LỰA CHỌN CỦA VĂN HÓA NỀN VÀ THIỆN TÂM
Báo chí quốc tế vừa có một chút gơn sóng về một vật “tùy thân” nhỏ bé: cái ví cầm tay của bà Ho Ching, vợ thủ tướng Singapore khi hai vợ chồng đến thăm nhà trắng. Chiếc ví lạ, bằng vải, màu xanh dương với họa tiết hình con khủng long có vẻ đơn giản và rẻ tiền.
Ngay sau đó, người ta biết nó có giá 11 USD, được thiết kế bởi một học sinh người Singapore học trường Pathlight, ngôi trường dành cho người tự kỷ đầu tiên ở đất nước này. Bà Ho Ching là cố vấn của Trung tâm Hỗ trợ người tự kỷ (ARC) đã giúp thành lập trường Pathlight.
Bà Ho Ching mới mua nó nhân dịp trường bán sản phẩm học sinh với mục đích phát huy tài năng người mắc chứng tự kỷ và gây quỹ . Ngôi trường chỉ bán được 200 chiếc ví trong suốt 4 tháng vừa qua, nhưng họ đã bán được 200 cái ngay trong một ngày sau khi hình ảnh của bà Ho Ching được chia sẻ rộng rãi.
Tôi đang bận quá không định viết gì hôm nay mà không thể. Cái ví này nói những điều không nhỏ. Sự tự tin, độc đáo của người cầm, không những cho thấy bà không cần gấm nhung kim sa mã nảo rồng phượng để khoe gìàu sang hay làm tăng giá trị mà ngược lại, thể hiện văn hóa nền và thiện tâm, lòng thương người của người cầm nó. Người tự kỷ thật đáng thương, và cũng đáng thương đáng quý hơn nữa là nhưng bậc mẹ cha, thầy cô giáo hết lòng thương chăm, nuôi dạy họ trở nên bình thường. Tôi có đến 5 người bạn có con tự kỷ và tôi nể trọng sự kiên tâm bền chí cả đời với con của họ.
Bà Ho Ching chắc cũng vui mừng vì một sự lựa chọn nhỏ xíu mang lại kết quả lớn cho việc gây quỹ của trường, cho cả một dịch vụ mới về giáo dục của Singapore (trường dạy người tự kỷ), cho uy tín của đất nước của bà. Bà Ho Ching cũng không ngờ bà làm cho người dân của một quốc gia có dân số gấp cả chuc lần Singapore phải nhức nhối, đau đớn. Họ nhìn thấy lãnh đạo cao nhất nước họ say mê những cặp ngà voi khổng lồ, những bộ bàn ghế vua chúa chạm khắc rồng phụng, những bộ áo không thể rực rỡ lòe loẹt rối loạn họa tiết hơn, và ngày càng được đọc nhiều hơn những bài báo quốc tế diễu nhạo “trình” văn hóa của những người đại diện cao nhất quốc gia mình. Vậy đó, tôi là lãnh đạo cao nhất phải xài những thứ...xịn nhất, tôi có tiền tôi xàì, tôi được cung phụng tôi khoe,ai làm gì tôi nào? Đó là quan niệm, là văn hóa, là sự phản cảm ê chề. Toàn thế giới bảo tồn động vật hoang dã thì lãnh đạo mình mang “chiến lợi phẩm" ra khoe. Thật phải rờn rợn khi nghĩ về bộ ngà voi quý đó. Và nghĩ về điều thế giới đang nhìn đất nước mình...
Thói khoe mẽ thể hiện sự dốt nát của những kẻ hãnh tiến.
Trả lờiXóaCái ví này nói những điều không nhỏ. Sự tự tin, độc đáo của người cầm, không những cho thấy bà không cần gấm nhung kim sa mã nảo rồng phượng để khoe gìàu sang hay làm tăng giá trị mà ngược lại, thể hiện văn hóa nền và thiện tâm, lòng thương người của người cầm nó.
Trả lờiXóa(Vũ Kim Hạnh)
*
Bà Ngân đâu? Bà đọc chưa?
Bà Ngân là chủ tịch quốc hội nhưng bà ấy thiếu tự tin, bà ấy không dám gặp dân, tiếp xúc với dân. Bày ấy hiểu rằng người dân nhìn bà ấy bằng ánh mắt như thế nào rồi! Bà ấy thấy trống trải, vì thế phải chưng diện xa hoa để lấp đầy khoảng trống, để thấy mình mạnh mẽ!
Trả lờiXóaNhưng có mạnh mẽ thật không khi không chịu kề vai sát cánh với nhân dân!
Ngày nào còn không cùng nhân dân một hướng nhìn thì ngày ấy còn cô đơn, run sợ!
Hình ảnh này chỉ có thể thấy ở các nước dân chủ và văn minh. Còn ở xứ An Nam hiện đại của CS người ta (từ quan to đến quan nhỏ, từ chân dài tới chân ngắn) đua nhau sắm sửa, phô trương với thiên hạ sự giầu có (trên nỗi thống khổ của bao người). Nhà lầu, xe hơi của quan chức CS thì hầu như vị nào cũng có. Nhiều người rất tự hào khoe những "hàng hiệu" được làm từ da, bộ phận các loài thú quý hiếm bị cấm săn bắn. Nhà ông cựu TBT LKP có cặp ngà voi được bày nơi trang trọng mà ông rất tự hào khoe mỗi khi có khách đến.
Trả lờiXóaKhi đầu óc văn minh thì vật chất nhỏ lại
Trả lờiXóa