Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

QUÂN ĐỘI INDONESIA KIÊN QUYẾT BẢO VỆ BIỂN, CẮT ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

Tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia Gatot Nurmantyo. Ảnh: beritadunia.net.

Indonesia điều quân đội bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, trực tiếp phá "lưỡi bò"

Giáo dục VN
Hồng Thủy
06:53 23/06/16

 
(GDVN) - Trung Quốc đang mềm nắn, rắn buông, bắt nạt các nước nhỏ họ cho là có thể qua mặt. Thái độ thẳng thắn không khoan nhượng của Indonesia cũng góp phần đáng kể...

Hãng thông tấn Benar News ngày 22/6 đưa tin, sau nhiều năm trung lập, Indonesia dường như bị lôi kéo vào một cuộc xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông với các vụ đụng độ lặp đi lặp lại vì tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý của quần đảo Natuna, đảo Borneo.

Quân đội tham gia bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa

Hôm qua 21/6 quân đội Indonesia tuyên bố sẽ duy trì một lập trường cứng rắn và hoạt động kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý xung quanh quần đảo Natuna. 

Tuần trước, tàu hải quân Indonesia đã bắn cảnh cáo đuổi 12 tàu cá nước ngoài xâm nhập. Một tàu cá Trung Quốc bị bắt cùng 7 ngư dân và đang chờ ngày xét xử, đánh chìm tàu.
Tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia Gatot Nurmantyo nói với báo giới:

"Chúng tôi đã triển khai 5 tàu và 1 máy bay tuần tra giám sát khu vực Natuna ngăn chặn các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp. Chúng tôi sẽ bắt giữ bất kỳ ai xâm nhập bất hợp pháp vùng biển của chúng tôi. Nếu chúng tôi không bắt những người này, có nghĩa là chúng ta đang ngủ".

Quân đội Indonesia sẽ tuân theo luật pháp của quốc gia mình chống lại các tàu cá mang cờ Trung Quốc và các nước khác xâm nhập bất hợp pháp vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. 

"Dĩ nhiên một cuộc điều tra sẽ được tiến hành. Cho dù các tàu bị bắt sẽ bị đánh chìm, chúng tôi sẽ quyết định sau khi một phiên tòa được tổ chức", tướng Gatot Nurmantyo cho hay.

Một sự hiện diện của hải quân là cần thiết để duy trì (quyền) chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia, Chuẩn Đô đốc Achmad Taufiqoerrochman, Tư lệnh Hạm đội Phương Tây của hải quân Indonesia nói với báo giới.

Achmad Taufiqoerrochman nói: "Chúng tôi thường xuyên bắt tàu cá Việt Nam xâm nhập, nhưng họ nghe lời chúng tôi chứ không chống đối (như tàu cá Trung Quốc). Chúng tôi nghi ngờ rằng điều này (sự chống trả hung hãn của tàu cá Trung Quốc) đã được hỗ trợ bởi chính phủ Trung Quốc."

Ông đang chờ đợi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) dự kiến ngày 7/7 tới về việc Philippines kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS 1982) ở Biển Đông.

Bộ trưởng Bộ Thủy sản và hàng hải Indonesia cho biết, tháng tới Indonesia sẽ đánh chìm 30 tàu cá nước ngoài xâm nhập trái phép. Đã có 176 tàu cá nước ngoài bị bắt từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2016, nhiều tàu trong số này xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của quần đảo Natuna.

Cá nhân người viết cho rằng, có thể thấy đây là một bước tiến mới của Indonesia trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của mình trên Biển Đông trước hành vi bành trướng ngày một leo thang từ phía Trung Quốc. Trước đây nhiệm vụ này thường do các tàu tuần tra của Bộ Thủy sản và hàng hải (kiểm ngư) hoặc Cảnh sát biển tiến hành.

Không để mắc lừa Trung Quốc biến không tranh chấp thành có tranh chấp

Ngoại trưởng Indonesia hôm Thứ Tư bác bỏ thẳng thừng lập trường của Trung Quốc rằng hai quốc gia có yêu sách hàng hải chồng lấn ở Biển Đông, nơi xảy ra những cuộc đối đầu giữa tàu hải quân Indonesia với tàu Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm Thứ Hai nói rằng, hai nước không có bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào, nhưng có một số vùng chồng lấn về "quyền và lợi ích hàng hải".
.
"Lập trường của chúng tôi là rất rõ ràng, các tuyên bố chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đối với Indonesia, chúng tôi không có chồng lấn dưới bất kỳ hình thức nào với Trung Quốc trên biển", Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi khẳng định.

Theo cá nhân người viết, đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tách bạch "tranh chấp lãnh thổ / chủ quyền" với "tranh chấp hàng hải" hay nói cách khác là tranh chấp ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982, nhưng chỉ với Indonesia, trong khi vấn đề cùng bản chất và cốt lõi hơn trong vụ kiện của Philippines thì Bắc Kinh vẫn đánh tráo khái niệm và né tránh.

Rõ ràng có thể thấy chính phủ Trung Quốc đang mềm nắn, rắn buông, bắt nạt các nước nhỏ họ cho là có thể qua mặt. Thái độ thẳng thắn không khoan nhượng của Indonesia cũng góp phần đáng kể vào việc hủy bỏ đường lưỡi bò, vạch trần thủ đoạn giật bát cơm trên tay láng giềng rồi đòi chia phần "tranh chấp" như Trung Quốc đang làm.

Đây cũng là một câu trả lời cho học giả Tiết Lực từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc hỏi một học giả Việt Nam trong một cuộc hội thảo về Con đường Tơ lụa tại Hà Nội rằng, nếu Trung Quốc "nhân nhượng" rút lại đường lưỡi bò thì Việt Nam sẽ "nhân nhượng" thế nào? Một cái bẫy ngôn từ tinh vi đến mấy cũng không thể che lấp được sự thật và tham vọng bành trướng.​

Người viết cho rằng Indonesia đang thể hiện rất rõ ràng và kiên quyết lập trường của mình, không thừa nhận cái gọi là đường lưỡi bò, không để Trung Quốc biến vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa hợp pháp của mình, không có tranh chấp thành có tranh chấp.

Việt Nam cũng đã từng làm điều tương tự, kiên quyết bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và thềm lục địa mở rộng của mình trước các hành động xâm lấn từ phía Trung Quốc, không để Trung Quốc biến khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, thềm lục địa mở rộng của mình thành khu vực tranh chấp.

Điển hình là tháng 4/1994 Trung Quốc cho tàu ra bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa mở rộng phía Nam Việt Nam định thăm dò và khai thác dầu khí đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Việt Nam. Tàu thuyền 2 bên đối mặt nhau hơn 1 tuần ở khu vực này, sau đó Trung Quốc phải rút.

Tháng 6/2012, Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Ngãi chỉ 76 hải lý. Gần đây nhất, tháng 5/2014, Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vấp phải phản đối quyết liệt và cuối cùng phải rút.

Tuy nhiên người viết đồng tình với nhà phân tích Melda Kamil được Benar News trích dẫn, rằng Indonesia cần lập trường cứng rắn hơn chống lại đường lưỡi bò Trung Quốc. Bà cũng kêu gọi một mặt trận thống nhất của ASEAN vì: "Chúng ta không thể tự mình xử lý Trung Quốc, mà cần đoàn kết cùng nhau".

Song với những gì diễn ra trong Hội nghị Đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tuần trước có thể thấy, đòi hỏi thống nhất và tiếng nói cao độ phản đối đường lưỡi bò Trung Quốc, ủng hộ phán quyết của PCA trong cả 10 thành viên ASEAN khó khả thi.

Nên chăng những bên liên quan trực tiếp như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và những nước có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ UNCLOS 1982 như Singapore nên làm việc cùng nhau để chuẩn bị một phương án tốt nhất kêu gọi PCA ra phán quyết hủy đường lưỡi bò và bảo vệ phán quyết ấy.

Đó có lẽ là phương án khả thi hơn cả. Không nhất thiết phải lấy danh nghĩa ASEAN khi một số thành viên phản đối điều này. Chí ít nó cũng thể hiện lập trường mạnh mẽ của 6 nước trong việc bảo vệ UNCLOS 1982, hòa bình và ổn định ở Biển Đông trước hành vi leo thang chưa nhìn thấy điểm dừng của Trung Quốc.

Thiết nghĩ làm được điều này, không chỉ không ảnh hưởng gì đến lập trường của Indonesia rằng, chẳng có cái gọi là "vùng chồng lấn" nào giữa Indonesia và Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn góp phần rất thiết thực và hiệu quả củng cố việc bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý của quốc gia này trên Biển Đông. 

Bên nhau chúng ta thành sức mạnh, thiết nghĩ nên là phương châm đấu tranh chống bành trướng hiệu quả nhất lúc này.

Hồng Thủy

17 nhận xét :

  1. QDND Việt Nam thật đáng xấu hổ lương thì cao mà chẳng dám ra giữ biển để tàu cá TQ mặc sức khai thác tài nguyên của nước mình, bỏ mặc ngư dân chịu khổ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không chỉ lương cao, bổng lộc nhiều, tướng nhiều vô kể...!

      Xóa
  2. Rất thích ông tổng thống Joko của Indo, phong cách giản dị, làm việc hiệu quả

    Trả lờiXóa
  3. Dung mạo ông này khắc khổ, can trường!

    Trả lờiXóa
  4. Nhà binh người ta nhìn sướng con mắt thật!

    Trả lờiXóa
  5. Giặc Tàu cộng xâm lược làm loài người điêu đứng quá !

    Trả lờiXóa
  6. Đây mới là Quân đội của nhân dân, tướng người ta nhìn oai phong lẫm liệt thế này chứ!

    Trả lờiXóa

  7. Vô cùng khâm phục lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của giới lãnh đạo Indonesia!

    Trả lờiXóa
  8. Tiêu chuẩn chọn tướng VN là phải bụng phệ , uống bia rượu bằng bát to. Nhất quyết phải học qua NAQ! Có ông nào đánh trận giỏi thì cho ngồi chơi xơi nước vối!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở VN để được phong hàm tướng chỉ cần 1 điều kiện: nhiều tiền. Anh có tiền và muốn đeo lon tướng thì tự khắc sẽ có những người chỉ cho anh phải “chạy” chỗ nào và ra sao. Muốn làm tướng to hơn nữa, nắm những vị trí đẻ ra nhiều tiền hơn nữa thì phải bỏ ra nhiều tiền hơn nữa. như đi buôn vậy thôi.
      Việc quân đội làm kinh tế đã biến QĐNDVN thành một ổ tham nhũng. Tướng tá lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền, vàng và dollars thì đương nhiên là rất sợ chiến tranh vì nếu chiến tranh nổ ra thì hỏng hết việc kinh doanh. Mọi tuyên bố “giữ hoà khí”, “đại cục”, “vừa hợp tác vừa đấu tranh” v.v…và v.v…đều là vớ vẩn hết. Tất cả mọi chính sách, mọi hành động chỉ là nhằm mục đích giữ hoà bình bằng mọi giá để tiếp tục kinh doanh. Tàu nó biết thừa là lãnh đạo VN rất sợ chiến tranh nên nó chỉ cần doạ cho lùi dần, lùi dần, và nó lấn dần lấn dần một cách êm ru.

      Xóa
  9. Hình ảnh tư lệnh lực lượng vũ trang Indo đẹp lạ thường, hình ảnh của người lính chính trực. Đem so bề ngoài với tướng VN thì quá rõ, đại tướng họ Phùng, ông Vịnh...các tướng nhà ta bụng phệ, da trắng nõn nà, tri thức! Tướng Indo nói là là làm, tướng VN thích nói vòng vo Tam quốc!

    Trả lờiXóa
  10. Phải nói thật một điều rằng, việc HK luôn lấy lý do "tự do hàng hải" chỉ là một cái cớ thôi, chứ còn lý do chính là đứng đằng sau VN, ngầm ủng hộ VN. Nếu mấy năm qua, HK không can thiệp mạnh mẽ ở Biển Đông thì toàn bộ TS của VN cũng đã rơi vào tay Trung cộng.
    Mấy ông CSVN phải hiểu được điều đó để mà đừng "làm mình làm mẩy" với HK, lúc nào cũng tỏ ra ta đây không cần (điển hình là vụ HK muốn tham gia điều tra vụ cá chết và tham gia cứu hộ, cứu nạn vụ 2 máy bay quân sự rơi nhưng phía VN cứ lờ tịt)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, Mỹ nói không đứng về bên nào chỉ vì quyền lợi nhưng thực chất, việc họ làm có lợi cho VN thấy rõ. Trong khi ông tướng họ Phùng thì tuyên bố trước quốc tế việc chúng nó cướp đảo của mình chỉ là chuyện xích mích của hàng xóm, của anh em trong nhà, không cần bên ngoài can thiệp. Hồi đọc bản tin, tôi buột miệng 'ĐM, đồ khốn nạn!" bị người xung quanh trong quán cà phê ngoái nhìn
      Nhìn ông tướng của họ và ông tướng VN mập rụt cổ, nặng trĩu "tâm tư" thấy nản

      Xóa
  11. March 31, 2016
    Indonesia will deploy U.S.-made F-16 fighter jets to the Natuna islands to ward off “thieves”, the defense minister said less than two weeks after Chinese coast guard vessels clashed with an Indonesian boat in the area.

    31/3/2016
    Bộ Trưởng QP Indonesia nói sẽ đưa chiến đấu cơ F-16 của Hoa Kỳ đến quần đảo Natuna để canh giữ bọn "ăn trộm", sau sự kiện va chạm với tàu của TQ 2 tuần lễ trước.

    Ngoài ra Indonesia đang thiết lập hệ thống phi đạn phòng thủ địa đối không tại vùng này. TQ quen thói hung hãn và xâm chiếm nhưng đã phạm lỗi lầm là đi quá xa. Khả năng TQ hiện tại chỉ đủ để đổ xăng máy bay từ Hải Nam đến biển Indonesia và quay trở về thôi.

    http://www.bloomberg.com/news/articles/2016-03-31/indonesia-to-deploy-f-16s-to-guard-its-south-china-sea-territory

    Trả lờiXóa
  12. Nói thiệt, nhìn tướng ta bây giờ chán lắm! Bụng mỡ, mắt húp vì mập, chân đi như kéo lê. Ngoài 60 mà tóc cứ đen nháy.

    Trả lờiXóa
  13. Không nên đăng những bài đại loại như thế này, nó làm nhục mặt đảng cs cả quân đội VN.
    Càng đọc càng thương cho dân mình.

    Trả lờiXóa
  14. JAKARTA — Indonesia and the United States have signed an action plan to expand military cooperation and improve Indonesia's defense readiness.

    The signing ceremony at the Ministry of Defense in Jakarta Wednesday was witnessed by the ministry's Secretary General, Lt. Gen. Ediwan Prabowo, and U.S. Deputy Ambassador Kristen Bauer.

    After the ceremony, Prabowo said the 2015 action plan would substantially expand the U.S. Defense Institution Reform Initiative (DIRI) Program in Indonesia.

    Indonesia đã ký Thoả Ước Hợp Tác Mở Rộng QP với Hoa Kỳ năm 2015 . Qua đó, Hoa Kỳ có chương trình cải tổ, nâng vcao và phát triển khả năng chiến đấu với Indonesia

    http://www.voanews.com/content/us-indonesia-expand-military-cooperation-agreement/2589473.html

    Trả lờiXóa