Chế Lan Viên - Nguyễn Đình Thi.
1. BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN
Ai? Tôi!
Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
(Rút trong sổ tay thơ tập 5 của tác giả)
2. NGUYỄN ĐÌNH THI
Nhà thơ Hoàng Hưng công bố những bài thơ cuối đời của Nguyễn Đình Thi: Tâm sự của nhà thơ Nguyễn Đình Thi bộc lộ trong những bài thơ cuối đời mà có lẽ ít người biết khi hoang mang nhìn lại con đường cách mạng mà mình đã theo suốt đời:
Đã có mùa xuân đời tôi không nhỉ
Và đã có không cả một mùa hè
Tôi chỉ nhớ đã đi nhiều mê mải
Năm tháng đêm ngày theo một ánh xa
(Mùa thu vàng)
Cuối cùng tự đấm ngực sám hối bi thương:
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn
(Gió bay)
Hình như ông Nguyễn Đình Thi là nhân vật rất "nhiệt tình cách mạng" trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm.Đày đoạ,triệt hạ biết bao nhiêu tinh hoa văn hoá của đất nước.
Trả lờiXóaĐến tận bây giờ,nhiều tinh hoa của đất nước vẫn đang bị đày đoạ trong chốn lao tù hoặc bị lưu đày biệt xứ.
Đúng là quái thai của thế kỉ 20
Kể ra thì nhà thơ Chế Lan Viên cũng có nhiều bài cảm động khi " lòng người thôi đã về chiều, mà lòng mến càng nhiều, đập gương xưa tìm bóng" đấy! Những năm 90 ông có câu thơ cũng cảm động lòng người trẻ:
Trả lờiXóaĐừng lấy hoàng hôn tôi ngăn cản
Ban mai của họ sinh thành
Về nhà thơ Nguyễn Đình Thi thì những năm cuối đời, không hiểu ông có nhìn lại không, nhưng hình như ông sống nhiều về lý trí, trong khi cuộc hành hương về cội nguồn dân tộc, thì hãy vứt bỏ những suy nghĩ, toan tính thì hay hơn!
Nếu như các nhà lãnh đạo biết " sám hối muộn màng " thì nhân dân Việt Nam sẽ được cứu !
Trả lờiXóaXẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Trả lờiXóaMà lòng phơi phới dạy tương lai
Tương lai là những đêm dài
Những thân chinh chiến mấy ai trở về
Lịch sử - Đúng sai. Phải trả !
Trả lờiXóaÔng Chế Lan Viên có vẻ thành thực xám hối. Ông Nguyễn Đình Thi làm quản lý lâu quá rồi, đầu óc chai sạn rồi, nên bài thơ xám hối đọc lên thấy giả tạo.
Trả lờiXóaNhắc điều này tôi càng cảm phục ông Nguyễn Minh Châu. Từ trước rất lâu hai ông này, ông Châu đã có; " Hãy đọc lời ai điếu cho một thời văn chương minh họa" rồi
Trả lờiXóaNhưng cũng làm sao bằng ông Nguyễn Khải với " Đi tìm cái tôi đã mất" một bút ký dạng triết học. Hơn ông Viên ông Thi là ông Khải nhận mình hèn. Và nhất là cắt nghĩa được vì sao lại thế. Một sự nhận chân chậm nhưng vô cùng chân thật. Ai chưa đọc hãy nhờ bác Goolge.
Trả lờiXóaLại chưa bằng nhà văn Bùi Ngọc Tấn còn viết "Chuyện kể năm 2000", phơi bày mọi ngõ ngách nhà tù kìm kẹp
Trả lờiXóaMà bác Lệ Thúy nhắc quan văn nghệ Nguyễn Đình Thi lại nhớ đến thời ấy, trên tể tướng Tố Hữu, dưới ông ta chứ còn ai. Quyền sinh sát trong tay, bao thằng đầu rơi máu chảy. Gọi ông ấy là đồ tể văn nghệ chẳng sai
Trả lờiXóaÔng Chế Làn Viên có đến 5 tập di cảo cơ. Và tất cả thơ này đều sám hối Là nhờ thời gian bị ung thư tụng kinh niệm Phật mới ngộ ra. Tiêu biểu dòng sám hối này có 3 bài, ngoài AI? TÔI trên đây là BÁNH VẼ, TRỪ ĐI. Ai cần xem mời gõ " Thơ sám hối Chế Lan Viên" gs Goolge sẽ chỉ cho
Trả lờiXóaBài trên của ông Thi chỉ là giọt nước mắt cá sấu thôi. Đừng nhầm
Trả lờiXóaTôi vẫn thấy "Đi tìm cái tôi đã mất" hay hơn cả.
Trả lờiXóaÔng Nguyễn Đình Thi rất đa tài và đa cảm. Trong một cuộc tọa đàm, người ta xác định, ông đã âm thầm từ bỏ phương pháp sáng tác Hiện thực XHCN từ rất lâu rồi.
Trả lờiXóaĐọc Ai Tôi mình thấy quen quen lắm !Hẳn ai còn nhớ bài thơ "Người đi tìm hình của nước" trong SGK (Trích giảng VH)ngày đó ...Thôi qua rồi,dù sao cũng là lời sám hối muộn màng của văn nô một thủa .
Trả lờiXóaAi đấy(một bộ phận không nhỏ) có xứng đáng cứ đến dịp lên thay mặt ĐẤTNƯỚC,NHÂN DÂN để thắp nhang tri ân những người con Việt đã hy sinh ? Lương tâm ai đó nghĩ sao trước các liệt sĩ ,các bà mẹ,...những cảnh đời khốn khó của gia đình các CCB .Ôi 27/7 là Hình hay là BÓNG trước anh linh DÂN TỘC .
Ai đó năm 1998, hình như là Nguyễn Đình Thi trong một lần khai hội của giới văn hóa tư tưởng với sự hiện diện của tân vương đã nói: thang giá trị nhân phẩm đảo lộn cả, tưởng kính mà hóa khinh, tưởng khinh mà lại kính.
Trả lờiXóaHãy tha thứ cho họ. Tư liệu về các cuộc chỉnh huấn cho thấy các văn nghệ nghĩ hàng đầu đã phải tự nhiếc móc mình. Họ đã tham gia vào cuộc đánh hội đồng còn được ghi nhận trong sách "Bọn nhân văn giai phẩm trước tòa án dư luận". Tôi đã viết một cuốn sách về họ, nhưng đã đốt đi không để lại dấu vết gì.
Trả lờiXóaNhìn vào các ông Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên thì thấy cuộc đời của các cụ Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hữu Loan,Hoàng Cầm là cuộc đời đẹp. Trong khi các cụ Nhân Văn Giai Phẩm để lại cho đời những vần thơ hào sảng, bay bổng, trữ tình, tự do phơi phới thì các ông Viên, Thi lại trút bầu tâm sự với những hối tiếc, ăn năn, day dứt tràn nước mắt.
Trả lờiXóa"Mùi phú quý nhử làng xa mã
Bả vinh hoa lừa gã công khanh
Giấc Nam Kha khéo bất tình
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không"
Muộn màng còn hơn không . Đối với Chế Lan Viên thì chỉ là trở về cái bản chất của mình thời tiền chiến . Còn Nguyễn Đình Thi cũng nhìn thấy cái hình thật của mình sau bao năm giả tạo !
Trả lờiXóaChắc nhiều vị đang chờ hồi ký hoặc vài câu tỏ rõ sự sám hối của Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu , Nông Đức Mạnh.. Mong lắm thay!
Trả lờiXóaKhông chỉ có hai ông ấy có tiếng hót cuối của con chim sắp tàn hơi đâu , còn đông lắm lắm những người đã một thời không chín chắn không nói lên lời!
Trả lờiXóa