Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Chuyện không lạ: HÀ NỘI - CÁC HUYỆN ĐUA NHAU MUỐN LÊN QUẬN


Nhiều huyện của Hà Nội muốn lên quận 
Thứ ba, 23/8/2016 | 14:53 GMT+7

Sau Gia Lâm, Hoài Đức, huyện Thanh Trì cũng đề nghị được ưu đãi về chính sách để lên quận vào năm 2020.

Hà Nội thêm 2 quận Bắc Từ Liêm - Nam Từ Liêm 
Huyện Gia Lâm đề xuất thành lập quận

Tại buổi làm việc với Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải sáng 23/8, Bí thư huyện Thanh Trì Trần Văn Khương đề nghị thành phố tạo điều kiện cho huyện trong việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị để phấn đấu đến năm 2020 phát triển thành quận.


Theo ông Khương, Thanh Trì có diện tích tự nhiên gần 6.300 ha (trong đó trên 50% là đất nông nghiệp); dân số trên 23 vạn người; huyện có 15 xã và 1 thị trấn. “Thanh Trì là huyện ven đô phía Nam thành phố đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, theo quy hoạch của thành phố nằm trong khu vực nội đô mở rộng”, Bí thư huyện Thanh Trì thông tin.

Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội Lê Vinh cho hay, huyện Thanh Trì có 7 quy hoạch phân khu thì 6 cái đã xong, đây là điều kiện thuận lợi cho huyện triển khai xây dựng hạ tầng khung.

Phản hồi đề nghị trên, Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, Thanh Trì là huyện nông thôn mới, ven đô và đang chuyển dịch theo hướng đô thị hóa, các quy hoạch trước đó là huyện nông thôn. Do đó, ông đề nghị huyện phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát để biết từ nay đến năm 2020, 2025 có đạt các chỉ tiêu lên quận hay không.

Bí thư Hà Nội cho hay, từ việc rà soát trên mới lên được tiến độ và đưa ra các đề xuất với thành phố cơ chế, hết nối hạ tầng...

Tại buổi làm việc của Bí thư thành ủy Hà Nội với huyện Hoài Đức (ngày 30/7), lãnh đạo huyện đề xuất cơ chế để huyện đạt các tiêu chí lên quận vào năm 2020.

Để Hoài Đức đạt tiêu chí quận, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Quang Đức đề nghị thành phố chỉ đạo triển khai nhanh, đồng bộ tuyến đường Vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32; tuyến đê Tả Đáy chạy qua 9 xã dài 16,5 km; tuyến liên khu vực 1 từ Đại lộ Thăng Long đến thị trấn Trạm Trôi. Huyện Hoài Đức cũng đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch hai bên Đại lộ Thăng Long và Quốc lộ 32 để thu hút nhà đầu tư xây dựng trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm.

Trước đó (ngày 6/3/2015), lãnh đạo huyện Gia Lâm cũng đề xuất xây dựng huyện thành quận. Trước đề xuất trên, Bí thư thành ủy Hà Nội cho biết, xu hướng chung của Hà Nội là tất cả các huyện sẽ thành quận, nhưng nhanh hay chậm phụ thuộc vào nội lực của các địa phương.

Cuối năm 2013, huyện Từ Liêm được điều chỉnh địa giới hành chính bằng việc tách làm 2 quận, nâng tổng số quận của thành phố Hà Nội lên 12 (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm). Bên cạnh đó, thành phố có 17 huyện và 1 thị xã (thị xã Sơn Tây).

Võ Hải 

--------------

Chuyện không có gì lạ cả!

Sau mỗi kỳ bầu và bán, các chức vụ đã ổn định. Giờ là lúc các quan chức bắt đầu tính toán để có tiền. Cách làm thường thấy là:

1 - Tách và Nhập: Trung ương thì tách nhập tỉnh, bộ, ngành. Địa phương thì lên thành phố, quận, thị xã.

2- Khui lại những dự án phải nằm im trước giờ bầu bán.

3- Khui lại các vụ làm ăn cũ của các đối tượng đã "dĩ vãng".

Hòa trong không khí cả nước, Đại hội Đảng thành công tốt đẹp, Bầu cử Quốc hội thành công rực rỡ, các bộ máy đã kiện toàn xong. Các quan chức không ngơi nghỉ sau cuộc chạy mara tông vừa qua, ngồi ấm ấm chỗ đã bắt đầu vào guồng. Những việc quan sát được là:

- Thị xã Sơn Tây đòi lên thành thành phố.

- Các huyện nô nức đòi lên quận.

Nếu không có trên thành phố bật đèn xanh, bố ông nào dám đòi. Và trong các việc thì chỉ có tách nhập là dễ trình, dễ ăn và dễ thành công nhất. Tiền tươi, thóc thật, không mất mồ hôi mà lại có tiền ngay!

- Khởi động lại vụ trường đua ngựa ở Sóc Sơn.

v.v và vân vân...

8 nhận xét :

  1. Huyện Thanh trì thì tôi chưa tìm hiểu,nhưng huyện Gia lâm và nhất là huyện Hoài đức thì hiện trong tay tôi rất nhiều đơn thư của dân oan (tố cáo) chưa giải quyết nghiêm túc,như vậy không thể trở thành Quận được,là Quận hay Huyện nếu cứ làm tốt mọi việc cho dân thì không cần phải cái tiếng QUẬN mới hoành tráng đâu ! Như quận Ba đình kia kìa bao nhiêu đơn của dân tố cáo (tham nhũng),rồi lại cái nhà 8B Lê Trực đó đã giải quyết theo chỉ đạo của thành phố chưa hay còn "mắc quai"?

    Trả lờiXóa
  2. Trần Thị Thảolúc 19:24 23 tháng 8, 2016

    Tách , sát nhập , nâng cấp ... không phải vì dân đâu mà vì túi tiền của quan thôi . " Sống chết mặc bay , tiền thầy bỏ túi ". Rồi có ngày chết không có chỗ chôn đâu hỡi những kẻ khốn nạn .

    Trả lờiXóa
  3. "Lên quận" thì chỉ quan cớ lợi : lương bậc cao hơn, nhưng dân thì thiệt đủ đường : thuế phí cao ngất , ngoài ra cơ sở hạ tầng chả có gì , đất sẽ tăng giá.

    Trả lờiXóa
  4. Quận mới và quận cũ đều nên ưu tiên thành lập phòng...kiểm lâm đi, vui lắm đó!

    Trả lờiXóa
  5. Tấp tểnh người lên tớ cũng ... lên
    Để đỡ quê quê lại có ... tiền!

    Trả lờiXóa
  6. Từ H lên Q thì BLĐ Q Oai hơn rất nhiều . Một ô. Bt, Ct UBND Q đi đâu có tiền hô hậu ủng, xe hơi hạng sang, oai nhất một vùng chỉ kém ô. Ct UBND Tp ! Các xã đều lên Phường hết , Các con đường làng thành phố xá , mặt tiền . Giá nhà đất lên vù vù. Tốc độ đô thị hoá rất nhanh . Các QC có tiền vô không ngớt . Giới cò mồi sẽ hoạt động rất tấp nập ! Lên Q của Tp Thủ đô . Giấc mơ đổi đời của bao nhiêu người từ LĐ đến công chức, từ kẻ chuyên áp phe đến các nhà thầu . Ôi ! Mong cho giấc mơ chóng thành hiện thực cho chị em phụ nữ nhờ ! Từ H bỗng chốc thành Q !

    Trả lờiXóa
  7. Các H thì chuẩn bị lên Q, Thị xã Sơn Tây chuẩn bị lên thành phố . Một cuộc đổi đời ngoạn mục sắp diễn ra ở Thủ đô nước ta dưới thời Bt Hoàng trung Hải và Ct Nguyễn Đức Chung . Chắc nó phải khác với cặp mãn nhiệm Nghị - Thảo . ND Thủ Đô Hà Nội hãy chờ để hưởng những thay đổi !

    Trả lờiXóa
  8. Chung quy cũng bởi chữ .... tiền !!!!!

    Trả lờiXóa