của GS Nguyễn Mạnh Hùng
Trong chuyến công du vừa qua của Tổng thống Obama, VN đã ký kết
với Hoa Kỳ thành lập đại học Fulbright tại VN và động thái này được
người Việt đón nhận với tâm trạng phấn khởi. Tuy nhiên cũng có những dư
luận trái chiều về việc này. Mặc Lâm phỏng vấn GS Nguyễn Mạnh Hùng về
vấn đề này.
Món quà của Mỹ
Mặc Lâm: Thưa GS, đại học Fulbright đã
chính thức mở tại VN, là người theo dõi dự án này từ lâu xin GS cho biết
tầm quan trọng của nó đối với VN ra sao và liệu nó sẽ giúp gắn bó hơn
nữa quan hệ giữa hai quốc gia hay không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Đại học Fulbright
Vietnam (FUV) bắt nguồn từ Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright do
trường Đại học Harvard cộng tác với Trường Đại học kinh tế thành phố
HCM, Sự hình thành của FUV là kết quả của các cố gắng từ hơn mười năm
nay để thành lập môt trường đai học có đẳng cấp quốc tế, có sự thỏa
thuận giữa hai chính phủ Mỹ và Việt Nam.
Theo dự tính, đây sẽ là môt trường đại học tư,
không lợi nhuận, tự trị, có đẳng cấp quốc tế, được thừa nhận
(accredited) theo tiêu chuẩn giáo dục đại học Mỹ. Việt Nam từ lâu muốn
thiết lập môt đại học có đẳng cấp quốc tế mà chưa làm đươc thì đây là
một món quà của Mỹ đóng góp vào việc phát triển Việt Nam và xiết chặt
quan hệ giữa hai nước, hai dân tôc, ít nhất là trên phương diện văn hóa,
giáo dục.
Nhưng ý định tốt này có thực hiên được hay không tùy cách cư xử của hai chính phủ, nhất là nước chủ nhà.
Mặc Lâm: Tuy VN đón nhận nó như một tin
vui nhưng một số trí thức đã công khai chống lại vai trò Chủ tịch Hội
đồng Quản trị của trường Fulbright là ông Bob Kerrey vì ông này từng
tham gia vụ thảm sát tại Thạnh Phong, GS có chia sẻ gì về cá nhân ông
Kerrey về những đóng góp của ông cho VN trong những năm qua?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Thái độ chống đối là
điều dễ hiểu, nhất là đối với người ở Việt Nam. Có dư luận chống nhưng
cũng có dư luận ủng hộ. Chống đối hay ủng hộ tùy thuôc vào cách nhìn,
cảm tính, kinh nghiệm cá nhân, và tính toán của mỗi người.
Trong một cuôc hội luận bàn tròn của BBC tuần
trước, một chuyên viên truyền thông, cô Đỗ Thị Thủy, nói rằng cách đây
hơn 10 năm cô đã phỏng vấn một nạn nhân vụ thảm sát Thanh Phong cho tuần
báo Time là bà Phạm Thị Lành; bà này xác nhận không thấy tận mắt sự
việc mà người ta quy tội cho ông Kerrey. Một phóng viên BBC, ông Nguyễn
Hùng, mới gọi điện thoại phỏng vấn ông cựu Chủ tịch xã Thạnh Phong ông
này trả lời vội rằng “chuyện cũ rồi nên bỏ qua.” Đó là quan điểm của
người dân đia phương. Tranh cãi xảy ra giữa những người ở trung ương và
không phải là nạn nhân trực tiếp của vụ thảm sát.
Tôi tôn trọng cả hai cách nhìn, nhưng tôi đồng cảm
với bài viết của cựu đai biểu Quôc Hôi Nguyễn Minh Thuyết và tuyên bố
của Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bí Thư thành ủy TP HCM Đinh La Thăng. Cả
hai đều chủ trương tha thứ. Tôi chỉ xin có thêm môt số nhận xét sau đây.
Thứ nhất, việc này đã xảy ra cách đây gần nửa thế
kỷ, chính môt số nạn nhân và người ở đia phương đã tỏ ý muốn bỏ qua.
Trong khi ấy thì ông Bob Kerrey đã tỏ lời ăn năn, xin lỗi với sư thành
khẩn và ở mức độ chưa từng thấy, nhất là những lời ấy xuất phát từ một
nhân vât đươc coi là can đảm, chính trực, và trọng danh dự. Về phương
diên tâm lý, rõ ràng ông Kerrey muốn làm mọi việc tốt cho dân tộc Việt
Nam để chuộc lỗi lầm của ông ấy. Các cụ ta thường nói “đánh kẻ chạy đi,
ai đánh kẻ chạy lai.” Tại sao không để cho ông Kerry có cơ hội giúp VN?
Thứ hai, về khả năng chuyên môn thì ông Kerry có
kinh nghiệm với hai trường đại học tân tiến của Mỹ không tổ chức theo lề
lối cổ truyền, là New School ở New York và Dự Án Minerva ở San
Francisco. Dự Án Minerva đưa ra một mô himh đại học mới, có phẩm chất
của những đại học nổi tiếng tại Mỹ nhưng học phí lại rất rẻ. Để giảm phí
tổn, sinh viên được khuyên khích học một số môn dễ học trên internet;
trường không có giáo sư cơ hữu và chủ trương mời các học giả và chuyên
viên nổi tiếng ở khắp nơi trên thế giới để dạy những khóa ngắn hay tiếp
xúc với sinh viên qua không gian ảo (cyber space). Mô hình này có nhiếu
khía cạnh giống như FUV, nhất là trong giai đoạn phôi thai.
Việt Nam từ lâu muốn thiết lập môt đại học có đẳng cấp quốc tế mà chưa làm đươc thì đây là một món quà của Mỹ đóng góp vào việc phát triển Viet Nam và xiết chặt quan hệ giữa hai nước, hai dân tôc, ít nhất là trên phương diện văn hóa, giáo dục.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Thứ ba, về phương diện tình cảm cá nhân, ba ông
Kerry, McCain, và Kerrey mới viết chung một bài báo trên tờ New York
Times ủng hộ và chống lưng cho ông Obama bỏ hoàn toàn viêc cấm bán vũ
khi sát thương cho Việt Nam. Họ vừa là chiến hữu vừa là bạn thân, họ mến
trọng và tin tưởng nhau. Cùng với ông Thomas Vallery, những người ấy đã
đóng góp vào việc vận động thành lập trường FUV từ năm 1991. Ở Mỹ không
còn bao nhiêu chính trị gia tha thiết với Việt Nam. Buộc những người có
thiện cảm với Việt Nam như các ông Kerry, McCain và Vallely phải bỏ rơi
bạn họ thì họ sẽ nghĩ gì về thiện chí và cái mà chính phủ VN rêu rao
khi có lợi cho mình, là “gác quá khứ, hướng tơi tương lai.”
Theo thiển ý, việc chấp nhận ông Kerrey vừa phù
hợp với truyền thống nhân ái của dân tôc, vừa phù hợp với chính sách
“gác quá khứ, hướng về tương lai” của chính phủ, vừa không làm nản lòng
những người còn có thiện chí muốn giúp Việt Nam, vừa không thọc gậy vào
bánh xe lòng tin chiến lược mới băt đầu quay giữa hai nước.
Mặc Lâm: Mới nhất là việc trả lời của Bộ
ngoại giao VN, tuy không nói trắng ra nhưng người phát ngôn Lê Hải Bình
gián tiếp cho rằng vai trò của ông Kerrey là không thích hợp. Theo GS
với cái nhìn của một nhà chuyên môn và tích lũy nhiều kinh nghiệm cuộc
chiến VN ông có ý kiến gì về quan điểm của Bộ Ngoại giao VN?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Phát biểu cá nhân thì
hiểu được, nhung phát biểu của người phát ngôn bộ Ngoai Giao làm cho
người ta phải thắc mắc. Ông Bình không thể phát biểu với tư cách cá nhân
mà phát biểu với tư cách chính phủ hay ít nhất cũng với tư cách của một
bộ trong chính phủ. Tôi không nghĩ đó là sáng kiến riêng của Bộ Ngoại
giao, bác ý kiến của Ủy viên bộ CT Đinh La Thăng. Nếu đây là ý kiến của
chính phủ thì nó là môt vi phạm vụng về đến nguyên tắc tự trị đại học,
nền tảng quan trong nhất của bất cứ một trường đại học có đẳng cấp quốc
tế nào. Điều này cho thấy chính phủ Việt Nam có vẻ không mặn mà lắm với
FUV với những tiêu chuẩn cao của nó.
Mặc Lâm: Theo ông, cửa Fulbright đã mở,
trí thức VN nên có những thái độ nào nhằm thúc đẩy cho ngôi trường này
phù hợp thật sự với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Không có mô thức suy
nghĩ nào đúng cho mọi trí thức, mỗi người có lối suy luận và quyết định
riêng. Trong ngành khoa học xã hội, tri thức và trí thức khó có thể phát
triên đươc hết tiềm năng trong một đại học không được quyên tư trị và
tự do học thuật (academic freedom). Nhưng người đã từng làm việc tại các
trường đại học Tây phương, nhất là các học giả thượng thặng, khó có thể
cảm thấy thoải mái làm việc trong khung cảnh ấy.
Mặc Lâm: Xin cám ơn GS.
Người Cộng Sản VN đang lo sợ một nền văn hóa nhân bản sẽ thắng nền văn hóa man rợ của Cộng Sản.
Trả lờiXóaChính xac !
XóaQuá chuẩn!
XóaTheo GS Nguyễn Mạnh Hùng thì "Sự hình thành của FUV là kết quả của các cố gắng từ hơn mười năm nay để thành lập môt trường đai học có đẳng cấp quốc tế, có sự thỏa thuận giữa hai chính phủ Mỹ và Việt Nam". Tại sao bây giờ có sự chống đối ngầm thông qua hai cái loa Hải Bình và Thị Hinh? Chắc họ nhận chỉ thị mới của Tầu cộng phải phá và họ kiếm cớ bằng cách lôi quá khứ của ông BK? Thằng Tầu không đời nào muốn cho VN phát triển và thân với Mỹ!
Trả lờiXóa