Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

FORMOSA HÀ TĨNH, QUẢ BOM NỔ CHẬM Ở VIỆT NAM


FORMOSA HÀ TĨNH, QUẢ BOM NỔ CHẬM Ở VIỆT NAM


Trong cuộc họp công bố kết quả kiểm nghiệm biển 4 tỉnh bắc miền Trung bị tác động từ thảm họa Formosa Hà Tĩnh tại Quảng Trị vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã hào hứng tuyên bố, đại ý: Rồi đây dân các tỉnh miền Trung vừa có thép, vừa có cá, vừa có cả biển trong sạch. Một sự lạc quan hơi sớm sủa mà nói theo ngôn ngữ lính tráng một thời là “lạc quan tếu”. Ông ba hoa những điều xa xôi ấy làm chi, trong khi dân miền Trung và cả nước nóng lòng chờ mong câu trả lời thiết thực nhất là “Cá ở những vùng biển bị thằng Formosa đầu độc đã ăn được chưa? Ngư dân đã được đánh bắt hải sản gần bờ chưa?”. Hình như những câu hỏi này chưa ai trả lời một cách rành rọt với dân cả, kể cả ông Trần Hồng Hà.

Phải chăng, ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như một số vị khác quá tin vào tập đoàn Formosa Plastics. Mới vào Việt Nam mấy năm mà Formosa đã gây ra những sự cố xấu về môi trường rồi; riêng vụ đầu độc biển bốn tỉnh bắc miền Trung thì tôi cho đó là tội ác. Tội ác hủy diệt không gian sống của con người chứ không đơn thuần là làm ô nhiễm môi trường. Trước khi xả thải nước độc hại vào biển chắc chắn Formosa Hà Tĩnh biết rất rõ tác hại kinh hoàng của nó đối với môi trường biển, kể cả tầng đáy và bề mặt. Họ biết biển bị đầu độc thì hàng vạn người dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế sẽ bị chặn đứng con đường mưu sinh, đói nghèo sẽ xảy ra, lòng dân sẽ ai oán chính quyền, sự chia rẻ vì thế sẽ càng sâu sắc hơn. Xã hội Việt Nam sẽ bất ổn khi dân mất lòng tin vào Đảng, vào chính quyền. Chưa hết, Formosa Hà Tĩnh còn ký hợp đồng với một số công ty không có chức năng xử lý rác thải công nghiệp chôn cất chất thải rắn của nhà máy mình. Biết mà vẫn làm, tại sao vậy Formosa?

Thời hạn cho Formosa Hà Tĩnh thuê đất đến những 70 năm. Trời ơi, trong 7 thập kỷ dằng dặc đó ai biết trước điều gì sẽ xảy ra với chúng ta từ lối làm ăn thiếu minh bạch, đàng hoàng với tập đoàn từng được trao giải “Hành trình đen” này. Năm 2009, Quỹ Ethecon, một tổ chức môi trường của Đức đã bình chọn Tập đoàn Formosa Plastics (Tập đoàn mẹ của Formosa Việt Nam) để trao giải “Hành trình đen” vì những “thành tích” tàn phá môi trường của họ. Năm 1999, Formosa bị phát hiện xả 3000 tấn chất độc hại ra thị trấn ven biển Sihanoukville của Campuchia. Ở Mỹ, tháng 4 năm 2014 một sự cố trong nhà máy của Formosa ở Illiopolis đã làm chết 5 công nhân, đồng thời khiến khu dân cư phải sơ tán. Nhà chức trách Mỹ phạt hiện ra hàng loạt sai phạm của Fosmosa và xử phạt 300.000 đô la. Một năm sau đó, lại thêm một sự cố xảy ra tại nhà máy hóa chất Fosmosa ở miền nam Texas làm 11 công nhân thiệt mạng…Thành phố Delawre thuộc bang Delawre cũng bị ô nhiễm tại Formosa. Formosa là 1 trong 10 doanh nghiệp gây ô nhiễm nhất tại Đài Loan.

Thế đấy, trong suy nghĩ của tôi thì Formosa Hà Tĩnh như một quả bom nổ chậm. Nó phát hỏa thì tai họa sẽ kinh hoàng không kể xiết!
 
 

5 nhận xét :

  1. FORMOSA SẼ LÀ MỒ CHÔN CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG SẢN. FORMOSA SẼ LÀ TỘI ĐỒ GÂY NÊN BAO NHIÊU TRẺ EM QUÁI THAI VIỆT NAM.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận diện nhóm lợi ích "bán nước, hại dân”
    http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Nhan-dien-nhom-loi-ich-ban-nuoc-hai-dan-post169682.gd

    Trả lờiXóa
  3. Tôi xin kể một câu chuyện ngụ ngôn của nước Nga:
    Năm đó, sa hoàng Ivan Grozny (Ivan bạo chúa) đột nhiên muốn có một con ngựa biết nói. Sa hoàng thì chẳng thiếu thứ gì, nhưng con ngựa biết nói thì sa hoàng chưa bao giờ có.
    Vì vậy sa hoàng ban bố khắp nơi trong cả nước rằng nếu ai nuôi được một con ngựa biết nói, sa hoàng sẽ chia cho nửa nước để trị vì. Phần thưởng vô cùng hấp dẫn, nhưng không có một ai dám đứng ra để nhận lời nuôi ngựa cho sa hoàng. Vì ai cũng biết tính khí của Ivan Bạo chúa.
    Cuối cùng có một ông lão nông dân từ vùng Sibiri đến ra mắt sa hoàng nhận là mình có thể nuôi ngụa biết nói, nhưng chỉ xin sa hoàng chuẩn y 3 điều, đó là:
    1. Con ngụa phải được nuôi ở Sibiri vùng quê của ông.
    2. Trong suốt quá trình nuôi, không có bất kỳ ai, kể cả sa hoàng được nhìn thấy con ngựa. Sau 20 năm, khi con ngựa biết nói rõ ràng, ông lão sẽ đích thân mang ngựa tới kinh đô để giao cho vua.
    3. Do không có kiến thức cai trị đất nước nên thay vì nhận nửa nước, ông lão chỉ xin nhận một xe đầy vàng và nhận ngay trước khi thực hiện công việc sa hoàng giao.
    Sa hoàng đồng ý và ra điều kiện, nếu sau 20 năm ông lão nông dân không nuôi được con ngựa biết nói như đã hứa thì sẽ bị thiêu sống.
    Hai bên cam kết thực hiện các khoản giao ước.
    Về đến nhà, vợ con ông lão khóc như mưa, trách ông lão sao lại hồ đồ nhận làm một việc biết chắc là không bao giờ làm được, mang tội chết vào người.
    Ông lão nông dân đưa vàng bạc chia cho bà con xung quanh và cười bảo rằng:
    Cứ yên trí dùng vàng bạc của sa hoàng mà sống một cuộc sống cho đáng sống, còn sau 20 năm nữa sẽ có một trong 3 điều sẽ xẩy ra, đó là:
    - Con ngựa lão nuôi sẽ biết nói.
    - Sa hoàng sẽ về với tổ tiên.
    - Lão khi đó cũng không còn nữa.

    Toàn thể ĐCSVN đang thực hiện mục tiêu nuôi "con ngựa biết nói" trên đất nước ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác, con ngựa biết nói có nhiều lựa chọn kết thúc, cụ thể là 3 lựa chọn cơ bản như trên. Nhưng câu chuyện ở xứ này, thì chỉ có phương án - Lão không còn nữa và con cháu lão sẽ không còn chốn nương thân với ô nhiễm, với bệnh tật, ... trong khi đó thì Sa Hoàng đã hoặc chết nhưng con cháu Sa Hoàng giầu có, chạy hết sang nước "XHCN ưu việt" vì Sa Hoàng đâu cần nước này, chỉ cần nhiều tiền tươi bỏ túi, nhiều vui vẻ hưởng thụ, ...
      Thế đấy, Dân tộc này sẽ không còn nữa, vì Sa Hoàng chỉ cần vậy thôi.

      Xóa
  4. Thảm họa Fomosa đã gây ra một cuộc khủng hoảng kép. Đó là khủng hoảng nhân đạo và khủng hoảng tư pháp.
    Gọi là khủng hoảng nhân đạo vì hàng chục triệu người dân bị bỏ mặc, không được đối xử như là nạn nhân của thảm họa.
    Gọi là khủng hoảng tư pháp vì Fomosa không bị khởi tố, nền tư pháp quốc gia bị tê liệt, bị vô hiệu hóa, công lý không bao giơ được thực thi đối với Fomosa.

    Trả lờiXóa