Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Vụ cá chết: VN MUỐN 1 TRIỆU NGƯ DÂN BỎ BIỂN HỌC NGHỀ KHÁC

Người dân xuống đường biểu tình tại Hà Nội ngày 1/5 đòi minh bạch thông tin về vụ cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung.

Việt Nam 'lấn cấn' trong việc công bố thông tin vụ cá chết

VOA
29.06.2016 


Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn của Việt Nam, Văn phòng Chính phủ sẽ họp báo hôm 30/6 để công bố thông tin về nạn cá chết vừa qua ở miền trung. Công chúng cho rằng đã hơn hai tháng kể từ khi nạn cá chết bắt đầu, việc nhà nước chần chừ trong việc công bố cho thấy có vấn đề về sự minh bạch và trách nhiệm. 

Nạn cá chết xảy ra từ đầu tháng Tư, bắt đầu ở Hà Tĩnh rồi xuất hiện liên tiếp ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế nằm ở phía nam của Hà Tĩnh.

Nhiều người nghi ngờ rằng một khu phức hợp công nghiệp thuộc tập đoàn Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh là thủ phạm, vì khu này sử dụng nhiều hóa chất tẩy rửa và hệ thống xả nước thải của nó không tuân theo các quy định của Việt Nam.

Hồi đầu tháng này, ngày 2/6, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nói đã xác định được nguyên nhân cá chết nhưng chưa công bố vì cần điều tra thêm để có “đầy đủ chứng cứ vi phạm pháp luật” nhằm xác định thủ phạm. Gần cuối tháng, một Phó Tổng cục trưởng của Bộ Công an nói có thể có họp báo vào ngày 29/6 để cung cấp thông tin về nạn cá chết.

Việc nhà chức trách trì hoãn công bố thông tin và dời ngày họp báo càng làm tăng thêm sự nghi ngại của công chúng về tính minh bạch. Cựu ký giả và hiện là một nhà hoạt động vì dân chủ Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét với VOA:

“Người dân cũng thấy rằng chính phủ đang có những cái mắc mớ rất lớn. […] Vì cái nguyên nhân có thể liên quan đến cái nhà máy Formosa. […] Nếu liên quan tới đó, thì do những sai sót từ hồi trước. Chính phủ đã cấp phép dễ dàng, không kiểm tra chuyện xử lý nước thải, và họ có một phần trách nhiệm lớn trong chuyện xả thải này”.

Xét đến tính đáng tin cậy của các cơ quan nhà nước Việt Nam, ông Chênh cho rằng không thể chắc chắn nhà chức trách sẽ công bố cụ thể nguyên nhân gì hay ai là thủ phạm gây ra nạn cá chết hay không. Ông nói thêm điều đáng quan tâm lúc này là hướng khắc phục như thế nào.

“Quan trọng là hướng khắc phục chứ không phải chỉ có chỉ ra nguyên nhân. Mà có nguyên nhân cho rõ ràng thì mới nói tới cái chuyện khắc phục được”.

Một thạc sỹ kỹ thuật môi trường, ông Đào Nhật Đình, nói với VOA ông không kỳ vọng cuộc họp báo ngày 30/6 sẽ công bố thủ phạm. Với kinh nghiệm 17 năm kinh nghiệm trong ngành môi trường và 10 năm trong công nghệ hóa, ông Đình nhận định:

“Phần lớn những cái mẫu lấy được như lần họp lần trước đã không chứng minh được cái gì cả, […] và sau đó vẫn tiếp tục lấy mẫu và có lẽ cũng không chứng minh được gì do đó mới kéo dài như vậy. Cái thứ hai, là hóa chất cụ thể gì thì cho đến nay vẫn là bí mật. Tôi chỉ đoán là người ta có thể lấy một trong những hóa chất tẩy rửa để người ta kết tội thôi”.

Ông Đình cho rằng cá ở các tỉnh chết ở các vùng nước nông sâu khác nhau vì vậy nhiều khả năng là do các độc tố khác nhau gây ra. Về phương pháp tìm nguyên nhân, ông góp ý:

“Quan điểm của riêng tôi thì nên tách cái vụ đó ra thành những vụ riêng biệt thì có lẽ sẽ dễ giải thích hơn”.

Mặc dù nhiều người quan tâm đến nguyên nhân gây cá chết, song ông Đình chỉ ra rằng lúc này chính phủ cũng cần phải cho biết biển miền trung Việt Nam đã sạch hay chưa.

“Tôi kỳ vọng nhất là chính phủ có nói là như vậy thì biển đã sạch chưa, bởi vì kết quả phân tích từ hôm 26/4 đến giờ cứ đều mỗi ngày lấy một lần thì như vậy biển đã sạch. Nhưng mà tại sao không ai dám công bố?”

Do lo ngại các vùng biển còn bị ô nhiễm, sinh kế của người dân ven biển sống nhờ vào đánh bắt hải sản và du lịch đã chịu tác động tiêu cực trong mấy tháng qua. Điều này có một phần liên quan đến việc chính quyền chần chừ công bố thông tin.
_______


Một triệu người được học nghề sau ảnh hưởng cá chết hàng loạt

RFA
2016-06-28 

Giữa khi có tin Chính phủ sắp công bố nguyên nhân gây cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung, sáng nay (28/6/2016) Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tuyên bố tại Quảng Trị là sẽ gấp rút xây dựng và trình Thủ tướng một đề án tổng thể vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ thảm họa môi trường hồi tháng 4 vừa qua. 
.
 
Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại Đông Hà, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng đề nghị, cần có chương trình hỗ trợ dạy nghề, nhưng phải ngay lập tức có thể áp dụng với các đối tượng ngư dân bị ảnh hưởng của thảm họa cá chết hàng loạt.

Được biết, khoảng một triệu người ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã bị mất việc làm, mất hoặc giảm thu nhập qua vụ cá chết hàng loạt từ đầu tháng 4/2016. Bao gồm các hộ gia đình ngư dân, người lao động phục vụ dịch vụ nghề cá, người buôn bán kinh doanh hải sản và các dịch vụ liên quan, ngoài ra ngành khách sạn du lịch được cho là cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.


-----------------

Tễu Blog: Thế là chết rồi! Ngư dân bỏ biển. Thế thì suốt ngày suốt đêm cả dải biển Miền Trung trọng yếu không có ngư dân, ch có tàu thuyền của Tàu nó vào, nó đánh cá, nó buôn lậu, nó mua bán xăng dầu, mua bán cát vàng (làm thủy tinh), v.v..

Trên biển lúc ấy chỉ có quân đội, cảnh sát biển mà thôi. Lực lượng ấy thì đã có Dương Khiết Trì hôm nọ sang dán cho cái bùa hợp tác song phương rồi. Thế là mất chủ quyền, là bán nước chứ còn gì!

Tiên sư anh Dương Khiết Trì, anh giỏi đếch chịu được!  

Vì sao phải đi học nghề ? 

1/. Xác định môi trường biển khó ( hoặc không thể ) khắc phục , biển không còn cá , ngư dân phải đổi nghề .


2/. Chọn sắt không chọn cá . Sắt đền bù qua loa rồi tiếp tục hoạt động và môi truòng biển vẫ tiếp tục bị xâm hại nên phải tổ chức học nghề khác với nghề truyền thống bao đời của dân . Trong trường hợp này , Fomosa phải bảo đảm đời sống và công việc cho một triệu lao động ấy và gia đình họ cho đến khi công việc mới chu toàn cuộc sống của họ . 


3/. Nhà nước xem ngư dân bám biển là các cọc tiêu sống , bảo đảm , xác định chủ quyền quốc gia trên biển . Vậy khi học nghề khác , ngư dân bỏ biển thì ai sẽ là người tham gia xác định chủ quyền trên biển . Có phải tạo điều kiện quá dễ dàng cho Trung Quốc chiếm biển, thực hiện đường lưỡi bò khốn kiếp kia ! Có phải đã rơi vào ( hay thực hiện ? ) âm mưu chiếm biển của Việt Nam .

18 nhận xét :

  1. Vẫn cái thằng quay bài lúc thi tiến sĩ, bây giờ lại làm bộ trưởng à? Chuyện hài quá heng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quay bài thi Cao học chứ không phải thi TS

      Xóa
  2. Có nghĩa là biển thực sự nhiểm độc và chết! Ngư dân phải chuyển nghề khác để sinh nhai. Biển miền trung từ đây vắng lặng bóng tàu cá Việt Nam, "nhường" lại biển cho người bạn vàng kế cận "trông coi", cũng như Formosa tiếp tục và tha hồ xả thải mà không còn sợ biển chết!
    Chúc mừng nhà nước đã "sáng suốt" giải bài toán ngư dân miền trung!

    Trả lờiXóa
  3. Bóng đêm vẫn bao trùm...

    Trả lờiXóa
  4. nguyễn văn Đứclúc 06:15 30 tháng 6, 2016

    chuyển nghề cho ngư dân không phải đánh cá vậy bỏ biển cho ai? đây có phải là ý đồ của nhà cầm quyền muốn giao cho Tàu cộng?

    Trả lờiXóa
  5. Người ta sống và chết với biển từ bao thế hệ, nay một nhúm người mang tên chính quyền lại định bẩy người ta ra khỏi biển chỉ cần vài tháng bằng học nghề. Chúng là những kẻ có đầu óc hoang tưởng và bệnh hoạn nhất mới nghĩ ra cái trò này! Trò đào tạo ngư dân chuyển nghề! Cả cái đất nước 90 triệu người thì đã có mấy triệu TS, PTS, GS...rởm, bao triệu người còn đang thất nghiệp, hai phần ba cán bộ sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về. Cả cái kẻ đang bàn cho ngư dân chuyển nghề kia ai dám chắc chúng cái gì cũng thật!

    Trả lờiXóa
  6. vậy là tiền đền bù thiệt hại được đổ vào đây.

    Trả lờiXóa
  7. Bọn TQ rất thâm độc, quyết chiếm biển VN bằng mọi cách từ đe dọa, đến ngoại giao ve vãn với khẩu hiểu đểu 4 tốt, 16 chữ vàng. Nay chúng gây ra thảm họa biển, với mục đích làm sa mạc hóa biển, không còn ai ra biển đánh cá, biển trở nên vô chủ dễ dàng hợp pháp hóa đường lưỡi bò. Kinh tế biển VN sẽ không còn, không còn lợi ích kinh tế về biển, người dân muốn sử dụng sản phẩm từ biển đều phải nhập từ cá, nước mắm, muối....TQ đẩy mạnh việc có mặt người TQ tại VN, tạo ra văn hóa, lãnh thổ VN là của người TQ, từ xuyên tạc lịch sử cho khách tham quan người TQ, sau đó có thể cả cho người nước ngoài, đến các cửa hàng chỉ phục vụ người TQ trên lãnh thổ VN.

    Trả lờiXóa
  8. Việc chuyển hàng triệu ngư dân đi học nghề khác đồng nghĩa với thú nhận biển bị nhiễm độc nặng , ngư dân không thể bám biển được nữa. Tụi Tàu nó cố ý đầu độc biển , ném bố thí cho chính quyền một ít tiền để bứng ngư dân ra khỏi ngư trường và giao toàn bộ biển Việt Nam cho Trung cộng quản lý.
    ĐCSVN ơi thức ngủ đi , mưu kế nầy của Tàu cộng nhân dân còn lạ gì. Đảng của các ông có thể làm theo ý Tàu nhưng nhân dân cương quyết chống lại hành động nầy.

    Trả lờiXóa
  9. Tễu Blog: Thế là chết rồi! Ngư dân bỏ biển. Thế thì suốt ngày suốt đêm cả dải biển Miền Trung trọng yếu không có ngư dân, chỉ có tàu thuyền của Tàu nó vào, nó đánh cá, nó buôn lậu, nó mua bán xăng dầu, mua bán cát vàng (làm thủy tinh), v.v..

    Trên biển lúc ấy chỉ có quân đội, cảnh sát biển mà thôi. Lực lượng ấy thì đã có Dương Khiết Trì hôm nọ sang dán cho cái bùa hợp tác song phương rồi. Thế là mất chủ quyền, là bán nước chứ còn gì!

    Tiên sư anh Dương Khiết Trì, anh giỏi đếch chịu được!

    ANH TIỂU ƠI, CHƯA GỌI LÀ BÁN NƯỚC ĐÂU, MỚI BÁN HÀ TĨNH VÀ BIỂN ĐÔNG THÔI, SAU KHI CHIA CHÁC, DÀNH CHÚT ÍT PHÍ TỔN DẠY NGHỀ MỚI CHO 1 TRIỆU NGƯ DÂN.
    LVĐ

    Trả lờiXóa
  10. Dân thôi ra biển, lính trên bờ
    Biển đông phó mặc bọn tàu ô!

    Trả lờiXóa
  11. Cái thằng gian lận thi cử, quay đi lộn lại nó vẫn lên làm bộ trưởng. Thế thì dân còn tin gì nữa mà ngoác miệng ra nói lăng nhăng. Không dễ đào tạo nghề cho 1 triệu người miền Trung đâu em. Mà đào tạo nghề gì? làm ở đâu? trong khi doanh nghiệp thua lỗ, hàng hóa VN đang lép vế trên chính sân nhà. Tụi bay ăn cơm của dân mà chẳng giúp ích gì được cho dân cả.

    Trả lờiXóa
  12. Bán vé số là nghề có "thu nhập cao"

    Trả lờiXóa
  13. Vậy là tới đây sẽ có thêm 1 triệu "lính thủy đánh bộ"! 1 triệu cái cọc chủ quyền trên biển bị nhổ!

    Trả lờiXóa
  14. Nhân chuyện ông bộ trưởng Đào Ngọc Dung gian lận đi kiếm bằng cấp, thử nhìn lại cái đám chính khách rởm ngày nay thì thấy:
    Cái đám chính khách rởm nó không biết sự khác nhau giữa người trí thức thật sự và người có bằng cấp. Chính vì nó không hiểu sự khác nhau ấy, nên đứa nào cũng cố chạy cái bằng thật to đeo trước ngực. Nhưng cái đau đớn là nó không đủ tầm với cái danh xưng của nó. Con người nó, việc làm của nó dã quy định, đã tố cáo nó là thứ rẻ tiền.
    Vì con người không đủ tầm trí thức lại thiếu lương thiện nên nó làm việc gì cũng chẳng ra hồn, đã thế lại còn bẩn thỉu nữa! Hết thuốc chữa rồi!

    Trả lờiXóa
  15. Đóng cửa vĩnh viễn Formosa.Sắp xếp một triệu lao động học nghề khôi phục môi trường biển bị ô nhiễm,việc làm này còn kéo dài 5 đến 70 năm chưa chắc đã xong cơ mà

    Trả lờiXóa
  16. Nên sắp xếp cho 1.000.000 ngư dân này làm cán bộ củA UBND xã trên khắp VN. Bảo đảm VN sẽ tốt lên.

    Trả lờiXóa
  17. «Đánh kẻ chạy đi ai đánh người chạy lại »...các ông nhân nhượng với kẻ thù tàn nhẫn với Người dân sao...khác gì các ông thương cái miệng,cái bụng mình mà mặc cho con cháu mình chết đói chết khát...hay các ông và bọn nó là miệng và bụng không thể tách rời,thiếu chúng thì các ông sẽ đói????

    Trả lờiXóa