.
Nợ công 1,8 triệu tỷ:
Cảnh báo vượt trần vào cuối 2016
VietNamnet
04/07/2016 14:00 GMT+7
Nợ công đang tăng cao, nghĩa vụ trả nợ cũng ngày càng lớn. Nếu không kiểm soát chặt, rủi ro nợ công vượt trần (65% GDP) đang dần hiện hữu.
Nợ công Việt Nam cao gấp đôi các nước Asean
Nợ công tăng chóng mặt, gần 60% GDP
Nợ công, điều nguy hiểm hơn mọi ngưỡng cảnh báo
Trong bản tin nợ công số 4 vừa được công bố, Bộ Tài chính cho hay, nợ công năm 2014 chiếm 58% GDP.
Nợ của Chính phủ tính đến năm 2014 ở mức gần 86 tỷ USD, (tương đương hơn 1,8 triệu tỷ đồng). So với năm 2010, nợ của Chính phủ đã tăng gần gấp đôi (năm 2010 là 47 tỷ USD).
Tính đến năm 2014, Chính phủ cũng đã dành ra 12 tỷ USD để trả nợ và nghĩa vụ trả nợ đang ngày càng tăng lên. Năm 2010, Chính phủ mới chỉ thu xếp trả hơn 4,7 tỷ USD.
Chưa được cập nhật trong bản tin nợ công số mới nhất này, số liệu cuối năm 2015 của Bộ Tài chính cho thấy nợ công của Việt Nam ở mức 61,3% GDP; nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 41,5%, trong giới hạn cho phép.
Trong khi đó, ước tính nợ Chính phủ ở mức 50,3% GDP. So với mức trần Quốc hội đặt ra, nợ Chính phủ trong năm 2015 đã vượt trần 0,3%.
Cũng theo bản tin nợ công này, nợ được Chính phủ bảo lãnh năm 2014 là gần 20 tỷ USD. Còn báo cáo cập nhật của Bộ Tài chính cho thấy, tổng nợ được Chính phủ bảo lãnh tính đến cuối năm 2015 là khoảng 21 tỷ USD (số cam kết là gần 26 tỷ USD).
Bộ Tài chính cho hay, tổng số tiền Chính phủ cam kết cấp bảo lãnh 5 năm gần đây đã gấp gần 3 lần giai đoạn 2007-2010.
“Các nghĩa vụ nợ dự phòng từ bảo lãnh chính phủ là một trong những áp lực lên nợ công và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong tương lai”, Bộ Tài chính đánh giá.
Trong một báo cáo mới nhất điểm lại nửa chặng đường của năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá rủi ro nợ công vượt trần (65% GDP) đang dần hiện hữu. Một trong các lý do là tăng trưởng GDP đang chững lại.
Theo Bộ KH-ĐT, tăng trưởng kinh tế suy giảm sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về bội chi ngân sách trên GDP sẽ cao hơn mức Quốc hội đề ra.
Đặc biệt, cơ quan này đánh giá nợ công và nợ Chính phủ dự báo đến cuối năm 2016 cũng có thể vượt trần cho phép.
Lương Bằng
Lãi suất ngân hàng đâu có thấp mãi thế này, không còn bao lâu nữa khi lãi suất ngân hàng tăng lúc đó sẽ biết rõ hơn về cách quản lí tiền tài tình của cán bộ. không nước phát triển nào tiêu tiền kiểu cs (VỪA ĂN VỪA PHÁ). nếu cứ mỗi thằng ẵm vài nghìn tỉ dưới những chiêu trò khác nhau, thì đất nước còn gì. xin được chia xẻ thế này, cuối năm 2015(fiscal year), ở một nước phát triển, người kiểm toán của đất nước báo cáo tóm tắt với quốc dân đồng bào về chi tiêu của đất nước. ở phần cuối, ông ta có cho dân biết, có khoảng dưới 20 cán bộ nộp 'hóa đơn, chứng từ' chi tiêu không hợp lệ, thế nên, yêu cầu tới ngày này tháng này (ông ta qui định) mà chưa thấy nộp trả lại ngân sách nhà nước thì sẽ bị đưa ra tòa. tổng số tiền của dưới 20 cán bộ khoảng hơn 100 ngàn đô la (số tiền không hề lớn so với một đất nước) thế mà còn bị truy cho đến cùng, còn ở ta, không hình dung được-vượt khỏi trí tưởng tượng!! ô tô mua bừa bịt, chi tiêu kiểu trọc phú ...
Trả lờiXóaỞ ta chúng nó ăn tàn phá hại như thế, không nợ mới lạ.
XóaVấn đề cốt tử nhất là khả năng trả nợ.Điều đó chắc chắn là Việt Nam không thể trả được,vì nợ ấy đã chảy vào lãng phí và túi cá nhân các quan chức rồi.Giờ chỉ còn cách móc túi dân bằng cách tăng các khoản phí và thuế thôi.Thương thay người dân Việt bao đời còng lưng cày cấy nay càng sụm xuống do gánh đống nợ mà đảng đã ban"ơn"cho
Trả lờiXóaNếu tính cả nợ nước ... lạ nữa thì vượt ngưỡng hơn gấp đôi rồi.
Trả lờiXóaVì thế phải giữ cho được ... 4 TỐT.
Bây giờ là nửa cuối 2016, sao còn trích dẫn con số thống kê 2014?
Trả lờiXóaĐó mới là con số ước giản
Trả lờiXóaMỗi người dân nợ có $1000 thì lo gì. Mỗi người dân chỉ cần mỗi sáng nhịn ăn một bát phở trong vòng một năm là trả hêt nợ
Trả lờiXóa