Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

GS. Trần Đình Sử: NGHĨ VỀ LỜI THỀ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC

Nghĩ về lời thề của Chủ tịch nước

Từ năm 1945 cụ Hồ làm chủ tịch nước, không thấy có lời thề nào, nay học các nước phương Tây thêm lời thề khi nhậm chức, có thể nói là tiến bộ. Song đã thề thì nên thề như thế nào? Xin nói đây là nghi thức quốc gia, thì nó phải chuẩn. Lời thề chủ tịch nước trước quốc dân về mặt văn học nó là một thể loại, giống như cáo, chiếu, biểu ngày xưa. Không thề thì thôi, mà đã thề thì phải đúng.

Trong bài thề của mình chủ tịch nước nói: "Tôi, chủ tịch nước xin thề...", theo tôi không đúng, vì không phải chủ tịch nước thề, chủ tịch nước chỉ là một cương vị, một chức danh, nó không thể thề, dó đó phải nói: Tôi, Trần Đại Quang, được bầu làm chủ tịch ước xin thề. Phải là ông Quang xin thề thì mới đúng.


Điều thứ hai, thề gì? Ông Quang nói thề trung thành với tổ quốc, nhân dân, với hiến pháp đều đúng, nhưng khi nói xin thề hoàn thành mọi nhiệm vụ do đảng quốc hội, nhân giao phó. Điều này có vẻ không phù hợp với lời thề của chủ tịch nước, vì các chức danh khac cũng có thể thề như vậy. Ở đây đã giao cho anh nhiệm vụ chủ tịch nước rồi, thì anh phải làm tròn nhiệm vụ chủ tịch nước, Đảng không thể giao nhiệm vụ khác. Mà đã chủ tịch nước thì phải làm cho nước giàu dân mạnh, giữ vững độc lập chủ quyền. Lời thề nên cân nhắc cho súc tích, gây ấn tượng, còn nói chung chung nhạt nhẽo, theo lối sáo ngữ thì chán.

Kính mong các cơ quan có trách nhiệm cân nhắc cho các lần sau.
_________

Tễu: Phát hiện và góp ý của Thầy Sử rất đúng, rất tinh tế. Thầy đã nói về hai vấn đề của nghi lễ THỀ - một tuyên cáo của nguyên thủ: AI THỀ? THỀ GÌ? 

Thiết nghĩ, Văn phòng Chủ tịch nước, VP Quốc hội, Văn phòng Chính phủ nếu có ai đọc được bài này, nên tiếp thu để lần sau thề đúng hơn.


6 nhận xét :

  1. Người ta có thể
    trung thành với Nhân Dân,
    trung thành với Tổ Quốc.
    Nhưng với Hiến pháp
    thì người ta chỉ có thể tuân thủ,
    chứ không có thể trung thành.
    Vì Hiến pháp nó có thể thay đổi mà.

    Trả lờiXóa
  2. Khi thề đặt tay trên cuốn sách gì thì qua báo chí cho dân biết. Thực ra thì nghi lễ tuyên thệ phải đăng tải trên báo chí, vì thề cốt yếu là cho dân thấy, dân nghe. Nên chọn cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư hoặc bộ sử ký Việt Nam được các nhà sử học chọn là hay nhất.

    Trả lờiXóa
  3. Theo dân dã phải thề theo cú pháp;"Tôi là ai?Thề với ai?Thề gi?

    Trả lờiXóa
  4. Thề kiểu Việt:: kiểu chuộng hình thức và khuôn sáo chứ ko có thực chất

    Trả lờiXóa
  5. Đúng như Chân Không nhận xét. Chỉ cần trung thành với nhân dân và tổ quốc thôi.Hiến pháp Việt Nam cứ thay đổi hoặc bổ sung dài dài thì biết trung thành với hiến pháp năm nào ?

    Trả lờiXóa