Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

MỸ và EU CÙNG KIỆN TRUNG QUỐC LÊN WTO

Mỹ cùng EU khiếu kiện Trung Quốc lên WTO

Hữu Hoàng

Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, Mỹ và liên minh châu Âu (EU) cùng ra tuyên bố khiếu kiện Trung Quốc lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Tuyên bố trên được đưa ra hôm 19/7 tại Brussel, Bỉ nhằm chống lại việc Trung Quốc lập hạn ngạch đối với nguyên liệu xuất khẩu.



Theo VOA, Mỹ và EU hy vọng thông qua hành động pháp lý về thương mại chung có tính tượng trưng để thúc giục Trung Quốc tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong cuộc họp chung hôm 19, Đại thương mại Mỹ Michael Froman và Chuyên viên thương mại EU Cecilia Malmstrom đã tuyên bố hành động chung trên phương diện chấp pháp thương mại.

Ông Froman gọi vụ kiện thương mại lần này là "sự tiếp nối" của hành động tuần trước, khi Mỹ khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc đánh thuế 9 nguyên vật liệu xuất khẩu quan trọng.

Ông nói rằng: "Hôm nay chúng tôi đã mở rộng việc khiếu kiện. Lần này, trọng tâm là phương diện hạn ngạch xuất khẩu. Đương nhiên, lần này chúng tôi không hành động một cách đơn độc, mà hợp tác chung với liên minh châu Âu".

Michael Froman cáo buộc, hạn ngạch xuất khẩu và thuế xuất khẩu là giống nhau, làm cho nhà sản xuất Trung Quốc chiếm ưu thế so với nhà sản xuất nước ngoài về phương diện giá cả nguyên vật liệu.

Đây là lần khiếu kiện lên WTO lần thứ 22 của chính phủ Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong đó 13 lần là nhằm vào các hành động thương mại không thỏa đáng của Trung Quốc. Nhà Trắng cho rằng, Mỹ đã thắng trong mọi vụ khiếu kiện lên WTO đã có kết luận.

Mỹ cùng EU khiếu kiện Trung Quốc lên WTO - Ảnh 1. 
Ông Michael Froman (Ảnh: AP)

Vụ khiếu kiện Trung Quốc là lần khiếu kiện thứ 3 của EU lên WTO về việc Bắc Kinh lập hạn ngạch xuất khẩu nguyên vật liệu. EU lần lượt vào các năm 2012 và 2014 đã khiếu kiện về các vụ việc tương tự, và đều giành phần thắng.

Bà Cecilia Malmstrom chỉ trích, cách làm của Trung Quốc về lâu dài tương đối bất lợi với liên minh châu Âu. 

Bà ta nói tại cuộc họp ngày 19: "Hạn chế thương mại làm cho Trung Quốc có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với thị trường nguyên vật liệu toàn cầu. 

Nhưng điều đó cũng trở thành nhân tố bất ổn đối với việc đầu tư và vận hành ngành khai thác khoáng sản, không có lợi với Trung Quốc. Điều quan trọng hơn là, nếu nhìn lâu dài, việc làm này sẽ kiềm chế EU".

Theo bà Malmustrom, EU lạc quan có thể "bắt tay" với Mỹ khiếu kiện lên WTO về việc hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc. 

Bà nói rằng, hai lần khiếu kiện trước đây của EU đối với hành động tương tự của Bắc Kinh đã có những kết luận xác định đó đều là những việc làm đi ngược các nguyên tắc của WTO.

Những nguyên vật liệu liên quan đến khiếu nại bao gồm: Antimon, Coban, đồng, chì, than chì, Oxit magiê, hoạt thạch, Tantan và thiếc. Những nguyên liệu này đa phần dùng để chế tạo sản phẩm máy bay, xe hơi, điện tử và hóa chất.

2 nhận xét :

  1. Dân Trung Quốc bất mãn Tập Cận Bình là phải rồi!
    ***
    http://www.theepochtimes.com/n3/2068453-mao-yushi-chinas-soes-are-termites-eating-away-the-countrys-wealth/
    Mao Yushi, một nhà kinh tế nổi tiếng ở Trung Quốc và là đồng sáng lập và hiện nay là chủ tịch danh dự của viện kinh tế Unirule Institute of Economics ở Bắc Kinh đã nói vào ngày 17/5/2016 vừa qua:

    ...Tất nhiên nhiều người hiểu vấn đề và nhận thức được sự kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tất cả các vấn đề liên quan đến nó, tham nhũng không phải là ít. Chiến dịch chống tham nhũng của lãnh đạo đảng hiện nay lại không đụng đến DNNN. Một điều trớ trêu là không có mấy tham nhũng trong các doanh nghiệp tư nhân khi các chủ sở hữu kiểm soát chặt chẽ doanh nghiệp của họ. Nhưng doanh nghiệp nhà nước là tình trạng bỏ ngõ, không có ai thực sự làm chủ cả. Cứ cho là doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu toàn dân, nhưng làm thế nào để kiểm soát các doanh nghiệp ấy trong thực tế?

    Doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc giống như những con mối gặm nhấm dần mòn nguồn lực của quốc gia. Đã thế chính phủ Trung Quốc lại hết sức nâng niu doanh nghiệp nhà nước. Các chủ tịch hội đồng quản trị và các giám đốc điều hành (CEO) thì được chính phủ bố trí, vị trí lãnh đạo các doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước phải là các cán bộ cấp bộ trở lến.

    ___


    .....Of course many people understand this issue and are aware of the inefficiency of state-owned enterprises (SOE) and all the problems associated with them, corruption being not the least. The present party leader’s anti-corruption campaign is not hitting SOEs. There is not as much corruption in private enterprises as they are supervised by the owners. But there is no owner at an SOE. Supposedly, all the Chinese people are the owners, but how can they supervise SOEs in practice?

    China’s SOEs are like termites eating away the country’s resources. The government, however, has a great interest in SOEs. The chairmen of the boards and CEOs are all nominated by the government, and large SOE leaders are all ministerial-level cadres.

    Trả lờiXóa
  2. Tập Cận Bình chẳng phải là chống tham nhũng gì cả! Chiến dịch đả hổ diệt ruồi chỉ là nhằm loại bỏ đối thủ chính trị của nó mà thôi! Thằng điếm nặng!

    Trả lờiXóa