Tiết lộ từ Bộ trưởng KH&ĐT về việc
vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm đường cao tốc
VietNamNet
30/07/2016 09:33 GMT+7
Điều kiện cho khoản vay 7.000 tỷ đồng từ ngân hàng Trung Quốc để thực hiện dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chưa thực sự thuận lợi, lãi suất cao nên đang phải đàm phán lại.
Vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm cao tốc Vân Đồn - Móng Cái?
Ba tỉnh Việt Nam muốn kết nối đường sắt cao tốc với Trung Quốc
Cao tốc chạy 300 km/h: Dân mong nộp phí để đi
Chi tiền 'cao tốc' nhưng đường có cao tốc?
Trao đổi với chúng tôi bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) một trong những đơn vị trình đề xuất vay vốn Trung Quốc để thực hiện dự án, đã thông tin như vậy.
Theo Bộ trưởng Dũng, hiện nay điều kiện vay vốn với khoản vay này chưa thực sự thuận lợi, lãi suất cao, lại đặt ra yêu cầu chỉ định thầu nên Bộ KH&ĐT đã đề nghị Bộ Tài chính đàm phán lại, để thay đổi điều kiện vay cho thuận lợi hơn, lãi suất thấp hơn và bỏ điều kiện chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc.
Bộ trưởng cho biết thêm hiện nay với dự án Vân Đồn - Móng Cái thì ngoài khoản vay của Trung Quốc đồng ý cho vay, chưa có nhà đầu tư nào tham gia.
Việc tiến hành vay vốn từ Trung Quốc là do nước này có thoả thuận với Việt Nam. Thỏa thuận này mở rộng ở tất cả lĩnh vực, song Việt Nam có lựa chọn, dự án nào có lợi thì vay và không có lợi thì không vay.
"Chúng ta có thể đa dạng hoá tất cả các nguồn vay, chỗ nào thuận lợi thì chúng ta tranh thủ tận dụng. Tất nhiên trong quá trình vay, ai vay làm gì, điều kiện thế nào thì chúng ta phải xem xét, thận trọng, không phải có nguồn vay tốt mà ta không chú ý" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo đó, Việt Nam quan tâm đến tất cả các nguồn vay tốt mang lại lợi ích, song Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh quyết định cuối cùng như thế nào là phụ thuộc vào điều kiện của từng dự án, sau khi xem xét kỹ lưỡng thì mới lựa chọn xem vay hay không vay, và nếu vay thì thế nào.
.
Trong bối cảnh huy động nguồn vốn trong nước khó khăn, có thể yêu cầu về lãi vay thì tốt, nhưng tùy từng nhà đầu tư. Đơn cử như có những nhà đầu tư đa phương không quan tâm đến chuyện phải có nhà thầu của họ, hay mua hàng hoá của họ; song có những nhà đầu tư song phương thì họ lại quan tâm.
"Chúng ta phải hài hoà hoá giữa mục tiêu, lợi ích của mình và của người cho vay, cố gắng giảm thiểu để làm sao minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và giảm chi phí. Ví dụ chỉ định thầu, chúng ta đang cố gắng không chỉ định thầu và đấu thầu rộng rãi, công khai, đó là một hình thức tăng hiệu quả của dự án" - Bộ trưởng nói.
(Theo Trí thức trẻ)
Mong bác này đi theo con đường bác Bùi Quang Vinh cho dân nước nhờ
Trả lờiXóaHãy mở mắt mà nhìn tất cả các dự án có liên quan đến Tàu cộng. Có cái nào mà không đội vốn, có cái nào hiệu quả không???
XóaBiết thế tại sao vẫn cứ làm???
Không cần phải đàm phán lại làm gì, ông BT ạ mà hủy luôn đi. Miếng ăn là miếng quý, nhưng đối với Tầu thì miếng ăn là miếng nhục. Chả lẽ VN chỉ biết "gọi dạ, bảo vâng" với Tầu mãi?
Trả lờiXóaThiếu gì quốc gia có thể vay được như Nhật, Hàn, HK, Úc, Ấn...Thậm chí nếu cần thì vay bạn Lào cũng được.
Vay vốn TQ để làm dự án, đã bị sập bẫy lừa biết bao vụ rồi mà vẫn cứ lao đầu vào là sao. Chắc ai cũng thấy trò TQ cho vay chẳng khác nào vay nặng lãi của xã hội đen, bán nhà không đủ trả nợ. Lãi suất cho vay lúc đầu tưởng nhẹ , nhưng nhà thầu thi công phải là Tàu, nó làm ạch đụi, kéo dài thời gian, đội vốn lên gấp đôi , ba lần . Tiền của dân nên quan không xót. Người dân đen vì túng quẫn, không vay đâu được đành liều vay nặng lãi của XH đen. Nhà nước này uy tín thế giới đầy mình, bao nhiêu người tử tế sẵn sàng mở hầu bao cho vay, lại lăn xả vào thằng côn đồ lừa đảo?
Trả lờiXóaLàm thế nào để VN bắt buộc phải từ chối khoản vay này. Lý do thì đến học sinh tiểu học cũng biết.
Trả lờiXóaLàm thế nào để VN bắt buộc phải từ chối khoản vay này. Lý do thì đến học sinh tiểu học cũng biết.
Trả lờiXóalàm 100km đường phía bắc quân đội tàu tràn sang đây là cuộc bán nước tinh vi để nhanh sát nhập vào tàu cộng
Trả lờiXóaCá Việt sắp đớp mồi Tàu rồi
Trả lờiXóa