Bộ luật hình sự sai sót nghiêm trọng,
ai chịu trách nhiệm?
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII (sáng 27-11-2015) họp phiên toàn thể biểu quyết thông qua: Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) - Ảnh: Phương Hoa |
Trước đó ngày 27-11-2015, Quốc hội khóa XIII thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi) với đa số phiếu tán thành.
Đây là bộ luật có nhiều điểm mới được dư luận quan tâm, ví dụ như
việc bỏ hình phạt tử hình đối với bảy tội danh, quy định trách nhiệm
hình sự của pháp nhân...
Tuy vậy chỉ sau khi Quốc hội thông qua ít lâu, có chuyên gia đã phát hiện bộ luật này có ba lỗi nghiêm trọng.
Ngày 20-4-2016, viết trên báo Tuổi Trẻ, ông Đinh Văn Quế -
nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao - khẳng định “Bộ luật hình sự
không chỉ có ba lỗi nghiêm trọng”. Ông chỉ ra rất nhiều nội dung “có vấn
đề” của bộ luật này.
Cuộc họp bất thường
Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết sau khi có phân tích của giới chuyên gia, dư luận, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tiến hành rà soát tổng thể bộ luật.
Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin
được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc
phải những sai sót nghiêm trọng như vậy” - vị này nói.
Trước tình hình đó, lãnh đạo Ủy ban Tư pháp gấp rút báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền.
Sau một thời gian cân nhắc, thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
triệu tập các trưởng đoàn ĐBQH khóa XIII chỉ ba ngày trước khi Bộ luật
hình sự có hiệu lực thi hành (ngày 1-7-2016).
Tại cuộc họp diễn ra sáng qua, một quyết định rất hi hữu được đưa ra:
các trưởng đoàn ĐBQH sẽ đem theo tài liệu, tờ trình, các báo cáo có
liên quan về địa phương triệu tập cuộc họp đoàn ĐBQH (khóa XIII) để thảo
luận, cho ý kiến và bỏ phiếu quyết định (về việc Quốc hội ban hành nghị
quyết lùi thời hạn thi hành Bộ luật hình sự).
“Các ĐBQH sẽ biểu quyết bằng phiếu tại cuộc họp đoàn, niêm phong
phiếu đó lại, trưởng đoàn ĐBQH có trách nhiệm đem số phiếu của đoàn ra
Quốc hội, bầu ban kiểm phiếu và tiến hành kiểm phiếu. Lẽ ra phải triệu
tập kỳ họp Quốc hội bất thường nhưng không còn thời gian để làm việc này
nữa, vì vậy đây là biện pháp khả thi nhất để Quốc hội khóa XIII sửa
sai, không để những sai sót trong Bộ luật hình sự ảnh hưởng đến quyền
lợi của người dân và doanh nghiệp” - nguồn tin cho hay.
Nếu đa số ĐBQH đồng ý theo phương án được trình, Bộ luật hình sự sẽ
có hiệu lực thi hành từ 1-1-2017. Trong thời gian đó, Quốc hội khóa XIV
sẽ sửa đổi, bổ sung hơn 90 nội dung phát hiện sai sót.
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII (sáng 27-11-2015) biểu quyết thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi) - Ảnh: Phương Hoa |
Ai chịu trách nhiệm?
Đây là lần thứ hai Quốc hội khóa XIII phải tiến hành sửa đổi một đạo
luật khi nó còn chưa có hiệu lực thi hành (lần thứ nhất là sửa điều 60
Luật bảo hiểm xã hội). Lỗi lần này nghiêm trọng hơn lần trước rất nhiều.
“Đoàn ĐBQH chúng tôi triệu tập cuộc họp vào ngày 28-6, sau đó biểu
quyết ngay, bởi dự kiến ngày 30-6 Quốc hội đã phải ban hành nghị quyết
cho lùi thời điểm bộ luật có hiệu lực thi hành. Đây là chuyện rất hi
hữu. Bộ luật có quá nhiều lỗi, chắc chắn phải sửa mới thi hành được.
Quốc hội có lỗi với dân, lỗi trước hết thuộc về gần 500 đại biểu đã biểu
quyết thông qua bộ luật” - trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định Nguyễn Anh
Sơn trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ ngay sau cuộc họp.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Tuổi Trẻ, nguyên bộ
trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết khi còn là bộ trưởng, sau khi
nhận được phản ứng từ dư luận như nêu trên, ông đã kiến nghị Ủy ban
Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết giải thích một số nội dung, cho
đến khi Quốc hội khóa XIV sửa sai.
“Việc quy trách nhiệm chắc chắn là không tránh khỏi. Chúng tôi là
những người trình dự án luật, sau đó Ủy ban Tư pháp thẩm tra. Nhiều nội
dung có quan điểm khác nhau trong quá trình soạn thảo, nhưng cuối cùng
thông qua thuộc thẩm quyền của Quốc hội".
"Tôi cũng là một đại biểu. Giờ nhìn lại thì thấy rằng một bộ luật lớn
như vậy mà làm cập rập quá, cá nhân tôi cũng từng đề nghị phải có thêm
thời gian nhưng không được chấp nhận” - ông Cường nói.
Đồng tình với ông Cường, nguồn tin của Tuổi Trẻ tại Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng một đạo luật đồ sộ như vậy mà xem xét trong hai kỳ họp thì không có cách nào làm tốt được.
“Hơn nữa, bộ luật lần này phải cụ thể hóa, định hướng rất nhiều quy
định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, nhưng từ khi có
báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân đến khi Quốc hội thông qua chỉ có
khoảng một tháng rưỡi".
"Bây giờ sai thì đã sai rồi, Quốc hội khóa XIII phải dũng cảm nhận
sai và kịp thời đưa ra biện pháp xử lý, bởi không thể đưa một đạo luật
sai như vậy ra thi hành. Gần 500 đại biểu Quốc hội phải chịu trách nhiệm
vì đã bấm nút thông qua, nhưng cũng cần làm rõ trách nhiệm từng khâu
cho đến khâu cuối cùng là công bố luật” - vị này phân tích.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, nhiều ĐBQH cho rằng qua
những sự cố như điều 60 Luật bảo hiểm xã hội và Bộ luật hình sự, Quốc
hội cần rút ra bài học, làm rõ trách nhiệm và chấm dứt cách làm luật
“chạy theo thành tích” như thời gian qua.
Lê Kiên
Trách nhiệm, trách nhiệm gì đây
Trả lờiXóaRút hoài "kinh nghiệm", sợi dây còn dài.
Chuột chịu,và chuột xin rút lui vào....bình quý
Trả lờiXóaTheo bác Sinh Hùng thì: Quốc hội là dân. Quốc hội sai thì dân chịu!
Trả lờiXóa