Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

15h00 HÔM NAY: HAI CUỘC THUYẾT TRÌNH VỀ BIỂN ĐÔNG TẠI HÀ NỘI

 PGS. TS Hoàng Ngọc Giao.

THƯ MỜI CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI

Anh chị và các bạn thân mến!
Vào 14h30, Thứ bảy 30/07/2016, tại Salon Văn hóa CÀ PHÊ THỨ BẢY,
Số 3A, phố Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

sẽ diễn ra buổi CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
“Cà phê” với TS HOÀNG NGỌC GIAO,  
Chủ đề: 
 “Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế – với trật tự 
pháp luật quốc tế ở Biển Đông”.

Chủ trì: GS CHU HẢO

Rất mong các bạn đến tham dự. Hân hạnh được đón tiếp

Giám đốc chương trình: Nhạc sĩ Dương Thụ

LỜI DẪN

Tòa Trong tài quốc tế được thành lập theo phụ lục VII, phần XV, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đã ban hành Phán quyết về vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc do có những hành vi vi phạm trong việc áp dụng, giải thích Công ước Luật Biển.

Đánh giá như thế nào về những nội dung được nêu trong Phán quyết dưới góc độ Pháp luật quốc tế ?

Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế có giá trị pháp lý như thế nào đối với các quốc gia ven Biển Đông, không phải là một bên của vụ kiện ?

Trung quốc, Philippines sẽ tuân thủ Phán quyết của Tòa Trọng tài như thế nào ? Tình hình Biển Đông sau khi Phán quyết được ban hành ?

Việt Nam nên có những hành động gì, sau Phán quyết của Tòa Trọng tài ?

VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ HOÀNG NGỌC GIAO


- Sinh 02/3/1954, Tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm KH Liên Xô.
- Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
- Nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới của Chính phủ.
- Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐH KHXH NV, ĐH QG HN.
- Viện trưởng, Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật & Phát triển, LH Hội KHKT Việt Nam.
- Giám đốc, Công ty Luật TNHH Hoàng Giao & Cộng sự.
----------------

Buổi nói chuyện:
Nghiên cứu Biển Đông - Triển vọng và lộ trình
Thời gian: 15 giờ, Thứ Bảy ngày 30/07/2016
Thời lượng trình bày: 40-45 phút. Thảo luận 45-60 phút.

Địa điểm: Cà phê Trung Nguyên, 52A Hai Bà Trưng, Hà Nội
Người thuyết trình: Ts. Trần trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
 
Ngày 30/7 sẽ diễn ra buổi trò chuyện Khoa học của TS. Trần Trọng Dương về “Nghiên cứu Biển Đông: triển vọng và lộ trình” nhằm chia sẻ tình hình nghiên cứu về Biển Đông của các học giả Việt Nam hiện nay và cơ hội phát triển của các nghiên cứu này trong tương lai.

Trong mấy năm vừa qua, trước những xâm phạm thô bạo của Trung Quốc trên biển Đông, nghiên cứu Biển Đông từ vị trí nghiên cứu khuất nẻo dần trở thành một chuyên ngành khoa học được công bố công khai, được khuyến khích rộng rãi ở nhiều cơ quan học thuật từ Trung ương đến Địa phương, từ cơ quan Quản lý hành chính, đến cơ quan nghiên cứu và các trường Đại học trên toàn quốc.

Trong khi giới học thuật Trung Quốc đã chuẩn bị một chiến lược nghiên cứu cơ bản dài hơi song song với việc đào tạo các chuyên gia nghiên cứu biển vài ba chục năm trở lại đây, thì Việt Nam dường như đến giờ mới “tự mở cửa” cho chính mình. Mặc dù đã được khai phóng tự do trong nghiên cứu học thuât, mặc dù đã được đầu tư ở nhiều chỗ, song từ góc độ quản lý khoa học, các học giả ở Việt Nam hiện vẫn đang phải tự xoay xở trong những điều kiện khác nhau.

Bài nói chuyện mang tên “Nghiên cứu Biển Đông: triển vọng và lộ trình” là một chia sẻ về khung khổ và các phân ngành của Nghiên cứu Biển Đông ở Việt Nam đồng thời những trăn trở và kỳ vọng vào một lộ trình nghiên cứu trong tương lai.

Diễn giả Trần Trọng Dương, tiến sĩ Ngữ văn chuyên ngành Hán Nôm, hiện công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, giảng sư thỉnh giảng Học viện Phật Giáo Việt Nam. Các mối quan tâm chính: ngôn ngữ học lịch sử (tiếng Việt), từ nguyên học, văn tự học chữ Nôm, biểu tượng văn hóa truyền thống, lịch sử cổ trung đại Việt Nam. Đã công bố trên 70 bài báo trên các tạp chí, báo chí và một số sách vở khoa học, dịch thuật: Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên tần (2005), Kiến trúc một cột thời Lý (2013), Nguyễn Trãi quốc âm từ điển (2014), Lý thuyết và thực hành chữ Nôm (2016)…

Buổi trò chuyện do Tạp chí Tia Sáng tổ chức

Ban tổ chức kính mời những người quan tâm tới tham dự.

1 nhận xét :

  1. Thế là kỳ họp thứ nhất QH khóa 14 đã lại "ai về nhà nấy" mà không đáp ứng được kỳ vọng của đông đảo cử tri. Theo bà chủ tịch Ngân, QH 14 sẽ không xem xét Luật biểu tình mà lùi lại ít nhất 2 năm nữa (vì sợ làm "rối loạn" đất nước!). Cử tri cũng không được biết, được nghe tường thuật trực tiếp việc chính phủ báo cáo nguyên nhân 2 máy bay bị (Tầu bắn) rơi. Có báo lề phải chỉ đưa vài dòng là "chính phủ không nêu nguyên nhân cụ thể mà chỉ cho biết đã xẩy ra tai nạn nghiêm trọng khi bay huấn luyện".
    Sau phán quyết của tòa PCA, trong cuộc họp báo, ông Lê Hải Bình cho biết, VN sẽ ra tuyên bố về vấn đề này, nhưng đến nay tuyệt nhiên không thấy tăm hơi "tuyên bố" đâu của cả QH lẫn chính phủ, thậm chí chỉ của BNG.

    Trả lờiXóa