Cựu
sinh viên Ngô Nhĩ Khai Hy (Wu Er Kai Xi, giữa) dành một phút mặc niệm
cho các nạn nhân Thiên An Môn tại Quốc Hội Đài Loan, ngày 03/04/2016.REUTERS/Tyrone Siu.
Quốc Hội Đài Loan ngày 03/06/2016 lần đầu tiên
tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 tại Bắc Kinh. Các dân biểu
kêu gọi tân chính phủ nêu ra vấn đề nhân quyền với Trung Quốc.
Quan
hệ Trung-Đài trở nên lạnh giá từ sau chiến thắng hồi tháng Giêng của
tân tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen) và đảng Dân Tiến của bà vốn
có quan điểm độc lập. Bà Thái Anh Văn kế nhiệm ông Mã Anh Cửu (Ma Ying
Jeou) của Quốc Dân Đảng, người mà trong suốt tám năm cầm quyền đã xích
lại rất gần với Bắc Kinh.
Chính quyền Đài Loan đã kêu gọi Trung Quốc rút ra các bài học từ vụ Thiên An Môn, nhưng đây là lần đầu tiên Quốc Hội kỷ niệm sự kiện này.
Tổ chức một hôm trước ngày kỷ niệm chính thức 04 tháng Sáu, các dân biểu đảng Dân Tiến cùng với các thành viên Quốc Dân Đảng và một cựu lãnh tụ sinh viên Thiên An Môn đang sống lưu vong là Ngô Nhĩ Khai Hy (Wu Er Kai Xi), đã dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân.
Họ cũng ký tên vào bản kiến nghị do đại biểu Vưu Mỹ Nữ (Yu Mei Nu) của đảng Dân Tiến soạn thảo, đòi hỏi chính phủ « bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của Đài Loan về việc xem xét lại sự kiện Thiên An Môn vào một thời điểm thích hợp ». Bà Vưu nói : « Đài Loan và Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ, nên việc xâm phạm nhân quyền của các công dân Trung Quốc cũng có thể đe dọa đến vấn đề nhân quyền ở Đài Loan ».
Đối với ông Trần Học Thánh (Chen Shei Saint) thuộc Quốc Dân Đảng, việc dân chủ hóa Trung Quốc sẽ là « bảo đảm lớn nhất cho an ninh của Đài Loan ».
Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, sẵn sàng thu hồi bằng vũ lực, dù Đài Bắc là một chính thể độc lập từ năm 1949, khi Quốc Dân Đảng bị quân cộng sản đánh bại phải chạy sang hòn đảo này.
Trong đêm ngày 03 rạng sáng 04 tháng Sáu năm 1989, sau bảy tuần lễ biểu tình đòi cải cách dân chủ, « Mùa Xuân Bắc Kinh » đã bị dập tắt bởi binh lính và chiến xa được chế độ điều đến, nổ súng vào đám đông hầu hết là sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn. Cho đến nay, không hề có số liệu chính thức, nhưng các nguồn độc lập ước tín hàng trăm, thậm chí trên một ngàn người đã bị giết hại trong đêm đẫm máu ấy, và sự kiện này vẫn còn là cấm kỵ tại Trung Quốc.
Đảng cầm quyền Đài Loan bị tin tặc Trung Quốc tấn công
Các tin tặc Trung Quốc rất có thể là thủ phạm đã tấn công vào trang web của đảng Dân Tiến vừa lên cầm quyền tại Đài Loan, theo thông báo hôm 02/06/2016 của một công ty an ninh mạng Hoa Kỳ.
Hồi tháng Tư, trang web của đảng Dân Tiến cũng đã từng là nạn nhân của tin tặc, khi truy cập vào đều bị hướng sang một trang giả mạo. Theo FireEye, công ty an ninh mạng có trụ sở tại Mỹ, chiến thuật này thường xuyên được tin tặc Trung Quốc sử dụng. Vụ tấn công mới này « có thể nằm trong các nỗ lực liên tục của gián điệp tin học ở Hoa lục để thu thập các thông tin liên quan đến đảng Dân Tiến ».
Chính quyền Đài Loan đã kêu gọi Trung Quốc rút ra các bài học từ vụ Thiên An Môn, nhưng đây là lần đầu tiên Quốc Hội kỷ niệm sự kiện này.
Tổ chức một hôm trước ngày kỷ niệm chính thức 04 tháng Sáu, các dân biểu đảng Dân Tiến cùng với các thành viên Quốc Dân Đảng và một cựu lãnh tụ sinh viên Thiên An Môn đang sống lưu vong là Ngô Nhĩ Khai Hy (Wu Er Kai Xi), đã dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân.
Họ cũng ký tên vào bản kiến nghị do đại biểu Vưu Mỹ Nữ (Yu Mei Nu) của đảng Dân Tiến soạn thảo, đòi hỏi chính phủ « bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của Đài Loan về việc xem xét lại sự kiện Thiên An Môn vào một thời điểm thích hợp ». Bà Vưu nói : « Đài Loan và Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ, nên việc xâm phạm nhân quyền của các công dân Trung Quốc cũng có thể đe dọa đến vấn đề nhân quyền ở Đài Loan ».
Đối với ông Trần Học Thánh (Chen Shei Saint) thuộc Quốc Dân Đảng, việc dân chủ hóa Trung Quốc sẽ là « bảo đảm lớn nhất cho an ninh của Đài Loan ».
Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, sẵn sàng thu hồi bằng vũ lực, dù Đài Bắc là một chính thể độc lập từ năm 1949, khi Quốc Dân Đảng bị quân cộng sản đánh bại phải chạy sang hòn đảo này.
Trong đêm ngày 03 rạng sáng 04 tháng Sáu năm 1989, sau bảy tuần lễ biểu tình đòi cải cách dân chủ, « Mùa Xuân Bắc Kinh » đã bị dập tắt bởi binh lính và chiến xa được chế độ điều đến, nổ súng vào đám đông hầu hết là sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn. Cho đến nay, không hề có số liệu chính thức, nhưng các nguồn độc lập ước tín hàng trăm, thậm chí trên một ngàn người đã bị giết hại trong đêm đẫm máu ấy, và sự kiện này vẫn còn là cấm kỵ tại Trung Quốc.
Đảng cầm quyền Đài Loan bị tin tặc Trung Quốc tấn công
Các tin tặc Trung Quốc rất có thể là thủ phạm đã tấn công vào trang web của đảng Dân Tiến vừa lên cầm quyền tại Đài Loan, theo thông báo hôm 02/06/2016 của một công ty an ninh mạng Hoa Kỳ.
Hồi tháng Tư, trang web của đảng Dân Tiến cũng đã từng là nạn nhân của tin tặc, khi truy cập vào đều bị hướng sang một trang giả mạo. Theo FireEye, công ty an ninh mạng có trụ sở tại Mỹ, chiến thuật này thường xuyên được tin tặc Trung Quốc sử dụng. Vụ tấn công mới này « có thể nằm trong các nỗ lực liên tục của gián điệp tin học ở Hoa lục để thu thập các thông tin liên quan đến đảng Dân Tiến ».
Đài Loan nên tuyên bố độc lập. Đó là cách tốt nhất để giữ được thể chế dân chủ. Lúc đầu, vì lợi ích ngoại giao và kinh tế, nhiều nước còn e ngại chưa công nhân, nhưng vài năm sau các nước không chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc sẽ công nhận sự độc lập của Đài Loan. Chế độ ĐL muốn tồn tại thì phải là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Trả lờiXóaBao giờ QHVN kỷ niệm Cải cách ruộng đất, Huế Mậu Thân ?
Trả lờiXóaGhi 10 điểm cho nữ tổng thống Đài Loan...
Trả lờiXóa