Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

PHẬT GIÁO ĐÃ THÔI GẮN BÓ VỚI VẬN MỆNH DÂN TỘC ?

Phật giáo và dân tộc


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
RFA 2016-08-25


la-phat-tu.jpg



Có không ít nhận định rằng Phật giáo Việt Nam hiện nay không dấn thân vào các sinh hoạt xã hội hay kinh tế, chính trị của đất nước và điều này khiến hình ảnh của người Phật tử được xem như chỉ biết thuần thành trong phạm vi tu tập và quên đi vấn đề nhập thế mà nhà Phật đã truyền bá cách đây hàng ngàn năm.



Có thể nói hiện nay Chùa Giác Ngộ là một trong vài nơi hiếm hoi vẫn giữ tông chỉ nhập thế và truyền bá Phật pháp qua các hoạt động giáo dục, hoằng pháp, văn hóa và từ thiện lẫn chính trị. Trong bài thuyết giảng khóa tu “Ngày an lạc” với sự tham gia của hơn 650 tu sinh cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã huấn từ những gì mà Phật tử thường hiểu lầm từ bấy lâu nay:


“Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáo là tôn giáo tu rục, tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cận và sai lầm về tính đa diện của đạo Phật minh triết và đạo đức. 


Nói một cách nôm na Phật giáo bao gồm: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan, tu tập quan và giải thoát quan. Việc đánh giá sai lầm của một số quần chúng chỉ liên hệ đến một phương diện trong nhóm vừa nêu, đó là: tu tập quan. Còn các phương diện rất quan trọng mà đức Phật đóng góp cho tư tưởng của nhân loại đó là: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan qua hệ thống triết học đặc biệt của Ngài mà hầu như giới chính trị giới kinh doanh, giới tri thức, giới bình dân ít biết đến. 


Một phần là do đạo Phật bị ảnh hưởng bởi nghi thức đọc tụng được sử dụng trong các chùa chỉ chọn lọc vài ba kinh tín ngưỡng lại được diễn đạt bằng ngôn ngữ Hán-Việt vốn rất xa lạ với cộng đồng Phật giáo Việt Nam trong nước và nước ngoài.”


Lý do gì khiến Phật tử Việt Nam trở nên co lại trong khuôn viên tu tập và quên đi sự khổ nạn của chúng sinh, điều mà Đức Phật răn dạy từ xưa?


Người Phật tử còn nhớ tháng 5 năm 1994 khi giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức cứu trợ đồng bào bão lụt miền Tây thì chính quyền ra lệnh bắt phái đoàn gồm 60 tăng ni và 300 Phật tử. Trong vụ này Hòa thượng Thích Quảng Độ bị kết án năm năm, Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban và cư sĩ Nhật Thường bị ba đến năm năm tù.


Điều này đã gây chấn động lương tâm người theo đạo Phật và đồng thời ngăn cản mọi ý nghĩ hoạt động xã hội trong giáo hội Phật giáo Việt Nam.


Giải thích lý do người theo phật giáo hững hờ với xã hội, Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết:


“Người ta cứ nói rằng 80-90% Phật tử Việt Nam là con số rất lớn nhưng tại sao lại không có một tiếng nói nào để nói lên tiếng nói bảo vệ nhân quyền hay bảo vệ môi trường, môi sinh cho bà con đồng bào? 


Tôi thay mặt cho Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở trong nước, sự thực trong nước đứng về phía Phật giáo thì có tới hai tổ chức. Tổ chức Phật giáo của nhà nước lập nên là Giáo hội Phật giáo quốc doanh thì gần như 80-90% tăng ni Phật tử từ sau năm 1975 thì họ đàn áp triệt tiêu gần hết giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất truyền thống đã có lâu đời ở Việt Nam, họ quốc doanh hóa hết rồi họ bắt các nhà sư Việt Nam phải nằm trong Mặt trận Tổ quốc coi như đa phần đã bị quốc doanh hóa hết rồi.”


Vụ Formosa nổ ra như một trái bom gây thảm họa cho môi trường biển miền Trung nơi có giáo phận Vinh nằm trải dải trên hầu hết các nơi bị tác động trực tiếp đến giáo dân cũng như dân chúng. Ngày 17 tháng 8 trong dịp lễ Đức mẹ hồn xác lên trời, hơn bốn chục ngàn giáo dân trong giáo phận đã tập trung tham dự thánh lễ và diễu hành ôn hòa chống lại Formosa đã trực tiếp gây hại cho người dân. Bài giảng của Giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng gây tiếng vang cho cả nước về tấm gương dấn thân của lãnh đạo tôn giáo trước vấn đề chung của dân tộc.


Vai trò người lãnh đạo 


Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, theo chúng tôi được biết ngay từ khi dự án bauxite Tây nguyên được xét duyệt thì Giáo hội đã có văn bản chính thức phản đối và kêu gọi nhà nước phải ngưng ngay dự án này. Vụ Formosa cũng vậy, theo Hòa thượng Thích Không Tánh xác nhận thì Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng đã lên tiếng chống đối từ những ngày đầu.


Tuy nhiên sự phản đối lẻ loi của Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất so với sự im lặng gần như hoàn toàn của 80% Phật tử và tăng lữ Việt Nam còn lại là một thách đố lương tâm của người Phật tử thuần khiết cũng như các vị lãnh đạo tinh thần khác, cố kêu gọi sự tham gia vào nguy cơ của toàn xã hội trong các vấn đề đang diễn ra tác động đến cuộc sống người dân.


Câu hỏi “Phật giáo ở đâu trong lòng dân tộc” một lần nữa được đặt ra trong bối cảnh nguy cấp hiện nay. Ông Trương Nhân Tuấn nhà nghiên cứu Biển Đông cũng là người khơi mào cho câu hỏi này cho biết nhận xét của mình dưới lăng kính của một Phật tử:


“Vấn đề phật giáo ở đâu trong lòng dân tộc có thể nhìn từ nhiều phía.


Nhìn từ dân chúng, thì dân Việt Nam đa số theo Phật giáo. Những ngày lễ tết, hay ngày rằm, hay Vu lan vừa rồi ta thấy chùa nào cũng đông nghẹt Phật tử. Ta cũng thấy chùa, thiền viện... mới xây cất ở khắp nơi mà cái nào cũng nguy nga, tráng lệ như cung điện. Chùa nào, tu viện nào cũng đông đảo tín hữu. Tôi cũng thấy một số chùa đã trở thành trung tâm du lịch, thu hút nhiều khách viếng thăm. 


Ở điểm này thì tôi thấy lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã dùng tôn giáo làm món hàng kinh doanh. Họ đã đưa những thứ xa hoa, thế tục vào chùa, vào tu viện để câu khách. Chùa, tu viện vốn là nơi thanh tịnh, lại trở thành nơi thế tục. Những gì xấu xa trong xã hội đều thấy trong chùa.


Tức là, ở cái nhìn này, phật giáo đã bị phàm tục hóa, nếu không nói là chính trị hóa. Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã biến phật giáo vn thành liều thuốc an thần, khiến cho Phật tử vô cảm trước mọi vấn đề của đất nước, dân tộc”


Nhìn sang vai trò của người lãnh đạo Phật giáo hiện nằm dưới sự chỉ đạo của tổ chức Mặt trận Tổ quốc, ông Trương Nhân Tuấn chia sẻ:


“Ở cái nhìn của người lãnh đạo tinh thần. Những vấn nạn lớn của dân tộc như vụ ô nhiễm biển ở miền Trung, hay nạn hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long, đã làm cho hàng chục triệu người dân Việt Nam lâm vào cảnh nghèo khó, khốn cùng. Đây là một vấn đề của đất nước, tức cũng là vấn đề của những người lãnh đạo tôn giáo. 


Ở đây ta có thể kết luận là lãnh đạo phật giáo có cùng thái độ với lãnh đạo Cộng sản. Cả hai đều chối bỏ, hay trốn tránh trách nhiệm của mình. Tôn giáo có trách nhiệm về tinh thần trong khi lãnh đạo Cộng sản có trách nhiệm về chính trị. 


Ta còn có thể có những kết luận nặng nề hơn, khi thấy cảnh ông Hồ, ông Đỗ Mười được phong thành bồ tát, được đưa vào thờ trong chùa. Đây là một sự sỉ nhục đến đạo phật và toàn thể Phật tử.


Dưới cái nhìn này thì Phật giáo rõ ràng đã tách rời khỏi dân tộc”


Báo chí soi rọi những điều đang xảy ra trên đất nước không khác gì một bức tranh với nhiều hình ảnh đối nghịch nhau, trong đó cảnh sống khó khăn chật vật của người dân đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ miền Trung với Formosa, miền Tây với những cánh đồng khô hạn và miền Bắc với bão lũ hiện nay, khác xa với cảnh ăn chơi trác táng xảy ra trên các tụ điểm giải trí và không ít đồng tiền phung phí vào mê tín, dị đoan đang phân hóa mãnh liệt đời sống của người dân từ thành thị tới thôn xóm xa xôi của đất nước.


23 nhận xét :

  1. Phải chấp nhận một thực tế rằng vài thập kỷ trở lại đây, mấy ông sư cũng không khác thầy cúng là mấy. Vào chùa cũng coi bói, khuyến khích cúng này cúng nọ, bày biện linh tinh, trống phách um sùm, gọi hồn, gọi cốt....chỉ là những chuyện bậy bạ để moi tiền những người mê tín mà thôi.
    Thật ra Phật giáo là tư tưởng, là đi vào cuộc đời, sống hòa lẫn trong dân chúng và dẫn đạo tinh thần cho phật tử.
    vào thời Lý Trần, một vị sư là tất cả cho dân chúng trong vùng: dạy chữ cho trẻ, bốc thuốc cho người bệnh, giảng đạo lý cho dân ....
    Sư bây giờ ít học, tối ngày luyện giọng đọc kinh như ca sĩ trước khi ra sân khấu. Ngoài ra sư còn nhậu, còn....hầm bà lằng xí quách!
    Đúng là thời mạt pháp, chỉ toàn sư ba lăng nhăng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trích Nặc danh 08:31 Ngày 26 tháng 08 năm 2016
      “Phải chấp nhận một thực tế rằng vài thập kỷ trở lại đây…”

      @ 1 kỷ (1 thế kỷ) = 100 năm => “v ài thập kỷ” = vài trăm năm.

      1 niên = 1 năm = vài thập niên = vài chục năm.

      Xóa
  2. Tôi có một ông em họ ở quê, trước đây cũng đi lính, chuyển ngành ra làm việc cơ quan, sau về mất sức. Từ khi tham gia công việc của hội phật tử, thường xuyên đi lễ chùa, giác ngộ (hay tiêm nhiễm) "giáo lý nhà phật" lúc nào mà nay đọc cũng được mấy bài kinh ê a. Tôi hỏi: Chú đọc kinh thế có hiểu gì không vì nghe toàn tiếng phạn, chú em trả lời là "hiểu láng máng". Thế mà hôm rồi về quê, đến nhà chú em, thấy có nhiều người đến "mời thấy" đi "giúp" gía đình làm các việc như động thổ, khai trương, cầu siêu ...
    Hỏi vợ chú em: Chú bỏ việc nhà đi "giúp" người ta cả ngày thì ruộng vườn để ai lo?. Thím ấy trả lời: Từ khi nhà em đi chùa đến nay, gia đình cũng có thêm "đồng ra đồng vào", còn việc đồng áng thì nhà em "thuê".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ha ha, vui! Cái này mới là thầy cúng tư nhân thôi, nếu là thầy cúng quốc doanh ở chùa thì kiếm tiền đủ nuôi mấy ẻm chân dài!

      Xóa
    2. @ 1 kỷ (1 thế kỷ) = 100 năm => “v ài thập kỷ” = vài trăm năm.

      1 niên = 1 năm = vài thập niên = vài chục năm.
      _______
      Sai rồi bạn,
      1 thập kỷ= 10 năm
      1 thập niên cũng là 10 năm
      Hai định nghĩa thập kỷ và thập niên hơi khác nhau chút xíu nhưng cũng là chỉ khoảng thời gian 10 năm.
      Thí dụ: thập niên 70, thập niên 80
      Nhưng thập kỷ chỉ nói khoảng thời gian 10 năm nhưng không có mốc thời gian!

      Xóa
  3. Hãy nhìn cho kỷ sẽ thấy các vị lãnh đạo Phật giáo Việt Nam hiện nay ở cấp Trung ương,thậm chí cả cấp tỉnh,đều đi xe ô tô biển số xanh(có cả số 8OA)thì làm sao mà gần gũi quần chúng được.Giới lãnh đạo này chuyên dua nịnh chính quyền,dựa hơi chính quyền hù dọa Tăng,Ni,Phật tử!Như thế câu hỏi Phật giáo Việt Nam đi về đâu??Thiết nghĩ câu trả lời đã quá rõ trong thực trạng hiện nay!!!

    Trả lờiXóa
  4. Nói cho chính xác thì phải phân loại ra Phật giáo nào đồng hành với dân tộc và Phật giáo nào là công cụ của đảng Cs.,
    chứ không được nói chung chung như thế được.
    Nhiều nhà sư là đảng viên Cs.vì họ dã tin đạo pháp goị là đạo pháp XHCN.từ thời chống Pháp cho đến khi CS.thống trị
    cả nước như hiện nay.SỐ này chỉ có đồng hành với CS.,do đó
    không nên dễ dãi cho là họ đi với dân tộc !
    Phật giáo VN.thống nhất (Thích Quảng Độ)từng là nhóm có ý thức đông hành với dân tộc nên họ đang bị CS.cô lập và
    "chiếu tướng" để đánh phá từ sau 1975 cho đến nay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi chưa theo tôn giáo nào, mặc dù nhà có nhiều người là phật tử, nhưng nếu tôi cần có một tôn giáo, thì tôi tin và sẽ theo Công giáo: vì Công giáo họ tôn trọng tự do cá nhân, tôn trọng quyền con người. còn Phật giáo thì chỉ làm cho con người mụ mị đi, Phật giáo quốc doanh dung dưỡng cho kẻ cầm quyền cs, Phật giáo quốc doanh khuyên người phật tử cam chịu bất công, cho nên chính Phật giáo thủ tiêu quyền tự do cá nhân, thủ tiêu quyền con người để người phật tử dễ làm nô lệ cho kẻ cai trị xã hội-đấy là mục tiêu của giới cầm quyền cộng sản .
      Hiện nay chỉ còn Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất (dòng chính thống, truyền thống) là chưa bị quốc doanh hóa, chưa bị cộng sản hóa- nhưng dòng này (của Hòa thượng Thích Quảng Độ) bị nhà nước cs luôn hăm dọa, bức bách vì độc lập với những chủ trương nô lệ hóa phật tử cho đảng cầm quyền.

      Xóa
  5. Phật giáo "quốc doanh" thì dẫm đạp lên quần chúng nhân dân (như Thích thanh Quyết tại diễn đàn quốc hội,như Thích Chân Quang tại Vũng Tàu chẳng hạn !) /// Chứ còn Phật Giáo thuần túy thì cùng đồng hành với dân tộc chứ !)

    Trả lờiXóa
  6. Thời nhà lý thì phải phải khảo hạch, ai có đủ trình độ, đạo đức thì mới được đi tu, ai không qua được kỳ khảo hạch thì phải hoàn tục.
    Thời bây giờ sư ít học lại còn cài cắm ba cái đồ thổ tả làm ô uế Phật đường, dân chúng mất niềm tin mà cứ tưởng cái mưu sâu kế hiểm ấy là tài tình, thế mới oái oăm!
    Có loạn như thế thì cái lão ĐM mới đòi lên ngồi tòa sen bồ tát! Tởm chưa từng thấy!

    Trả lờiXóa
  7. Lãnh đạo Phật giáo chắc chắn có người của nhà sản, côn an cài cắm để theo dõi,nắm bắt tình hình. Chùa và các sư, ni bị thương mại hóa, chỉ chạy theo danh lợi, bị hút hồn vào đồng tiền và các lợi ích do Phật tử (si mê) cúng dường. Vậy thì đâu còn ai có lương tâm để dám nói lên sự thật, để bảo vệ sự thật, chống lại bè lũ bán nước và ngoại bang tàu +.

    Trả lờiXóa
  8. CS đã từng kích động Phật Tử xuống đường chống Mỹ Ngụy ở Miền Nam trước 1975, nên nó rất hiểu sức mạnh của Phật Gíao là như thế nào. Chính vì vậy ngày nay CS đã phá Phật Gíao hết sức tinh vi, hết sức hiểm độc, ấy là chùa chiền không còn là nơi tu hành của người Phật tử thuận thành nữa mà ở đấy là nơi mua bán đổi chác, mê tín dị đoan, bè nhóm,...Những sư quốc doanh coi chùa như nhà riêng của mình. Thế nên tăng đoàn ngày nay không còn được người phật tử thuận thành, người dân coi trọng nữa. Vì vậy người tu hành VN đang bị lầm lạc và hiểu sai Đạo Pháp nguyên thủy của Đức Phật là giúp giải thoát khỏi mọi khổ đau.

    Trả lờiXóa
  9. Cốt tủy những lời giáo huấn của Đức Phật thật ra không ngoài sự hiểu biết về bản chất đích thật của mọi sự vật - Chính vì không hiểu bản chất đích thật của mọi sự vật là gì nên con người mới tham sân si đến như vậy. Bản chất đó là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Các sư quốc doanh thì làm sao mà hiểu thấu về điều này!

    Trả lờiXóa
  10. Đây là hậu quả của chính sách khuấy phá, lũng đoạn, và đi đến kiểm soát toàn bộ Phật giáo từ bên trên và bên trong của cộng sản đã 70 năm nay. Coi như cs đã thành công trong chính sách này khi chúng làm tan nát đạo của 80% người Việt. CS có thể hả hê với thành quả này. Chúng hài lòng khi đạo Phật được quậy nát từ bên trong với những "sư" lòng lang dạ thú, xu nịnh nhà cầm quyền, lường gạt chúng sinh.

    Thật tởm cho âm mưu của CS! Nhưng đạo Phật chân chính vẫn còn đó. Các thầy chân chính vẫn còn đó. "Thắng lợi" của CS chỉ là tạm thời .

    Trả lờiXóa
  11. Trên Lê Khôi TV có cái clip mà trong đó Thượng Tọa Thích Chân Quang nói: Lý Thường Kiệt mang quân đánh đuổi Trung Quốc xâm lược là hổn láo (https://www.facebook.com/lekhoitv/?pnref=story).
    Ông này là đại sư phụ của Thích Thanh Quyết!

    Trả lờiXóa
  12. Người đời lợi dụng Đức Phật để làm giàu, để có địa vị, để được nhiều người kính trọng. Đó là tham sân si . Ngày nay còn mấy người chân tu ?

    Trả lờiXóa
  13. Phật giáo trên thế giới đứng hàng thứ 3, sau Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Niềm tin của Phật tử thật ra cũng khá "phong trào thi đua"...

    Trả lờiXóa
  14. Triết lý Phật Giáo là Vô Thần Hư Vô gặp nhau với chủ nghĩa Vô Thần Duy Vật của CS. Đạo Phật chủ trương tứ đại giai không, thân tứ đại đất, gió, lửa, nước thì trở về cát bụi chứ không có linh hồn. Tất cả đều là duyên và nghiệp tạo thành v.v... Đúng ra, người VN tin có linh hồn nên tin Trời và có tục lệ giỗ kị cho vong linh người đã chết. Những người Phật Tử có quy y Tam Bảo họ sẽ không tin như thế nhưng họ không phản đối.

    Trả lờiXóa
  15. Thời buổi này rất nhiều sư hổ mang,chúng ăn nhậu no say,gái gú,bài bạc suốt đêm, THÌ còn đâu mà quê hương đất nước,tình nghĩa đồng bào,xây dựng tổ quốc !!!

    Trả lờiXóa
  16. Những tăng ni theo chân đạo thì đều bị bắt , nhốt cả rồi, còn lại thì toàn là các hòa thượng thích đủ thứ, chán lắm tôi biết mà

    Trả lờiXóa
  17. Ngựa bị chủ dạy thuần, ăn no, ở chuồng đẹp, có yên cương gấm vóc rồi, thấy bóng roi là chạy chứ không đợi bị quất vào đít. Chỉ tội cho Phật tử (đa số là mấy bà, mấy cô) lạy thấy sưng gối, tiền bạc, món ngon vật lạ cứ cúng dường (thực tế là cho) tới tới thôi.

    Trả lờiXóa
  18. Mấy gã thầy cúng thấy trên dương gian người ta mua chức nên bày đặt ra chuyện mua chức trên giời! Mấy gã thầy cúng nên đuổi hết về nhà kếm nghề lương thiện mà sống.

    Trả lờiXóa
  19. Mầy chục năm tôi "tin" trái tim của Thích Quảng Đức không bị đốt ra tro ở 4.000 độ C (!?), mà biến thành ngọc?
    Lò hỏa táng nào ở VN đạt "4.000 độ C"?
    Sự tuyên truyền kinh thật!

    Trả lờiXóa