phải là trách nhiệm chung với đất nước không?
Còn về phía Nhà nước, tôi nghĩ các Bộ khác như Bộ Kế hoạch đầu tư và nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải lên tiếng. Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rất đau đầu với Formosa rồi thì giờ rất cần phải lên tiếng bằng trách nhiệm của mình với đất nước.
Và hơn hết, tôi mong Thủ tướng xem xét, chỉ đạo các ngành tính toán cẩn thận. Thủ tướng đã tuyên bố sẽ nói không với các dự án gây tác hại lớn với môi trường. Đối với dự án này, nó là một trong những trường hợp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở vùng biển phía Nam miền Trung.
Phía Bắc của vùng biển miền Trung đáng gánh chịu rồi giờ đến phía Nam thì cả miền Trung sẽ sống thế nào đây. Tôi nghĩ là Chính phủ cần có trách nhiệm tính toán lại, đưa quyết định.
Vấn đề này xảy ra trên đất Việt Nam nên không chỉ có quyền của tỉnh và doanh nghiệp muốn làm gì thì làm mà cần có Nhà nước quyết định.
Dù động lực có tốt đi mấy nhưng nếu tác dụng chung, lợi ích chung của nền kinh tế, của đông đảo người dân không đạt được thì Chính phủ cũng nên từ chối. Tôi mong Chính phủ có thái độ cương quyết trong việc này.
PV: Tại đại hội cổ đông bất thường của Tôn Hoa Sen vào sáng 6/9, ông Lê Phước Vũ đã cho rằng nếu nhìn thấy Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát - PV) quý vừa rồi lời đến 2.000 tỉ đồng từ thép mang lại thì "ngu gì không làm, ngu gì không đầu tư"(!). Bà có bình luận gì về phát ngôn này?
Bà Phạm Chi Lan: Hòa Phát lãi theo tôi hiểu do họ có nhân tố khác ở Việt Nam là họ còn khai thác quặng.
Ở đây, ông làm kinh doanh mà sao ông lại tính đơn giản như vậy. Một người đã làm kinh doanh, đầu tư sẵn rồi thì bây giờ người ta có thể thắng, thắng 2.000 tỷ nhưng rồi các ông khác lại nhảy vào thì liệu 2.000 tỷ đó có còn không?
Thị trường có mức độ nhất định thôi chứ. Tôi cũng hơi ngạc nhiên về cách tính như vậy của một doanh nghiệp cũng nổi tiếng thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình là tôn. Tôi cho là cách như vậy cũng không thỏa đáng.
Tôi rất mong ông Vũ xem xét lại trước hết từ chính lợi ích của bản thân doanh nghiệp, công ty.
Qua báo chí, tôi cũng được biết là, thông tin cho hay, lượng vốn của công ty hạn chế nên sẽ phải huy động thêm từ các nguồn khác như trái phiếu, vay mượn ngân hàng...
Nhưng tôi nghĩ với lãi vay ở Việt Nam mà làm những dự án lớn, dài hạn như vậy thì không biết là hiệu quả kinh tế về mặt tài chính có còn không? Cá nhân tôi rất nghi ngờ về việc này...
Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!
Ai cũng thấy dự án thép Cà Ná là ... không kinh tế, nguy cơ ô nhiễm, nguy cơ về an ninh quốc phòng & vô lý. Có một điểm mà ít người nghĩ đến : LP Vũ ... vẽ ra dự án này không phải để làm thép. Ông ta chỉ cần được giao ... đất thôi !!!
Trả lờiXóaKhi được giao đất rồi mà dư luận vẫn phản đối thì HSG của LP Vũ sẽ xin ... chuyển đổi "mục đích sử dụng đất" để làm ... Resort / bất động sản cho đúng mục đích, không gây ô nhiễm mà vẫn góp phần nâng cao ... kinh tế của địa phương, tiếp thu dư luận, ...
Nếu dư luận mặc kệ không thèm phản đối dự án thép nữa thì HSG vẫn sẽ xin ... chuyển đổi sang xây dựng Resort / bất động sản để gìn giữ ... môi trường.
Cứ chờ xem. Ở VN làm ăn thì phải lươn lẹo như thế mới ... thành công ngoài sức tưởng tượng của nhân dân & các chuyên gia tầm cỡ.
" “Lợi nhuận mà thích đáng thì tư bản trở nên can đảm, lợi nhuận mà đảm bảo được 10% thì người ta có thể thấy tư bản ở khắp nơi, đảm bảo được 20% thì nó hăng máu lên, đảm bảo được 50% thì nó táo bạo không biết sợ là gì, đảm bảo được 100% thì nó chà đạp lên tất cả mọi luật lệ của loài người, đảm bảo được 300% thì nó chẳng từ một tội ác nào mà không dám phạm, thậm chí bị treo cổ nó cũng không sợ”.(K.Marx)
XóaMarx nói trúng phooc đấy chứ bà con nhỉ. Mà Cụ còn chưa nhìn thấy tư bản đỏ đấy nhé!
Qua blog Huongtra mới rõ : Lê Phước Vũ là anh em cọc chèo với Trần Tuấn Anh-Bộ trưởng công thương . Hẳn nào, Vũ nổ như VN không có luật pháp vậy!
Trả lờiXóa"Tôi ngạc nhiên khi Bộ Công thương lại đưa dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná-Ninh Thuận bổ sung vào quy hoạch ngành thép giai đoạn 2020 xét đến 2025." Có gì mà bà phải ngạc nhiên - BT Trần Tuấn Anh và Lê Phước Vũ là anh em cọc chèo (đồng hao) mà ...?
Trả lờiXóaNhà nước bày trận: cho formosa đánh trực diện, vũ hoa sen đánh vu hồi khóa toàn bộ biển duyên hải miền Trung từ Bắc đến Nam và lan tỏa ra cả nước. Giết biển Cà Ná là phản quốc.!
Trả lờiXóanhững công trình đầu tư lớn nhà nước có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học đó là cách làm dung đắn Nếu không sẽ là có tội với đất nước,
Trả lờiXóaỐi dào ông Vũ này lại tính toán y như Bầu Đức, nuôi mấy trăm ngàn con bò, lấy ...cứt bò cũng lời to ấy mà. Nói phét đến tận trời mà sao các cổ đông cũng ...mờ mắt mà ok. Còn mấy lãnh đạo Ninh Thuận hẳn cũng muốn kiếm chác và được lừng danh cùng bị dân chửi như ông Võ Kim Cự đây mà...
Trả lờiXóaCần nói không với dự án thép này. Đầu năm nay hiệp hội thếp Việt nam kêu cứu, bộ Công thương liều chìa tay cứu vớt áp dụng hàng rào thuế quan để giải quyết lượng thép tồn đọng không tiêu thụ dduwwocj thực chất đây là cách doanh nghiệp móc nối với cơ quan quản lý để móc tíu người dân. Đây chính là lợi ích nhóm mà dư luận đàng lên án. Vậy hãy ngừng ngay dự án này khi còn chưa muộn, không thể xảy ra 1 Formusa thứ 2 nữa.
Trả lờiXóaSau thời gian im hơi lặng tiếng trong giai đoạn cầm quyền của 3X. Nay các nhà kinh tế độc lập đã có tiếng nói trở lại. Mong ý kiến của các vị được chính quyền các cấp lắng nghe.
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn đồng ý các phân tích chặt chẻ hiện tại và cả tương lai cho số phận nhà máy thép Cà nà mà chuyên gia kinh tế cấp cao Phạm chi Lan đả phân tích tỷ mỷ.Nếu ông Vủ và các cơ quan nhà nước chấp nhận cho tiến hành xây dựng thì rồi đây tình hình thực tế sẻ nu thế nào?
Trả lờiXóaKhông hiểu có giải pháp thần thánh" nào của Tôn ngộ Không chỉ dẩn mà trong 1 bài viết ông Vũ cam đoan không để 1 dọt nước bẩn chưa xử lý chảy ra ngoài môi trường ... Xin lỗi,tôi nghĩ đây chỉ là "Nói phét trên trời dưới đất nghe"...
Công nghệ của Hoa sen tại các nhà máy đang hoạt động 100% là dây chuyển của Trung quốc. Hoa sen chưa bao giờ làm được tôn chat lượng cao như Bluescope, Fujiton, PHương nam, Đông á v.v...
Trả lờiXóaChẳng lẽ dân ta lại có thêm một chủ trương lớn nữa của đảng sao?!
Trả lờiXóaNày này chị bảo cho mà biết : Chốn ấy hang hùm chớ mó tay .
Trả lờiXóaBà Phạm chi Lan mượn lời thơ Hồ Xuân Hương nhân gửi Lê Phước Vũ ! Coi chừng đấy !