Một tàu tuần duyên Trung Quốc gần giàn khoan
Hải Dương Thạch Du 981 mà Bắc Kinh cho kéo đến vùng biển Hoàng Sa của
Việt Nam ngày 13/06/2014.REUTERS/Nguyen Minh/File Photo
Biển Đông: Phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa Án Trọng Tài
Thụy My
RFI
11-07-2016
Một
phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye vào ngày mai
12/07/2016 được cho là bước ngoặt lớn, sẽ đánh gục tham vọng của Trung
Quốc về chủ quyền Biển Đông, đồng thời là thử nghiệm cho sức mạnh của
luật lệ quốc tế và các cường quốc thế giới.
Bắc
Kinh vốn luôn đòi hỏi thảo luận song phương nhằm chiếm thế thượng
phong, đã tẩy chay vụ kiện, tuyên bố sẽ làm ngơ trước phán quyết. Hãng
tin AP tóm lược vấn đề này dưới dạng hỏi đáp.
Vụ Manila kiện Bắc Kinh cụ thể như thế nào ?
Sau nhiều năm thương lượng ngoại giao nhưng không đi đến đâu, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa Án Trọng Tài Thường Trực vào tháng Giêng năm 2013, bất chấp lời cảnh báo của Bắc Kinh là sẽ phản ứng mạnh mẽ về ngoại giao và kinh tế.
Trung Quốc muốn trực tiếp thương lượng với Philippines và với từng nước trong số bốn quốc gia và vùng lãnh thổ cũng đòi hỏi chủ quyền Biển Đông, vì như thế sẽ chiếm được thế thượng phong, với tầm cỡ và ảnh hưởng của mình. Bắc Kinh kiên quyết phản đối đưa tranh chấp ra trước một định chế quốc tế, có thể mang lại cho Hoa Kỳ cơ hội để can thiệp.
Philippines đã yêu cầu tòa án gồm năm trọng tài viên tuyên bố yêu sách lãnh thổ đầy tham vọng, với đường 9 đoạn bao trùm hầu hết Biển Đông của Trung Quốc, là không hợp lệ, chiếu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc và Philippines đều là những nước đã phê chuẩn Công Ước này, được coi như một Hiến pháp với những quy định về quyền của các quốc gia liên quan đến các đại dương trên thế giới.
Trước tham vọng của Bắc Kinh, Manila có nguy cơ bị mất một mảng lớn lãnh thổ trên biển. Antonio Carpio, một thẩm phán Tòa Thượng Thẩm đã từng nghiên cứu kỹ về vụ xung đột này, nhận xét. Ông nói : « Sự hung hăng của Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất từ bên ngoài đối với Philippines kể từ Đệ nhị Thế chiến đến nay ».
Philippines cũng yêu cầu tòa án xem xét một số thực thể tranh chấp là đảo, rạn san hô hay thực thể nửa chìm nửa nổi để xác định vùng lãnh hải mở rộng xung quanh theo như Công Ước. Manila còn cáo buộc Bắc Kinh vi phạm UNCLOS vì đã tiến hành đánh cá và các hoạt động xây dựng gây phương hại đến các quyền lợi biển của Philippines. Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển không liên quan đến vấn đề chủ quyền, và chính phủ Philippines cũng nói rằng không đề cập đến vấn đề này.
Vụ kiện khởi động ra sao ?
Những bất đồng đã âm ỉ từ nhiều thập kỷ qua dần dà được khơi dậy dưới thời cựu tổng thống Benigno Aquino và lên đến đỉnh điểm năm 2012, khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough sau một thời gian giằng co.
Các viên chức Mỹ đã thương lượng với chính quyền Manila và Bắc Kinh để rút đồng thời các tàu Philippines và tàu hải giám lớn hơn của Trung Quốc khỏi dải đất nhỏ bé này. Tổng thống Aquino đã chấp thuận rút tàu, nhưng các tàu hải giám Trung Quốc chẳng bao giờ ra đi.
Các tàu tuần duyên Trung Quốc còn lượn lờ xung quanh một khu vực tranh chấp khác là Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), được Hải quân Philippines dùng một con tàu cũ rỉ sét làm vật chắn để giữ bãi này. Các tàu Trung Quốc tìm cách phong tỏa những tàu tiếp liệu Philippines mang thực phẩm, nước uống, thuốc men và các mặt hàng khác cho lính đảo, gây ra những trò mèo vờn chuột trên biển khơi.
Tòa Trọng Tài có thể làm thay đổi được gì không ?
Mọi phán quyết đều là chung thẩm và mang tính bắt buộc đối với Trung Quốc và Philippines. Tuy nhiên, quyết định của Bắc Kinh tẩy chay vụ kiện cùng với sự thiếu vắng cơ chế cưỡng chế của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, đã ảnh hưởng đến các động thái của Manila.
Cựu ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario, người chỉ đạo hồ sơ vụ kiện Trung Quốc, nói rằng một phán quyết thuận lợi đối với 15 vấn đề mà Philippines nêu ra, đặc biệt là yêu cầu tuyên bố yêu sách của Trung Quốc là bất hợp lệ chiếu theo UNCLOS, có thể là một đòn đau cho Bắc Kinh, và là thắng lợi tinh thần mang lại lợi thế cho Manila.
Nhà ngoại giao Philippines nhận xét, Manila có thể cùng với Washington và các quốc gia khác yêu cầu Bắc Kinh phải tuân thủ, trong các diễn đàn ngoại giao trên toàn cầu, kể cả trước Liên Hiệp Quốc.
Nếu không chịu tuân theo, Trung Quốc có nguy cơ bị coi là một Nhà nước bất hảo, vào lúc đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị trên trường quốc tế.
Ông Carpio vẽ ra một hình ảnh thảm hại nếu Tòa Trọng Tài không ra được phán quyết tuyên bố các yêu sách vòi bạch tuộc của Trung Quốc là vô hiệu, cho rằng Bắc Kinh có thể áp đặt đường 9 đoạn tự vạch là ranh giới trên biển của mình. Quân đội Hoa Kỳ có thể tăng mạnh các cuộc tuần tra để xúc tiến tự do hàng hải, Trung Quốc sẽ cố gắng đẩy lùi Mỹ, và các nước đòi hỏi chủ quyền sẽ lao vào một cuộc chạy đua vũ trang.
Chuyên gia này cảnh báo : « Phương cách tự vệ duy nhất của các quốc gia ven biển là tìm mua các chiến hạm, chiến đấu cơ và hỏa tiễn đối hạm. Căng thẳng sẽ tăng cao, Biển Đông sẽ trở nên hỗn loạn ».
Tại sao Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện ?
Trung Quốc lý sự rằng Tòa Án Trọng Tài Thường Trực không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện Philippines, vì liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ, vốn nằm ngoài quyền hạn của tòa án này. Theo các quan chức Bắc Kinh, cho dù lấy cớ là nhằm làm rõ các quyền trên biển theo UNCLOS, Philippines đang cố gắng phá hoại « chủ quyền không thể tranh cãi » của Trung Quốc.
Họ đặt câu hỏi, chẳng hạn làm thế nào Philippines có thể nói rằng các yêu sách của Trung Quốc là quá đáng, nếu trước tiên không xác định giới hạn lãnh thổ.
Trung Quốc cũng cho rằng tranh chấp Biển Đông là vấn đề thuần châu Á, nên các nước ngoài khu vực như Hoa Kỳ không có quyền can thiệp.
Phía Philippines nói rằng Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện ở Tòa Án Trọng Tài Thường Trực vì biết là những cơ sở về lịch sử dựa vào để yêu sách chủ quyền, từ rất lâu đã không còn được xét đến trong các hiệp ước của thời đại tân tiến hiện nay, như UNCLOS.
Các quốc gia khác nói gì về vụ kiện này ?
Nhìn chung, quan điểm của các nước khác về vụ kiện trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực tùy thuộc việc họ là đồng minh của Hoa Kỳ hay Trung Quốc.
Cuộc chiến ngoại giao dữ dội đã đẩy các nước nhỏ hơn và các khối quốc gia khu vực vào thế lưỡng nan, kể cả ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), trong đó có bốn nước thành viên đòi hỏi chủ quyền Biển Đông.
Nỗ lực của Philippines nhằm thúc đẩy khối ASEAN ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài vào thứ Ba 12/07/2016 đã bị ngăn trở bởi Lào và Cam Bốt, hai nước chịu nhiều ơn mưa móc của Bắc Kinh. Ngoài Philippines và Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Singapore cũng rất lo ngại trước Trung Quốc.
Khối ASEAN hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, có nghĩa là chỉ cần một nước thành viên cũng đủ để phá hoại nỗ lực của toàn khối.
Hoa Kỳ, Anh quốc và các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ Tòa Án Trọng Tài Thường Trực.
Trung Quốc rêu rao rằng có 40 đến 60 nước ủng hộ mình, kể cả những nước châu Phi không có biển, và các đảo quốc ở Thái Bình Dương mà Bắc Kinh có ảnh hưởng lớn về kinh tế.
Vụ Manila kiện Bắc Kinh cụ thể như thế nào ?
Sau nhiều năm thương lượng ngoại giao nhưng không đi đến đâu, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa Án Trọng Tài Thường Trực vào tháng Giêng năm 2013, bất chấp lời cảnh báo của Bắc Kinh là sẽ phản ứng mạnh mẽ về ngoại giao và kinh tế.
Trung Quốc muốn trực tiếp thương lượng với Philippines và với từng nước trong số bốn quốc gia và vùng lãnh thổ cũng đòi hỏi chủ quyền Biển Đông, vì như thế sẽ chiếm được thế thượng phong, với tầm cỡ và ảnh hưởng của mình. Bắc Kinh kiên quyết phản đối đưa tranh chấp ra trước một định chế quốc tế, có thể mang lại cho Hoa Kỳ cơ hội để can thiệp.
Philippines đã yêu cầu tòa án gồm năm trọng tài viên tuyên bố yêu sách lãnh thổ đầy tham vọng, với đường 9 đoạn bao trùm hầu hết Biển Đông của Trung Quốc, là không hợp lệ, chiếu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc và Philippines đều là những nước đã phê chuẩn Công Ước này, được coi như một Hiến pháp với những quy định về quyền của các quốc gia liên quan đến các đại dương trên thế giới.
Trước tham vọng của Bắc Kinh, Manila có nguy cơ bị mất một mảng lớn lãnh thổ trên biển. Antonio Carpio, một thẩm phán Tòa Thượng Thẩm đã từng nghiên cứu kỹ về vụ xung đột này, nhận xét. Ông nói : « Sự hung hăng của Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất từ bên ngoài đối với Philippines kể từ Đệ nhị Thế chiến đến nay ».
Philippines cũng yêu cầu tòa án xem xét một số thực thể tranh chấp là đảo, rạn san hô hay thực thể nửa chìm nửa nổi để xác định vùng lãnh hải mở rộng xung quanh theo như Công Ước. Manila còn cáo buộc Bắc Kinh vi phạm UNCLOS vì đã tiến hành đánh cá và các hoạt động xây dựng gây phương hại đến các quyền lợi biển của Philippines. Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển không liên quan đến vấn đề chủ quyền, và chính phủ Philippines cũng nói rằng không đề cập đến vấn đề này.
Vụ kiện khởi động ra sao ?
Những bất đồng đã âm ỉ từ nhiều thập kỷ qua dần dà được khơi dậy dưới thời cựu tổng thống Benigno Aquino và lên đến đỉnh điểm năm 2012, khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough sau một thời gian giằng co.
Các viên chức Mỹ đã thương lượng với chính quyền Manila và Bắc Kinh để rút đồng thời các tàu Philippines và tàu hải giám lớn hơn của Trung Quốc khỏi dải đất nhỏ bé này. Tổng thống Aquino đã chấp thuận rút tàu, nhưng các tàu hải giám Trung Quốc chẳng bao giờ ra đi.
Các tàu tuần duyên Trung Quốc còn lượn lờ xung quanh một khu vực tranh chấp khác là Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), được Hải quân Philippines dùng một con tàu cũ rỉ sét làm vật chắn để giữ bãi này. Các tàu Trung Quốc tìm cách phong tỏa những tàu tiếp liệu Philippines mang thực phẩm, nước uống, thuốc men và các mặt hàng khác cho lính đảo, gây ra những trò mèo vờn chuột trên biển khơi.
Tòa Trọng Tài có thể làm thay đổi được gì không ?
Mọi phán quyết đều là chung thẩm và mang tính bắt buộc đối với Trung Quốc và Philippines. Tuy nhiên, quyết định của Bắc Kinh tẩy chay vụ kiện cùng với sự thiếu vắng cơ chế cưỡng chế của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, đã ảnh hưởng đến các động thái của Manila.
Cựu ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario, người chỉ đạo hồ sơ vụ kiện Trung Quốc, nói rằng một phán quyết thuận lợi đối với 15 vấn đề mà Philippines nêu ra, đặc biệt là yêu cầu tuyên bố yêu sách của Trung Quốc là bất hợp lệ chiếu theo UNCLOS, có thể là một đòn đau cho Bắc Kinh, và là thắng lợi tinh thần mang lại lợi thế cho Manila.
Nhà ngoại giao Philippines nhận xét, Manila có thể cùng với Washington và các quốc gia khác yêu cầu Bắc Kinh phải tuân thủ, trong các diễn đàn ngoại giao trên toàn cầu, kể cả trước Liên Hiệp Quốc.
Nếu không chịu tuân theo, Trung Quốc có nguy cơ bị coi là một Nhà nước bất hảo, vào lúc đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị trên trường quốc tế.
Ông Carpio vẽ ra một hình ảnh thảm hại nếu Tòa Trọng Tài không ra được phán quyết tuyên bố các yêu sách vòi bạch tuộc của Trung Quốc là vô hiệu, cho rằng Bắc Kinh có thể áp đặt đường 9 đoạn tự vạch là ranh giới trên biển của mình. Quân đội Hoa Kỳ có thể tăng mạnh các cuộc tuần tra để xúc tiến tự do hàng hải, Trung Quốc sẽ cố gắng đẩy lùi Mỹ, và các nước đòi hỏi chủ quyền sẽ lao vào một cuộc chạy đua vũ trang.
Chuyên gia này cảnh báo : « Phương cách tự vệ duy nhất của các quốc gia ven biển là tìm mua các chiến hạm, chiến đấu cơ và hỏa tiễn đối hạm. Căng thẳng sẽ tăng cao, Biển Đông sẽ trở nên hỗn loạn ».
Tại sao Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện ?
Trung Quốc lý sự rằng Tòa Án Trọng Tài Thường Trực không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện Philippines, vì liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ, vốn nằm ngoài quyền hạn của tòa án này. Theo các quan chức Bắc Kinh, cho dù lấy cớ là nhằm làm rõ các quyền trên biển theo UNCLOS, Philippines đang cố gắng phá hoại « chủ quyền không thể tranh cãi » của Trung Quốc.
Họ đặt câu hỏi, chẳng hạn làm thế nào Philippines có thể nói rằng các yêu sách của Trung Quốc là quá đáng, nếu trước tiên không xác định giới hạn lãnh thổ.
Trung Quốc cũng cho rằng tranh chấp Biển Đông là vấn đề thuần châu Á, nên các nước ngoài khu vực như Hoa Kỳ không có quyền can thiệp.
Phía Philippines nói rằng Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện ở Tòa Án Trọng Tài Thường Trực vì biết là những cơ sở về lịch sử dựa vào để yêu sách chủ quyền, từ rất lâu đã không còn được xét đến trong các hiệp ước của thời đại tân tiến hiện nay, như UNCLOS.
Các quốc gia khác nói gì về vụ kiện này ?
Nhìn chung, quan điểm của các nước khác về vụ kiện trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực tùy thuộc việc họ là đồng minh của Hoa Kỳ hay Trung Quốc.
Cuộc chiến ngoại giao dữ dội đã đẩy các nước nhỏ hơn và các khối quốc gia khu vực vào thế lưỡng nan, kể cả ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), trong đó có bốn nước thành viên đòi hỏi chủ quyền Biển Đông.
Nỗ lực của Philippines nhằm thúc đẩy khối ASEAN ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài vào thứ Ba 12/07/2016 đã bị ngăn trở bởi Lào và Cam Bốt, hai nước chịu nhiều ơn mưa móc của Bắc Kinh. Ngoài Philippines và Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Singapore cũng rất lo ngại trước Trung Quốc.
Khối ASEAN hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, có nghĩa là chỉ cần một nước thành viên cũng đủ để phá hoại nỗ lực của toàn khối.
Hoa Kỳ, Anh quốc và các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ Tòa Án Trọng Tài Thường Trực.
Trung Quốc rêu rao rằng có 40 đến 60 nước ủng hộ mình, kể cả những nước châu Phi không có biển, và các đảo quốc ở Thái Bình Dương mà Bắc Kinh có ảnh hưởng lớn về kinh tế.
Hôm vừa rồi tổng thống Obama kếu gọi quốc hội mỹ nhanh chóng thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS), Mỹ đón đầu phán quyết của tòa án The Hague để chuẩn bị tư thế làm cảnh sát khu vực Biển Đông. Đứa nào lưu manh côn đồ là "bắt liền, hốt liền".
Trả lờiXóa