Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

NHÀ VĂN TRẦN NHƯƠNG ĐỀ NGHỊ BÃI BỎ CÁC LOẠI GIẢI THƯỞNG

Nhà văn Trần Nhương:
TÔI ĐỀ NGHỊ NÊN NGỪNG GIẢI THƯỞNG
VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

Tôi phải nói ngay, tôi chưa bao giờ đăng kí dự Giải thưởng Nhà nước nên ý kiến của tôi không phải ganh ghét so bì gì.

Tôi vừa đi Kỳ Anh Hà Tĩnh 4 ngày về đang muốn viết gì đó, nhưng việc Giải thưởng làm tôi phải lên tiếng ngay.

Tôi đề nghị ngừng Giải thưởng chắc sẽ có đồng nghiệp nói ông không dự giải thì để chúng tôi, cắc cớ chi mà đề nghị ngừng. Thưa các bạn, ý kiến tôi chỉ là rất li ti, chắc gì Nhà nước nghe mà các bạn lo. Xin các bạn hãy cứ hy vọng, “đến hẹn lại lên” 5 năm nữa có thể có bạn.

Tôi đề nghị ngừng Giải thưởng Nhà nước vì mấy lẽ sau đây:

1- Kiểu Giải thưởng và phong tặng Danh hiệu nghệ sỹ của ta là học mót anh CCCP, nó cũ mèm. Nước họ thì đủ năng lực, còn ta chủ yếu là cảm tính, cảm tình.


2- Giải thưởng VHNT nhưng khi xét thì không dựa vào VHNT là mấy. Thì như năm 2016 các vị văn tài được độc giả tôn vinh thì Nhà nước lắc đầu….

3- Hội đồng tham mưu cho Nhà nước chủ yếu soi nhân thân, cố chấp mà thực chất có vị không am hiểu phẩm hạnh của VHNT

4- Nếu so bì các vị được giải năm nay và các năm trước thì đa phần các nhà văn Việt Nam đều được giải, vậy là Giải đã quần chúng hóa, bình dân hóa. Trong số 22 vị hội đủ phiếu chỉ chừng một nửa xứng đáng.

5- Sinh ra Giải thưởng, bỏ phiếu thì có chuyện “chạy” giải, xin phiếu. Nhà nước không nên có mảnh đất để sinh thêm tiêu cực .

6- Chi phí cho giải thưởng khá tốn kém mà tác dụng tôn vinh chẳng đáng là bao, có khi còn tôn vinh không trúng, trong khi nợ công tăng nhanh, dân đã nghèo lại cõng thêm đóng góp.

Tôi kiến nghị:

1- Các Giải VHNT và các ngành khác để cho các chuyên ngành trao giải, họ thuộc nhau, họ có chuyên môn về ngành mình hơn. Thí dụ Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn VN cũng danh giá đáng tôn vinh.

2- Nếu Nhà nước cố kiết vẫn muốn trao giải cho tỏ rõ quan tâm đến trí thức thì nên đổi tên giải, Thí dụ “Giải thưởng đúng đường lối”, hay “”Giải thưởng VHNT nhiệm kỳ”….

Các vị tiền bối như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ...chả có giải gì mà văn chương của họ "Kim cương bất hoại". Đến như Bác Hồ, khi Quốc hội đề nghị trao Huân chương Sao vàng cho Cụ, Cụ từ chối. Đến khi Cụ về với Cacmac Lenin vẫn không có huân chương giải thưởng gì. Sao chúng ta không học tập cụ Hồ ? Những người sáng tạo VHNT được bạn đọc ghi nhận là phần thưởng to nhất rồi !

Trần Nhương
Chủ nhật ngày 24 tháng 7 năm 2016 4:20 PM
TranNhuong.net
-----------
.
Tễu Blog: Khi nhà văn Trần Nhương đã phải lên tiếng, thì sự việc này đã quá nghiêm trọng rồi! Hoan nghênh ý kiến của Nhà văn Trần Nhương kính mến!

Hoàn toàn đồng ý với Nhà văn, đề nghị bãi bỏ tất cả các loại giải thưởng, danh hiệu nhà nước như: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú,...

Không có gì lớn hơn, quan trọng hơn, giá trị hơn những vinh danh từ Nhân dân thực sự. Những giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước đáng lẽ là rất vinh dự, nhưng từ rất lâu nay bị thao túng bởi một đám quan văn nghệ thủ dâm về tinh thần, què quặt về nhân cách và yếu kém về chuyên môn.

Vì vậy, mới trao Giải thưởng HCM về Khoa học Xã hội cho Ông Vũ Khiêu (đáng lẽ phải là Giải thưởng HCM về Tuyên huấn, thì rất thuyết phục). Ông Hà Minh Đức chơi 2 phát Giải thưởng Hồ Chí Minh. Trong một lần trao giải có đến 3 vị mà mỗi vị ẵm hai phát Giải thưởng Nhà nước trong cùng một đợt, năm ấy.

Than ôi! Các vị hãy học theo Nguyễn Hiến Lê thẳng thừng từ chối Giải thưởng Văn chương và Khảo cứu giá trị 1.000 lượng vàng, do Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa trao tặng trước năm 1975 (*).

Gần, thì học theo Nhà văn Nguyên Ngọc, Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Nhà văn Sơn Tùng và một vài vị đáng kính khác rất thẳng thừng từ chối giải thưởng Nhà nước, và giải thưởng Hồ Chí Minh! Thậm chí các vị sắp chết mà chưa có giải gì, sợ con, cháu chắt nó tự khai hồ sơ xin xỏ làm nhục vong linh các vị, thì các vị phải viết di chúc dặn bọn con cháu. Như là Nhà văn Sơn Nam dặn con cháu phải từ chối nếu nhà nước truy tặng các loại giải thưởng.

Nhân dân đã chuẩn bị sẵn vòng nguyệt quế trong tâm tưởng dành cho các vị; một mai các vị nằm xuống,
phần mộ các vị sẽ chất đầy các vòng nguyệt quế và vinh danh các vị đời đời!

---

* Nói thêm: Cũng xin nói thêm là nhà nước Việt Nam Cộng hòa không cần ai làm "đơn xin", không cần khai hồ sơ như nhà nước Cộng hòa XHCN VN hiện nay. Bấy giờ, thấy ai xứng đáng là có một ban, gồm vài người đề cử và bỏ phiếu, xong trình lên phủ Tổng thống. Văn phòng phủ Tổng thống mới gửi cái giấy, thông báo đến "đương sự" rằng Tổng thống định trao giải ấy giải nọ cho ông đấy. Đương sự bấy giờ có thể nhận hoặc từ chối, bằng một thông báo gửi cho văn phòng phủ Tổng thống.


Ngày nay, nhà nước xem rẻ trí thức, tự đề cao thể chế, tỏ rõ quyền uy bằng cách ai muốn có gì thì phải XIN, mà xin phải bằng ĐƠN. Giải thưởng HCM, Nhà nước, các danh hiệu Nhân Dân, Ưu tú (dành cho Nhà giáo, Nghệ sĩ, Nghệ nhân, Thầy thuốc) dành cho các nghề và tầng lớp ưu tú nhất trong xã hội, nhưng cứ phải làm đơn và kèm hồ sơ TỰ KHAI (có loại hồ sơ yêu cầu phải là viết tay, bằng chính nét chữ của đương sự, có khi hàng chục, hàng trăm trang).

Phải làm ĐƠN XIN, nộp lên, thì bấy giờ mới họp Hội đồng lại. Mà mấy ông hội đồng thì kinh lắm, quyền uy nhất đảng nhì các ông ấy! Xét thì phải có trượt có đỗ. Trượt thì rất nhục, vì danh sách đưa lên đã công khai cả rồi, bây giờ ai trượt nó rành rành ra đấy.

Cái hội đồng đó, toàn các vị mũ cao áo dài, học hàm thì Giáo sư, học vị thì Tiến sĩ, chức danh chói lòa nhưng khi xét thì tiêu chí đầu tiên vẫn là có đúng đường lối không, lý lịch anh chị này ra sao v.v.. Thế cho nên Đào Duy Anh mới Giải thưởng HCM đợt 2 (dính tí Nhân văn Giai phẩm), mà Hà Văn Tấn là học trò thì đợt 1, khiến cho ông Tấn khi được giải thì ngậm ngùi thương thầy mãi, viết thành cả bài báo.


Một người lên nhn Giải thưởng.

44 nhận xét :

  1. Hoan hô bác Trần Nhương vạch rõ cái "ranh" hão mà đảng sử dụng bấy nay để rắc thính nhử cá văn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Loại văn nô, đĩ bút vẫn cần có giải thưởng để làm màu chứ. Đĩ chúng em thì phải cần những loại đó để khoe hàng, đề nghị không được bỏ các loại giải thưởng.

      Xóa
  2. Tác phẩm để đời không phải viết về cái ngon cái ngọt, mà có khi viết về cái cay cái đắng. Hôm nay chê, có khi hàng trăm năm mới nhận ra cái hay cái đúng. Xin được chia sẻ với anh Trần Nhương.

    Trả lờiXóa
  3. Lại đàn khảy tai trâu!!!

    Trả lờiXóa
  4. Nhà văn hóa và nghệ sĩ đích thực đau đáu đam mê nghiên cứu và sáng tạo để dâng hiến cho đời các công trình và tác phẩm theo hướng Chân-Thiện-Mỹ chứ không phải vì hư danh.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi hoàn toàn đồng ý với đề nghị của nhà văn TRẦN NHƯƠNG chỉ vì thấy nhạc sỹ TRỊNH CÔNG SƠN cho đến thời điểm này chẳng có danh hiệu gì , mặc dù đã có nhiều người đề nghị NGHỆ SỸ NHÂN DÂN .TRỊNH CÔNG SƠN (TCS) là người xứng đáng đạt NGHỆ SỸ NHÂN DÂN vì thực tế ông đã có rất nhiều bài hát được người dân công nhận . Nếu chưa làm được điều này thì nhà nước nên bỏ qui trình xét tặng danh hiệu NHÂN DÂN ( Người muốn đạt danh hiệu phải viết đơn XIN CHO ). Không biết trên thế giới có nước nào đồi hỏi người đạt danh hiệu phải tự viết đơn . Danh hiệu NHÂN DÂN phải xuất phát được người dân công nhận là cao nhất , sau đó mới đến sự công nhận của hội đồng xét tặng . Hội đồng xét tặng mà không nhận ra người xứng đáng được xét tặng thì nên tự trọng từ bỏ hội đồng . Tôi chỉ biết danh hiệu CẦU THỦ BÓNG ĐÁ THẾ KỶ được FIFA trao tặng là cầu thủ bống đá PELE ( Vì PELE rất đạo đức ),nhưng sau đó dân ARGENTINA bằng mạng xã hội chỉ ra rằng MARADONA ( không đạo đức bằng PELE , nhưng bóng đá là bống đá ) mới xứng đáng . Cuối cùng FIFA cũng sáng suốt ( Không dốt như VN ) công nhận thế kỷ đó có cả 2 người nói trên cùng dạt danh hiệu CẦU THỦ BÓNG ĐÁ THẾ KỶ . Tôi cũng đã xem lại sự phân tích này và cũng công nhận QUẦN CHÚNG nói ĐÚNG .

    Trả lờiXóa
  6. Những năm gần đây rất nhiều các giải thưởng rất hoành tráng được tổ chức kể cả Tại Nhà Hát Nhớn Thành phố Hà nội. Tôi cũng được đi dự trong một năm đến ba bốn giải. Có một Viện ( mà cơ cấu của một viện chỉ độc nhất có một người nào là Tiến sỹ, Viện sỹ, Viện Trưởng,...) Viện trưởng,Viện Phó, kế toán, thu chi, dậy "nghề",.... chỉ mỗi một mình ông Viện Trưởng. Dùng đến 4,5 trang mạng nào là web. Fb. Câu Lạc Bộ,...nhưng duy nhất chỉ có mình ông và một số học viên đến học "nghề" mà mươi năm nay ông đã nhận đến hơn 10 giải các cấp từ thấp đến cao khen thưởng

    Trả lờiXóa
  7. Chuyện xét,trao giải thưởng giờ chẳng khác chi các cháu thiếu niên nhi đồng vào Đội vào Đoàn ngày nay vậy.Cứ đến tuổi là được mặc nhiên công nhận vậy,chỉ cần"NGOAN,NGHE LỜI CÔ" còn ra đường"mặc"là xong.Nó cũng giống như cái cột điện là phải có băng rôn thì mới ra cái cột điện vậy

    Trả lờiXóa
  8. Chế độ CS.nào cũng giống nhau cả thôi là tìm cách kiểm
    soát mọi tầng lớp nhân dân và giới quan trọng nhất là giới
    cầm bút vì được giới này ủng hộ thì việc kiểm soát người
    dân coi như thành công hơn quá bán,thậm chí đạt 75% !
    Vì muốn gìới cầm bút ủng hộ nên nhà nước CS.mới đặt ra vô số giải thưởng để mong giới này "ngậm miệng ăn giải" cũng là để "ăn tiền",chứ không có gì lạ cả !
    Nhưng phải nói thẳng ra là cách cho giải cũng không khác
    gì người lớn cho con nít kẹo hay qùa để chúng vâng lời
    mà học hành chăm chỉ.Điêu đáng tiếc nhất là con nít có
    nghe lời cha mẹ thì rất tốt nhưng ở đây,giới cầm bút mà
    ủng hộ nhà nước cưòng quyền,quay lưng lại với những đau
    khổ bất hạnh của nhân dân thì đó là bọn bồi bút vô liêm
    sĩ,một loại gia nô thời phong kiến !

    Trả lờiXóa
  9. giải tán ban thi đua khen thưởng chính phủ để khỏi phát sinh ra nhiều điều giả dối

    Trả lờiXóa
  10. Rất đồng tình với đề nghị của bác Trần Nhương. Tôi cũng đã định đề nghị những ý kiến tương tự, khi thấy các giải thưởng Nhà nước ngày càng thương mại hóa; tác phẩm đạt giải thì không hay mà tác phẩm hay thì không được đưa vào diện xét giải.

    Trả lờiXóa
  11. Củ cà rốt và cái gậy của ĐCS để khống chế trí thức

    Trả lờiXóa
  12. Kẻ sỹ, người có lương tri, người tự trọng lên tiếng có khác những kẻ mũ cao áo rộng mà vạt trước ngắn hơn vạt sau. Đối với người dân, các danh hiệu, hàm này, vị kia bây giờ họ coi như mớ rau, bụm cá ở chợ. Từ danh hiệu gia đình văn hóa đến huân to huy nhỏ, vinh danh, vinh nhục ... Bớt, giảm hết đi cho bẩn mắt, rác tai. Trịnh Công Sơn có giải nào mà bao thế hệ trẻ già lớn bé đều biết, đều mến. Tự bày ra tôn xưng nhau, tự nghĩ cách tiêu tiền dân mà chẳng làm ra cái rác gì cho dân làm phân. Càng thối khuấy càng bốc mùi !

    Trả lờiXóa
  13. Ở nước ta không chỉ một vấn đề giải thưởng văn học ! Huân chương này nọ, hàng hóa có chứng nhận chất lượng cao, bằng cấp các loại, lựa chon người có đức, có tài ...vv.. tất tất đều là những thứ bát nháo.
    Vậy nên các vị có bàn được về cái gốc đang đẻ ra trăm thứ bà rằn, vạn thứ bát nháo trên đất nước này không ?

    Trả lờiXóa
  14. Kinh nhất là bắt đầu mấy việc này bằng một tờ đơn xin và khai báo rất nhiều vấn đề.
    Vãi !

    Trả lờiXóa
  15. Các bác chưa biết cuộc chạy giải thưởng sau hậu trường đâu đấy. Nói chung là mua. Phải tiền, quyền và tuyệt đối tuân lệnh quan trên

    Trả lờiXóa
  16. Cái giải là do đảng ban ân đức, người nào nhận giải thì phải tự hiểu là được ơn mưa móc. Muốn nhận giải thì phải bỏ cái nhân cách đi, bỏ cái lòng tự trọng đi mà đội cái giải lên đầu.

    Trả lờiXóa
  17. Lại nói tới giải thưởng ,nào là thi đua ,huân chương gì đó cho cơ quan dầu khí (gì đó) của ô Trinh x Thanh ,khi mà làm ăn thua lỗ ,tất nhiên là có tham nhũng...mà 3 năm liền đều ...vậy thưởng về cái gì đây !

    Trả lờiXóa
  18. Lời bình của Bác Tễu rất chuẩn . Cái hình đăng lên cũng rất ý nghĩa . Lão nào mà người vuông như thước thợ thế kia thì vinh quang cái nỗi gì chứ . Khí khái như các cụ Nguyễn Hiến Lê , Nguyên Ngọc mới đáng kính trọng .

    Trả lờiXóa
  19. Ngoại trừ một số rất ít xem nhân cách như chính mạng sống của mình, thì đa số các nhà văn, nhà thơ các nghệ sĩ ngày nay cũng chỉ là công cụ của đảng, cũng như còn đòi, con hát ở cung vua , phủ chúa ngày xưa vậy thôi.
    Thế nhưng các loại văn nghệ sĩ này rất thích thú với thân phận tôi đòi của mình, họ không có nhu cầu tự do sáng tác, họ không có nhu cầu đòi quyền bình đẳng làm người, mà họ chỉ có nhu cầu được ban thưởng, được phủ dụ mà thôi.
    Nói chung, họ có nhu cầu được ban ân huệ và có nhu cầu phủ phục dưới chân quyền lực.
    Vì vậy mới có chuyện chạy vạy ở hậu trường, chuyện lo lót, làm đơn xin xỏ, nói xấu, dè bỉu lẫn nhau để được một lần "đội ân thánh đế".

    Trả lờiXóa
  20. Nhiệt liệt hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ để nghi của nhà văn Trân Nhương! Nên bỏ hết các giải thưởng và danh hiệu do nhà nước lập ra vì nó là sản phẩm của tư duy nhà nước toàn trị. Hơn thế nữa, các giải thưởng đó trong nhiều năm gần đây đã bị tha hoá. Chỉ riêng việc yêu cầu các ứng viên phải có đơn xin tặng danh hiệu, giải thưởng là đủ thấy quan niệm và cách làm không đúng. Lố bịch nữa là nhiều thanh viên của cái hội đồng xét tẳng vừa không đủ tài năng lẫn nhân cách để xét.

    Trả lờiXóa
  21. - Bài viết của Bác Trần Nhương thật hợp lòng bao người... Lời bình của Bác Tễu thật sâu sắc. Rất Trân trọng!
    - Nhìn bức ảnh, thật... ngậm ngùi! Vì một giải thưởng, một danh hiệu... mà đánh mất lòng tự trọng và nhân cách của người cầm bút?!
    (Thời bây giờ, cái đó hơi... nhiều).


    Trả lờiXóa
  22. Vậy xin đề nghị trao giải thưởng kinh tế cho ông Võ kim Cự là nhà " kinh tế ưu tú " xuất sắc của năm 2016 .

    Trả lờiXóa
  23. Nói đúng ra thì thời buổi này trao giải thưởng gì,vinh danh gì cũng có định hướng và có cơ cấu sẵn theo hướng chính trị hóa,mà không phải vì tài năng hay công lao của người được nhận giải.Oái oăm nhất là hai chữ ĐƠN XIN,nhiều cái rõ ràng của mình mà lại phải cúi mình để xin.Người dân là chủ,nhưng cứ muốn giải quyết việc gì liên quan đến chính quyền thì"ông chủ"đều phải dâng lên chữ XIN cho"đầy tớ xem xét.Theo hiến pháp thì người dân có rất nhiều quyền,nhưng trên thực tế lại phải đi xin.Nếu kê ra giấy thì có rất nhiều việc mà người dân đương nhiên được hưởng,nhưng thực tế vẫn phải làm đệ tử"cái bang".Bao giờ cơ chế này mới được bãi bỏ cho người dân nhờ.
    Chấn Phong

    Trả lờiXóa
  24. Tôi đề nghị lập hồ sơ Nô Ben cho ông Cự gủi Hoàng Gia Thụy Điển năm nay

    Trả lờiXóa
  25. Mấy năm trước,tay "thơ thần" Hoàng Quang Thuận củng chạy được mấy cái giải gì đó.
    Với tiêu chí,cách trao và người trao giải như hiện nay thì càng ngày,càng mọc ra nhiều Hoàng Quang Thuận.

    Trả lờiXóa
  26. Tôi cũng đồng ý giải tán, xóa bỏ hoàn toàn xét duyệt giải thường văn nghệ từ trung ương đến địa phương

    Trả lờiXóa
  27. Tôi nhìn VỊ nhận giải thưởng mà TỘI NGHIỆP QUÁ ! Cúi đầu một tí nữa thì được HÔN GIÀY đấy !
    Xin quí vị cho biết giải thưởng trên là giải thưởng gì ? và VỊ nào được HÂN HẠNH nhận giải vậy

    Trả lờiXóa
  28. Đừng bảo cúi thấp quá hôn giầy mà oan cho người ta, ông ấy bị tật gù (nhân cách) bẩm sinh đấy.

    Trả lờiXóa
  29. Chuẩn không cần chỉnh! Tôi thấy giải thưởng nên để các hội đoàn tự trao, như thế mới khách quan, ví như Giải văn hóa Phan Châu Trinh của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh, không ai phải làm đơn xin cả, họ tự phát hiện, thấy ai có công trình xứng đáng là trao. Mỗi năm chỉ trao 1 lần, cho 4-5 lĩnh vực (lĩnh vực nào năm đó thấy không ai xứng đáng thì họ không trao). tiền giải cũng không nhiều, chỉ đúng 1.000 USD, nhwung buổi trao giải cực kỳ danh giá, xứng đáng. Người trúng giải này còn sướng hơn cả giải do Nhà nước trao.

    Trả lờiXóa
  30. Bác Trần Nhương nên về mở mục này cho mọi người come đi

    Trả lờiXóa
  31. Người ta có khi khác nhau ở cái áo, cái mũ . Cho nên từ xưa đã có mũ , áo , cần, đãi cho các tân khoa, quan chức ! Này bỏ đi thì ra đường chỉ còn kẻ đội mũ lệch ! Giữ lại cho làm màu mè, lại cũng làm mùi vị !

    Trả lờiXóa
  32. Một biến dạng theo thời đại mới của chế độ phong ban thực lộc, thực ấp cho bề tôi hoạt động trong lĩnh vực VHNT khoác áo Giải thưởng, có từ thời phong kiến xa xưa nhằm kích thích, lôi kéo lòng trung hiếu; ganh nhau, xô đẩy nhau bày tỏ lòng trung hiếu với "vua" đó thôi.
    Đây là lý do vì sao không "soi xét " ngay vào tác
    phẩm để ra quyết định mà lại chăm chú "soi xét " vào nhân thân, lai lịch, công trạng chính trị của tác giả "có đơn xin".
    Ngay cả khi xét giải nơi các cuộc thi VHNT bây giờ, kể cả ở cấp tỉnh huyện, cũng làm theo sự chỉ đạo của tư duy, quan điểm này, tức là "xét chấm" người trước, sau mới tới tác phẩm mà đôi khi tác phẩm cũng không quan trọng.
    Đây không phải là cách làm nhằm tôn vinh, khích lệ sự sáng tạo tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao nơi các VNS, thông qua đó khích lệ sự phấn đấu nơi từng người mà chỉ nhằm "phong tước kiến lộc" đối với các "công -trung thần" của mình (như trên vừa nói).

    Trả lờiXóa
  33. Từ lâu rồi, những loại danh hiệu vô nghĩa ấy đã nuôi béo một bộ phận quan chức và khá nhiều kẻ háo danh. NHững danh hiệu ấy luôn đi liền với tiền và những thay đổi vị trí công tác. Nhìn những vị ưu tú, nhân dân bất tài, vô liêm sỉ, thiếu tư cách, rất chi là phản cảm. Bỏ đi. Bỏ hết đi. Nhưng xét cho cùng, bỏ làm sao được. Nó là sản phẩm của nhà nước XHCN, bỏ đi nghĩa là phải bỏ cái nhà nước XHCN này à? Từ đầu thế kỷ trước, trong cuốn "Chủ nghĩa xã hội", Ludwig Von Misses đã phân tích và chứng minh sự phá sản của CNXH độc quyền. Quả nhiên thế. Mô hình "chủ nghĩa xã hội thị trường" cũng bị ông bóc mẽ và phủ nhận từ lâu rồi, nay vẫn tiếp tục được TQ và VN chủ trương, chỉ là một trò lố và lừa mị dân chúng. Không thể bỏ được khi chính cái đẻ ra chúng không bị xóa bỏ. Hơn nữa, sự xóa bỏ này không thể có bởi sự xin xỏ hay kiến nghị. Nó phải bị xóa bỏ như chính cách mà nó ra đời.

    Trả lờiXóa
  34. loại bỏ những thằng nghĩ ra giải thưởng là ổn

    Trả lờiXóa
  35. Kẻ bày đặt giải( học mót ) thì đáng trách . Kẻ thừa hành ( kém cỏi ) thì đáng khinh . Kẻ nhận giải thì ...đáng thương .
    Tấm gương của nghệ sỹ Song Chi chả thêm nhận cái giải có chữ kí của kẻ hại dân hại nước thì ối anh mày râu bất tài mà lại hám giải phải...cụp râu . Ha ha ! Khốn nạn thay một bầy ăn hại tiền thuế của dân !.

    Trả lờiXóa
  36. Hoan hô sáng kiến bác Trần Nhương, đặc biệt hoan hô chú Tễu đề nghị tới bến luôn không kiêng nể cái gì.

    Trả lờiXóa
  37. Những kẻ vô lương nó bắt chị Thúy Nga (Trần thị Nga), một bà mẹ đơn thân với hai con thơ dại ngay trong dịp tết này chứng tỏ chúng đang sợ hãi, đây chỉ là chiêu trò nhằm tống xuất chị Nga ra khỏi nước mà thôi! Chúng đã run sợ trước lòng kiên định vì nhân dân, vì tổ quốc của chị. Chúng lo lắng vì uy tín của chị vững vàng nên giở trò bỉ ổi ra mà thôi!

    Trả lờiXóa
  38. Ông Trần Nhương có ý kiến rất hay. Nhân tiện xin cái tên người có tư thế bắt tay vuông góc vô cùng đẹp ? Hình như ông ta là Nghệ sĩ uốn dẽo ưu tú, không ai cúi thấp hơn được. Tư thế này nhìn quen quen, nghĩ mãi mới thấy y chang con cẩu nhà mình. Ông này nhận giải nữa chắc quỳ gối mọp gãy đầu gối luôn.

    Trả lờiXóa
  39. Có thẻ ... Sách in không bán được
    Chạy mua giải thưởng ... lợi danh chơi!

    Trả lờiXóa
  40. Không biết cái ông nhận giải trong hình là ai mà thấy nhục quá!

    Trả lờiXóa
  41. Người mình trọng danh hơn trọng thực, trọng vỏ hơn trọng lõi, trọng Quan chức, hơn trọng khoa học. Tóm lại là rất háo danh.Vậy theo tôi không nên bỏ các giải và các danh hiệu, mà cần thêm càng nhiều danh hiệu càng tốt chứ sao. Ví dụ cần thêm một số danh hiệu dành cho quan chức các cấp, chẳng hạn như ngành GD nên thêm "Giám đốc nhân dân", "GĐ ưu tú"(cho các Sở-trước kia là Ty), "Hiệu trưởng (Phó) ND", "HT(phó) Ưu tú"...Vì lẽ lâu nay rất nhiều nhà LĐGD các cấp,thời gian(năm)dạy rất ít nhưng lại được phong "Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú"như vậy không "chính danh". Có nhiều người giáo viên dạy học cho đến khi nghỉ hưu,được HS tín nhiệm nhưng chẳng được phong danh hiệu gì. Xem ra phong danh hiệu kiểu đó thật trái khoáy, khôi hài!

    Trả lờiXóa