Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

EM LÀ THẠC SĨ Ở LÒ ẤP CỦA THẦY VÕ KHÁNH VINH ĐÂY!

Ông Võ Khánh Vinh - người được nói đến trong bài.

Tôi là thạc sỹ trứng vịt 

Lê Mỹ Ngọc
12/05/2016 

Xin chào, tôi là một cựu học viên cao học của Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tôi đã từng vô cùng háo hức khi cầm quyết định công nhận trúng tuyển của Học viện trên tay, nhưng rồi sau khi kết thúc mỗi kỳ học và đặc biệt là hoàn tất buổi Bảo vệ luận văn tốt nghiệp vừa qua, tình trạng kinh tế kiệt quệ của tôi đã ra lệnh cho tôi dừng ngay việc theo đuổi sự nghiệp học vấn của mình ở Học viện này dù tôi rất ước mơ có một tấm bằng tiến sỹ ghê lắm, kể cả bằng tiến sĩ...giấy. Tại sao vậy? Xin các bạn cứ bình tĩnh nghe tôi tâm sự.

Các bạn à, ngay khi tôi bước chân vào Học viện thì tôi đã biết mình đang trở thành một cái trứng vịt vì nhiều lý do: không biết nói mà cũng không nên nói vì người ta đập một cái thì bể nát (các bạn đã từng bao giờ nghe thầy Võ Hoài Nam - Trưởng Cơ sở Học viện Khoa học Xã hội tại TP. HCM đe nẹt chưa? Có thể không cần đập thì trứng cũng đã bể!). Một lý do khác nữa là trước khi tôi vào học tại Học viện, tôi đã đọc báo đâu đó thấy có tin nói một cái trứng vịt gánh mấy chục loại thuế mơ hồ. Tôi cũng đóng những khoản phí mơ hồ không kém cái trứng vịt và tôi tạm gọi là đóng “thuế học”. Đó là một loại siêu thuế và nó đã nã tôi hơn100 triệu trong 2 năm làm trứng vịt ở Học viện “danh giá”này.

Hồi đầu, Ba mẹ tôi đóng học phí cho tôi (đâu chỉ hơn 15 triệu), tôi mang hoá đơn đỏ về và ông bà rất hài lòng. Nhưng than ôi, làm gì có chuyện giản đơn như vậy. Số là, chuyên ngành của tôi có 3 môn chung và hơn 10 môn riêng. Mỗi một môn như vậy tôi phải đi học 2 đợt, mỗi đợt từ thứ 6 đến chủ nhật. Cứ trung bình mỗi môn như vậy tôi phải đóng “thuế” khoảng 10 triệu cho cái mà họ cứ nói như một điệp khúc tình yêu: Hỗ trợ đào tạo. Trong 10 triệu đó là khoảng 1/3 là cho quỹ lớp chi cán bộ lớp đưa thầy, cô đi nhậu, phong bao phong bì,... Số còn lại hát bài “Hỗ trợ đào tạo” cho Học viện. Xin nói luôn là học viên chúng tôi chưa bao giờ nhận lại được bất kỳ một thứ giấy tờ gì để chứng mình là mình đã đóng số tiền đó.

Nhưng cái giá đau nhất của tôi phải trả là bị anh chàng bạn trai khá điển trai của tôi đã lơ là tôi và cuối cùng đá tôi luôn. Lý do là vì cứ liên tục cuối tuần là tôi đi học, không đoái hoài gì đến H và đỉnh điểm là lần tôi mượn H 15 triệu để chạy điểm môn Anh văn. Tôi vẫn nhớ H nhìn tôi giống như là nhìn một con vịt và hỏi tôi lý do mượn tiền. Thật ra anh này cũng lương ba đồng ba cọc như tôi thôi nhưng được cái gia đình khá giả hơn tôi. Tôi nói lý do chạy 5 triệu cho điểm đậu (40 điểm) kiểm tra giữa kỳ Anh văn và 10 triệu cho điểm đậu (50 điểm) cuối kỳ hết môn. H tính nhanh và nói “Trung bình 1 điểm môn Anh văn em phải trả gần 160 ngàn đồng”. Rồi H hỏi, “Sao hồi đó em không học Anh văn có phải sướng hông?”. Hic hic, thế rồi H cũng cho tôi mượn nhưng từ lúc đó tôi có cảm giác H không coi tôi là bạn gái nữa. H bắt đầu nhìn tôi như là nhìn một thạc sỹ tương lai mà chẳng tương lai gì hay nhìn một cái trứng vịt, tôi cũng không biết nữa! Mỉa mai là ở chỗ là H đã “biến” ngay ngày hân hoan nhất của tôi, ngày tôi bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ. Tôi buồn lắm vì H không hiểu 15 triệu thì có là bao nếu tôi bị dính lại cái môn quỷ quái này. Nếu tôi rớt, nói theo thuật ngữ là “không qua” thì nghe các anh, chị khoá trước nói là “thuế” còn nặng hơn nữa và rất khó để được thầy Võ Hoài Nam nhận tiền chống trượt một lần nữa. Mà dù tôi có đủ giỏi để “qua” thì làm sao tôi có thể “qua” khi mà tôi chưa “đóng thuế”.

Xin nói thêm về cơn ác mộng môn Anh văn của Học viện tôi.

Tôi dùng từ “cơn ác mộng” không biết có quá không nhưng nếu bắt tôi thay từ thì tôi sẽ thay là “nỗi ám ảnh”! Tôi phải trải qua 1 tháng ròng liên tục chớ không phải chỉ là những ngày cuối tuần như những môn kia. Không biết sao họ cứ nã “thuế” cho cái môn này. Tất cả cái thuế gọi là “Hỗ trợ đào tạo” mà họ đặt ra đều cao gấp hai, gấp ba lần môn khác và đóng rất nhiều lần. Chắc là họ biết học viên sợ môn Anh văn đáng nguyền rủa này nhất. Trong một tháng ròng rã, đằng sau mấy câu tiếng Anh sai bét của chúng tôi mỗi ngày ậm ừ lên lớp là một hoạt động chạy điểm ráo riết. Tôi may mắn được một chú lớp trưởng hiện đang là Phó....của một tỉnh nọ, rất đại gia cho vào đường dây, nhưng không được giảm đồng nào vì thầy Võ Hoài Nam - Trưởng Cơ sở Học Viện Khoa học Xã hội tại TP. HCM, không thích kèn cựa, bớt một thêm hai, mất hay! Vả lại, đằng sau thầy Nam còn có thầy Võ Khánh Minh– Trưởng phòng Đào tạo Học Viện Khoa học Xã hội – trụ sở tại Hà Nội, là nhân vật chìa khoá, nếu không có người này, thầy Nam chắc cũng cua giò. Mà sao lại họ Võ nhiều thế nhỉ? Tôi tìm hiểu thì mới biết thầy Nam là em trai ruột của thầy Võ Khánh Vinh - Giám đốc Học Viện Khoa học Xã hội và thầy Minh chính là con trai trưởng của thầy Vinh. Một hôm tôi kể về mối quan hệ giữa ba người quyền lực nhất này của Học viện tôi đang theo học,cho sếp cơ quan tôi nghe, ông quắc mắt nói, “Tao không tin!”. Tôi về kể ba mẹ tôi, ông bà cũng có cách trả lời như sếp tôi. Người già bỗng nhiên trở thành đa nghi. Chuyện nhỏ như vậy mà cũng không chịu tin thì tin cái gì đây!

Học viện KHXH toàn thấy học Võ. Này nhé: GS Võ Khánh vinh, Giám đốc, kiêm Chủ nhiệm 3 khoa; Con trai đầu 30 tuổi TS Võ Khánh Minh, Trưởng phòng Đào Tạo, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan; Con trai thứ NCS Võ Khánh Linh, VIP Khoa Luật, Bí Thư Đoàn cơ sở; Em trai Võ Hoài Nam, Trưởng Đại diện cơ sở của Học viện tại TP Hồ Chí Minh; Cháu gọi ông Vinh bằng Cậu, tên Hiếu, Trưởng Đại diện cơ sở của Học viện KHXH tại Đà Nẵng.
Nói về môn Anh văn, cũng không thể không kể đến cô Nguyễn Thị Nhân Ái, người mà sau này tôi được chú lớp trưởng cho biết là thường “làm việc” với cô qua... tài khoản. Cô này được mô tả là VIP của “dịch vụ chạy điểm”. Cũng đúng thôi, cô dạy và chấm bài bọn tôi mà. Bài thi thì nghe đâu sẽ được mang về Hà Nội chấm, là nơi có trụ sở chính của Học viện ngoài đó và sẽ được cắt phách, nhưng được cái nghe đâu em gái của cô Ái lại là nhân viên cắt phách, vào phách vào điểm tại Phòng Đào tạo. Thế là phẻ re rồi cho ai chịu khó “chung chi” rồi. Ôi, từ đó tôi mới thấy thực sự ngưỡng mộ “đường dây thu thuế” này. Sao mà nó đảm bảo đến thế chớ! Thảo nào mà chú lớp trưởng có lúc nói: “Họ mà làm khó dễ căng ke mới là chết chứ. Nhận tiền là mừng rồi. Có biết chữ tiếng Anh nào không? Muốn thi lại hở?”. Chú lớp trưởng thật lỏi đời! Cuối cùng tôi đã đậu 53 điểm. Dư đến 3 điểm. Xin cám ơn các thày cô đã cứu vớt và đảm bảo cho sự nghiệp bằng cấp của những cái trứng vịt chúng tôi! Xem ra cũng còn rẻ mà chú lớp trưởng hén.

Sau đây, tôi nghĩ mình sẽ thiếu sót nếu không kể về kỳ thi môn Anh văn của Học viện Khoa học Xã hội cơ sở tại Tp. HCM. Tôi không biết nó có xảy ra tiêu biểu ở cơ sở khác không. Này nhé, đoàn coi thi gồm có 5 đến 6 người - tuỳ thuộc vào số lượng học viên đợt đó ít hay nhiều mà họ có thể tăng hoặc giảm đi, và nghe nói từ Hà Nội vô. Đợt của tôi có gần 200 học viên thi, được xếp hình như là 4 phòng. Mỗi học viên phải đóng 2 triệu đồng tiền bồi dưỡng cho Hội đồng coi thi (vị chi đợt đó tiền “thuế” cho Hội đồng thi là gần 400 trăm triệu. Nếu tính thuế dịch vụ “trao tay” trực tiếp nữa thì một cuộc thi như vậy có khi lên đến hàng tỷ đồng tiền “thuế” chớ chẳng chơi!). Sau này tôi tình cờ được gặp lại một trong những giáo viên dạy và hỏi thi tôi, giáo viên này vô tình để lộ thông tin là không hề biết được số tiền “bồi dưỡng” mấy trăm triệu đó! Thế là tôi được hiểu thêm. Vậy mà tôi đã từng rất ác cảm với tất cả những giáo viên dạy Anh văn của Học viện vì tôi nghĩ tất cả họ đều là mắt xích trong “đường dây thu thuế”.

Tôi còn nhớ mãi hình ảnh thầy Võ Khánh Minh đút tay vào túi quần đi đi lại lại, phía ngoài phòng thi với khuôn mặt mà bên tư pháp và công an hay mô tả là “thi hành án”. Thầy soi “xuyên táo” vô mấy chị em mặc đầm, mặc đìa làm chị em đỏ cả mặt, quên cả chỗ dấu phao! Nghe mấy anh chị, cô chú lớp tôi nói thầy này vừa làm xong tiến sỹ đề tài Giáo dục quyền con người cho thiên hạ. Chắc là lúc này thầy đang ứng dụng thực tiễn đề tài chăng? Bên trong phòng thi, thì cô Ái gầm ghè đi qua đi lại, tưởng chừng như một tiếng ho của học viên cô cũng cảnh cáo. Mới đầu tôi rất ngạc nhiên. Tôi nhủ thầm, “Đã nhận tiền rồi mà!”. Sau đó tôi nhớ đến câu nói của ba tôi kể về những cuộc vượt biển cách đây hơn 3 thập niên, ba nói, “Những kẻ bắt người vượt biên nhiều nhất thì cũng chính là những kẻ đã bán bãi nhiều nhất”. Tôi hiểu ra và thấy thông cảm cho thầy Minh, thầy Nam và cô Ái lắm lắm.

Đó, các bạn thấy chưa? Chỉ là thạc sỹ thôi mà như vậy nói gì đến tiến sỹ. Hai chữ “tiền đồ” của giáo dục ở Học viện yêu dấu của tôi được nhấn mạnh ở chữ “tiền” các bạn à. Giờ tôi chỉlo đi làm có tiền để nhắn tin gọi H đến trả nợ cho H chớ chẳng mong gì nối lại tình xưa với ảnh. Được cái an ủi là mỗi lần nghĩ đến tấm bằng thạc sỹ, tôi cũng phần nào sung sướng và hãnh diện. Hãnh diện vì có bằng thạc sỹ thì ít mà hãnh diện vì tôi đã có thể vượt qua được số tiền “thuế học”quá khủng (nhưng chắc là chuyện nhỏ đối với mấy anh chi cô chú toàn làm quan ở lớp tôi) cùng với những gian truân ngớ ngẩn trong hai năm để có tấm bằng đó thì nhiều. Thế nhưng cái gì cũng có cái nhãn tiền của nó: Giờ tôi nợ đầm đìa, gầy rộc vì di chứng của những ngày tháng chạy tiền đóng “thuế học”, mất người yêu vì họ không hiểu mình. Và không biết tại sao lúc nào cũng có ý nghĩ mình là MỘT THẠC SỸ TRỨNG VỊT.


Nguồn: http://vitalk.vn/threads/toi-la-thac-sy-trung-vit.2340747/  
___________

Pham Thuy Vinh*

Không thể im lặng mãi


Tối nay có vài cuộc gọi hỏi mình ngày mai có trong hội đồng chấm Luận án TS về văn bia tại...XYZ** hay không? Mình bảo không. Lại hỏi: thế có trong hội đồng chấm ở cấp cơ sở hay không? Mình cũng bảo không. Người hỏi hơi ngơ ngác, mình nói luôn: Tại cơ sở này tôi chưa bao giờ nhận được lời mời chấm luận án hay luận văn về văn bia cả ( dễ có đến khoảng 20 cái rồi chứ ko ít), mặc dù tôi là chuyên gia về lĩnh vực này. Hình như người ta ngại những người có chuyên môn thực sự chỉ ra những điều bất cập ( nhưng rất có lợi cho NCS) và phần nhiều người ta hay mời những người chả nghiên cứu gì về nó cả. Có lẽ như vậy cho "khách quan" hơn chăng? Và dễ khen hơn chăng? Vậy thì đào tạo sẽ đi về đâu nếu những người phụ trách đào tạo cứ né tránh những lời góp ý đúng của các Thầy Cô, chỉ với mong muốn đem đến từng bước sự nhận thức toàn diện cho những người nghiên cứu đi sau, để họ có thể kế thừa thành quả của người đi trước, để tri thức được nhân lên, không bị lãng phí. Vậy thôi. Dù từ lâu muốn im lặng nhưng hôm nay đành phải lên tiếng một chút. Dẫu sao cũng chúc NCS bảo vệ thành công nhé. 

* Bà Phạm Thùy Vinh là PGS. TS, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Văn khắc, 
Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
** XYZ: Học viện Khoa học Xã hội, thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Các bình luận :

Phạm Hải Triều Người ta ko cần chất lượng luận án chỉ cần cho qua , cầm bằng rồi được đề bạt , rồi lại ngồi hội thảo hội đồng , rồi in sách ...ai đọc ai xem ko quan trọng . Cái nước mình nó thế !

Nguyen Vu Mình kiến nghị đổi tên Học viện KHXH thành Học viện Võ gia!

Phong Thiền Vì thế cho nên nhiều ts Hán nôm ra ko đọc đc, dịch đc Hán nôm, các thao tác văn bản học, nghiên cứu...vv...ko làm được! 3 bên, ncs, cơ sở đt và ng hướng dẫn phải ...thông nhau

Thị Vinh Trần Chuyện ngày thường ở huyện rồi Pham Thuy Vinh ơi. Nếu làm tốt như những cơ sở đào tạo khác thì người ta không đến và sẽ không thu lợi được, đối với họ là lợi nhuận chứ không phải khoa học gì cả. Toàn "Hội đồng chuột" thôi mà. Mọi chuyện đều lao dốc vì tiền rồi. Thương cho những Học viên cao học, NCS nào đã và còn đang theo học ở nơi Đào tạo như thế.

Nguyễn Ngọc Quận Và thương cho tương lai nền học thuật nước nhà!

Thị Vinh Trần Có một lần họ mời mình làm phản biện kín cho một luận án, ôi thôi là vất vả, đọc viết 7 trang giấy góp ý từng chỗ sai, chỉ dẫn từng câu trích ở trang sách nào...xong, khi bảo vệ thật thì ai họ dám cho người góp ý thật vào để làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của họ. Và có lẽ từ đó họ cũng sợ mình luôn.

Thị Vinh Trần Pham Thuy Vinh ơi mình đã bỏ dạy ở đó luôn, mất công soạn giáo án nhưng kiên quyết không đi dạy. Người đi dạy thật thì bèo bọt không đủ tiền tắc xi.

Pham Thuy Vinh Vâng, giờ thì chỗ nào thấy vui và phù hợp thì làm chị nhỉ?

Thị Vinh Trần Pham Thuy Vinh đúng rồi, ngay cả PB kín của nơi vui như ĐHQG vừa mời mình cũng từ chối vì cái việc ấy thực sự mêt già rồi làm những việc vừa phải thôi..

Dao Thi Dien Dao Bài viết này em cũng đã đọc chị Thị Vinh Trần ạ, em cho rằng không ai dám viết dựng đứng lên với những chứng cứ và tên tuổi rõ ràng, công khai như vậy
       
-----------
.
Mới đây, BGiáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sđào tạo phải đăng toàn văn Luận án Tiến sĩ lên mạng để mọi người có thđọc và kiểm chứng. Cách đây khoảng chục năm, Thạc sĩ Chu Tuyết Lan, Giám đốc Thư viện Hán Nôm (nay đã nghỉ hưu) đề xuất làm một công trình cấp Bộ, mà công việc là số hóa để đưa toàn văn tất cả các luận án Tiến sĩ của những cán bộ trong Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, để ai cũng có thể đọc được, tra cứu tìm hiểu được. Bà Chu Tuyết Lan đã bảo vệ thành công đề cương ở cấp cơ sở, rồi ở cấp Bộ nữa, ai cũng ủng hộ lắm. Đến khi trình Ông Đỗ Hoài Nam, Giáo sư Tiến sĩ, Chủ tịch Viện Hàn Lâm để ông ký vào là triển khai. Nhưng Ông Đỗ Hoài Nam gọi bà Chu Tuyết Lan lên gặp và nói: Đề tài của em rất hay, nhưng không thể triển khai làm được, vì chất lượng luận án tiến sĩ của mình thế nào thì em cũng biết rồi. Mười cái thì chỉ được 2 cái, còn tám cái là vứt đi. Cũng vì thế mà lâu nay anh cũng chán, có đi chấm luận án nữa đâu! . Nhưng anh đồng ý nếu em chỉnh sửa đi, vẫn làm đề tài cấp Bộ như thế, kinh phí không phải 300 triệu như em đề xuất mà có thể nhiều hơn, nhưng với điều kiện là chỉ đưa tóm tắt mỗi luận án khoảng 1-2 trang ngắn gọn lên mạng thôi. (Bà Lan có ghi âm).

Bà Lan khẳng khái trả lời: Nếu vậy tôi không làm, kể cả anh có cấp kinh phí gấp đôi, gấp ba mà không để đưa toàn văn luận án lên thì tôi cũng không làm.

Thế là thôi! Thôi thì thôi! Thôi thế thì thôi! Thôi thật! 

30 nhận xét :

  1. Hỏng cả hệ thống là phải, nơi đào tạo cũng bát nháo như các nghành khác, hết thuốc, phải thay đổi tất cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. He he...nền giáo dục XHCN ưu việt có khái niệm "Nạp tiền để chống trượt". Hen chi mà Hà Nội có chủ trương phổ cập TS các trưởng phó phòng trở lên vào năm 2020

      Xóa
    2. VIỆN HÀN LÂM?
      NƠI SÁNG NHẤT LẠI LÀ NƠI TỐI NHẤT!

      Xóa
    3. Em chào cô Vinh!
      Đọc tâm sự của cô: "Vậy thì đào tạo sẽ đi về đâu nếu những người phụ trách đào tạo cứ né tránh những lời góp ý đúng của các Thầy Cô, chỉ với mong muốn đem đến từng bước sự nhận thức toàn diện cho những người nghiên cứu đi sau, để họ có thể kế thừa thành quả của người đi trước, để tri thức được nhân lên, không bị lãng phí.". Mà sao em thấy cô bỗng dưng xa lạ quá, cô không ở cái thế giới này, mà chỉ tồn tại trong thế giới học thuật của cô thôi! Cô mà ngồi hội đồng chấm luận văn thì không chỉ NCS sợ mà "thầy" hướng dẫn có khi còn bẽ mặt nữa là đằng khác! 養不教,父之過; 教不嚴,師之惰 (dưỡng bất giáo phụ chi quá, giáo bất nghiêm sư chi đọa) mà cô! Chúc cô khỏe và mãi là người thầy "nghiêm"!

      Xóa
  2. Thế thì thật không ngờ!!!

    Một ĐV nhưng mà tốt.

    Trả lờiXóa
  3. Chuyện mua bán điểm là chuyện thường thôi. Phẩm giá, quan tước còn mua bán được mà. Tuy nhiên, đoạn kết của các vương triều đều có hiện tượng như vậy. Không biết là buồn hay vui nữa !

    Trả lờiXóa
  4. Xin các vị chịu khó tìm và đọc lại " Thư ngỏ gửi Chủ tịch hội đồng chức danh GS nhà nước" của tôi ( Phạm Đình Khanh)trên xuandienhannom.com để thấy rằng tôi cũng là người đống hành cùng các vị về vấn đề này!

    Trả lờiXóa
  5. Khổ quá! Viện Hàn Lâm là gì bạn biết không? Hàn ở đây hiểu là LẠNH, còn Lâm phải hiểu là hoàn cảnh phải đối mặt (lâm vào)!
    Bạn đã lâm vào cái viện có hoàn cảnh đói rét! Thế là bạn chết?
    GS Võ Khánh Vinh, hay bất cứ ai cũng vậy thôi! Bây giờ nó thế và nó cũng đã thế! Chỉ có điều ta chưa biết nó thì ta trọng, biết rồi ta khinh ! Thế thôi. Một Viện như thế đòi hỗ trợ là đương nhiên ta, ha!

    孟子見梁惠王。王曰:「叟!不遠千里而
    來,亦將有以利吾國乎?」
    Mạnh Tử kiến Lương Huệ vương . Vương viết :
    Tẩu ! Bất viễn thiên lý nhi lai , diệc tương hữu dĩ lợi ngô
    quốc hồ ?
    Vua còn thế, Huống chi một cái Học viện của viên Hàn lâm?

    Trả lờiXóa
  6. Trần Thị Thảolúc 12:04 15 tháng 6, 2016

    Cũng là một giáo viên với vài chục năm trong nghề , tôi cũng biết nhiều về những hành vi tiêu cực trong nghành giáo dục . Nhưng trong thâm tâm tôi luôn nghĩ : " Càng những người học cao ( tức những người có học hàm học vị ) thì ít có hành vi tiêu cực hơn , vì trong đầu họ có nhiều chữ Thánh Hiền dạy LÀM NGƯỜI hơn những người bình thường ít học ..." Nhưng càng ngày tôi càng ngộ ra rằng : Mình đã sai khi suy nghĩ như vậy và nhất là đọc xong bài viết này của tác giả Lê Mỹ Ngọc thì tôi nhận thấy những người như mấy ông họ Võ nọ và cả bà Nguyễn Thị Nhân Ái nữa , họ không những có học hàm học vị cao , đứng đầu một học viện khoa học nổi tiếng mà họ đã có những hành vi KHỐN NẠN đến như vậy thì quả thật họ " Hơn " người ít học rất nhiều . Chắc chắn những người ít học không bao giờ nghĩ ra được những chiêu trò móc túi của học viên thông qua những cái tên mĩ miều như : "tiền hỗ trợ đào tạo "; " tiền bồi dưỡng "; " tiền chống trượt " ... Quả là những chiêu trò mà chỉ có những kẻ VÔ LIÊM SỈ mới nghĩ ra được . Thật buồn cho nền giáo dục và đào tạo nước nhà bởi nó đã quá " thối nát " rồi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. [Thật buồn cho nền giáo dục và đào tạo nước nhà bởi nó đã quá " thối nát " rồi .]?
      Thường thì khi một xã hội xuống cấp, cái sụp đổ đầu tiên là bại hoại về đạo đức, vì vậy người ta tưởng kẻ có học hay nền giáo dục thì giữ được đạo đức nên ở giới trí thức còn giữ được! Nhưng đây là trí thức giả, khi học cũng xin điểm, khi làm việc cũng "tiến bộ" bằng nịnh bợ cúi luồn, với đồng nghiệp thì bầy mưu tính kế mà hãm hại để nhoi lên,...nên nó chỉ nhân danh trí thức để làm điều bại hoại nhân luân để hà lạm cho bản thân nó mà thôi! Chỉ có điều kẻ dùng nó vào cái vị thế giáo dục ấy thì nền giáo dục sẽ sụp đổ nhanh hơn mà thôi. Tôi cũng công tác trong ngành GD mà thấy nhục thay!\

      Xóa
  7. Mấy năm về trước, con mình nói:
    - Bố ạ, có khi con phải có cái bằng.
    - Ừ thì cứ làm, công việc sẽ ngày càng khó, ra đường bất kì lúc nào chả biết đâu. Nhưng còn việc học hành của các cháu thì sao?
    - Vâng, con sẽ cố gắng thu xếp.
    - Khoảng bao nhiêu?
    - Chắc dăm chục bố ạ.
    - Dăm chục, tưởng vài ba thôi chứ.

    Mãi sau này mới biết cả bố và con thuộc tầng lớp ngây thơ cụ.
    Đọc bài này mới biêt, bố con mình là NGỐ NGỐ NGỐ.

    Trả lờiXóa
  8. Trần Thị Thảolúc 15:12 15 tháng 6, 2016

    Từ lâu, thông qua các kênh thông tin , tôi được biết trong ngành Giáo dục và Đào tạo có nhiều hiện tượng tiêu cực như chạỵ điểm , chạy trường , chạy bằng cấp ... Nhưng trong thâm tâm tôi luôn nghĩ rằng : Những hiện tượng tiêu cực đó thường ít khi xảy ra với những người có học hàm học vị cao, bởi trong bụng họ có nhiều chữ của Thánh Hiền dạy ĐẠO LÀM NGƯỜI . Nhưng sau này và nhất là hôm nay , sau khi đọc bài viết của tác giả Lê Mĩ Ngọc thì tôi khẳng định là mình sai rồi và càng những người học hàm , học vị cao nhưng đạo đức bị thoái hóa , biến chất thì càng có nhiều thủ đoạn để MÓC TÚI của học sinh , ví như ông trưởng cơ sở học viện KHXH và bà Nguyễn Thị Nhân Ái ...nhân vật chính trong bài viết này . Chỉ có những kẻ vô liêm sỉ mới nghĩ ra các chiêu trò ĐÓNG THUẾ núp dưới những cái tên như " Tiền bồi dưỡng "; " Tiền chống trượt "; " Tiền hỗ trợ đào tạo ". Với chỉ hơn hai năm học để lấy bằng Thạc sĩ mà một người phải đóng tới hơn một trăm triệu , trong đó chỉ có 15 triệu là có hóa đơn chứng từ . Vậy thử hỏi một năm học viện này cho ra lò hàng nghìn Thạc sĩ , Tiến sĩ thì số tiền rơi vào túi một số người như ông Võ Hoài Nam ...là bao nhiêu? Không thể dùng từ nào hơn là quá KHỐN NẠN và THỐI NÁT .

    Trả lờiXóa
  9. Đọc bài này lại nhớ đến chuyện làm thạc sỹ của mình mười mấy năm trước.
    Mình làm về chuyên ngành trang trí nội thất thuộc hội đồng bảo vệ tốt nghiệp của trường Đại học mỹ thuật công nghiệp do thầy Lê H.làm hiệu trưởng đồng thời chủ tịch hội đồng. Chẳng hiểu căn cớ gì thầy Lê H. cho tụi mình nghiên cứu chủ đề (mà thầy Lê H. gọi là môn) Thập Điện Diêm Vương do chính qui định trong kết cấu môn học.
    Chả biết lợi ích của môn học đối với tụi "trứng vịt" như mình đến đâu nhưng sau này thấy thầy Lê H. như sa vào Thập điện Diêm vương thật. Thầy Lê H. sa chân vào đây vì vụ Tượng đài chiến sỹ Điện Biên Phủ bị kém chất lượng, khai khống nhiều thứ...Thầy Lê H. vật vã với những khoản thu thuế cực khủng từ các cơ quan an ninh kinh tế.
    Nhưng nhớ mãi với tôi là tính " thích chơi và shopping của thầy. Vài hôm , rảnh rỗi một tý là thầy chỉ đạo cho chúng tôi qua anh lớp trưởng: chuẩn bị lên biên giới sang đất TQ nghiên cứu thực tế môn học TDDV. Thầy ăn không khỏe nhưng lại thích thưởng thức nhiều món " cho biết".Lúc về là một xe cho thầy với cơ man nào là " đồ cho cô và các em ở nhà, thầy bảo thế. Tất nhiên chúng tôi không được quên những cái phong bì như thường lệ sau mỗi buổi giảng của thầy. Bây giờ ngẫm lại mới thấy. Cũng hay. Ở cõi TĐDV mà sau này chúng ta phải tới cũng có nhiều loại thuế và các món ngon?
    Và chúng tôi:
    Muốn sang thì bắc cầu Kiều
    Muốn ta thêm chữ thì yêu lấy thầy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gửi bạn Nặc danh 18:03 bạn cùng lớp Thạc sỹ khóa 1 MTCN,
      Phải nói rằng chúng ta khó quên được những tháng ngày bên nhau cùng “vật vã” với nỗi khổ chịu nhiều khoản "sưu cao thuế nặng" trong khi đồng lương eo hẹp, để nộp cho thầy Chủ tịch Hội đồng Cao học trường Đại học mỹ thuật công nghiệp của thầy hiệu trưởng PGS-TS Lê Huyên. Nào đâu chỉ có mình thầy Lê Huyên? Còn biết bao thầy khác trong hội đồng và các giảng viên cao học trong ngoài trường được mời thỉnh giảng mà ở đây mình chưa tiện nêu tên.
      Trong đó ấn tượng nhất là thầy Huyên mà như một bạn trong khóa 1 nhận xét: "một hung thần mềm mỏng rất mực Gadahuyen"?
      Khi học và nghiên cứu môn "Thập điện Diêm Vương" của thầy tự đặt ra trong chương trình, rồi hàng tuần phải cay đắng, chạy chọt vay mượn khắp nơi để “đi thực tế”, liên hoan, lễ tết, khóc cười và "đóng hụi chết" cho các thầy và toàn thể Hội đồng, mình cứ tự hỏi không biết mình có thật sự tồn tại và đang ở đâu, ăn gì, làm gì mà khổ thế? Tại sao có lúc đang "đi thực tế" ở đất Tầu với mọi người, ăn cơm Tầu, cười nói ba la bô lô, mạn đàm say sưa môn học Thập Điện Diêm Vương của thầy giảng rồi thấy cuộc sống cứ nặng nề khó khăn như mang tạ? Nhiều khi ngơ ngẩn tự hỏi hay là mình đang ở cõi Thập Điện Diêm Vương rồi mà không biết? ...
      Chắc có bạn sẽ hỏi: cắc cớ gì mà thầy "nghĩ" ra môn này?
      Theo mình lúc đó có lẽ là do thầy trước đây học tổng hợp sử và thầy cũng có tuổi,từng trải với cuộc đời, biết được nhiều thế sự gian truân ?
      Bây giờ nghĩ lại. Ôi lại không phải thế!
      Câu chuyện về thầy với những "quả trứng vịt" là chúng ta và câu chuyện của bạn Lê Mỹ Ngọc ở bài viết trên diễn ra như cùng một kịch bản nhưng cái kết của câu chuyện về thầy Lê Huyên lại có hậu hơn.
      Tại sao mình nói thế? Có lẽ là thế này?
      Theo Thuyết nhân quả, ở cõi nhân gian trần tục ai cũng thế: tạo nghiệp bây giờ, trả nghiệp về sau. Gieo nhân nào gặt quả ấy. Nhưng phúc nhà thầy Huyên lớn. Thầy được duyên "nhãn tiền" thấy nghiệp căn của mình ngay khi đang tại thế. Chính vì vậy mới xui khiến thầy tự đặt ra "môn học" để nghiên cứu về "sự sống sau cái chết" ở cõi âm cung (?), như thầy thường nói, một môn học chẳng liên quan gì đến nghề nghiệp của tụi mình, nghề làm đẹp cho cuộc sống dương gian. Những cảnh vạc dầu sôi ùng ục, các âm quỷ róc xương, xẻ thịt, tiếng la hét ghê rợn của các tội nhân dưới 10 cõi địa ngục phỏng có liên quan gì đến chúng ta những thạc sỹ tương lai, những con người đầy nhiệt huyết đang háo hức từng ngày muốn tiếp cận với Khoa học thẩm mỹ để làm đẹp cuộc đời đang sống?

      Xóa
    2. Mình cho là có đấy, nhưng là “có” với thầy Lê Huyên !
      Vận vào thầy, lập tức, nhãn tiền đó là thầy "sa" vào cõi Thập điện Diêm vương ở ngay bên cạnh chúng ta trong giây lát. Rồi đúng như bạn nói, thầy phải trả nghiệp, nộp lại các khoản thu "hụi chết", các bữa ăn ngon của nhiều vùng miền chỉ để là "cho biết"; các món quà quý hiếm bên TQ và năm châu cho "vợ thầy và các em” mà thầy nhờ các học trò cao học "tạm ứng hộ" cho thầy v.v...và v.v...
      Từ vụ đồng rởm của tượng đài chiến sỹ Điện Biên thầy phải "vật vã" với các cơ quan điều tra công an kinh tế để tự mình trả nghiệp của mình cũng bằng chính những chiêu trò mà thầy áp dụng với cho các học trò.
      Tự thầy mầy mò nghiên cứu cổ sử, thuyết trình, giảng dậy về "10 cõi phán xử sau cái chết", rồi trải nghiệm nó bằng xương, bằng thịt, bằng tiền, bằng chính các bữa ăn "không ngon nữa" với nỗi sợ hãi không gì ghê hơn sau các phiên hầu tòa...; chắc hẳn thầy Huyên đã nghiệm ra rằng: không có cái gì mang đi được sau cái chết, kể cả bằng cấp, các chức danh dài dằng dặc thầy có nếu nó đã bị vấy bẩn.
      Nhưng cũng rất may cho thầy (?) và vì vậy mà mình thấy cái kết cho câu chuyện của thầy bớt sợ và có hậu hơn?
      Cổ nhân nói "buông dao thành phật"- thầy đã tự trả nghiệp cho mình. Những năm còn lại thầy có dịp ngẫm lại những năm tháng làm “vua-con-độc-tài” nghênh ngang ngựa xe, nói có người nghe, đe có người sợ ở một cơ sở đào tạo thẩm mỹ lớn nhất đông nam Á, để rồi thầy trầm tính, ít nói và ngại ra ngoài gặp gỡ mọi người hơn. Những năm tháng nghỉ hưu của thầy đầy trải nghiệm, tự vấn, day dứt?
      Thầy đã may mắn hơn những kẻ mang danh là "ráo xư, thiến sót" rổm (xin lỗi các Thầy GS-TS thật ạ") hiện đang lộng hành ở các trường đại học, đặc biệt ở Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam hiện nay, những kẻ không hay biết đằng sau cái chết còn có “Thập điện Diêm vương” ghê sợ phán xét công tội. Bọn họ chỉ "biết" được cõi này khi đã bị xé xác, róc xương, ném vào vạc dầu sôi sùng sục. Lúc đó thì đã quá muộn?
      Viết đến đây tự nhiên mình nẩy ra ý, nên chăng các cơ sở đào tạo sau đại học nước nhà lại mời thầy Lê Huyên tiếp tục đến thỉnh giảng "môn" Thập điện Diêm vương, một môn "vác xin phòng bệnh" cho các lớp khoa học gia hậu thế? Trộm nghĩ, được vậy thì quý biết bao cho xã hội chúng ta hiện nay?
      P/S. Xin lỗi và rất mong Tiến sỹ Nguyên Xuân Diện cho đăng câu chuyện có thật này để các học viên cao học khóa 1 chúng tôi có dịp nhìn lại những năm tháng vất vả nhưng rất bi hùng của mình.
      Kính chúc Tiến sỹ và Gia đình sức khỏe.
      Xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ.

      Xóa
    3. Bạn ND 04:55 ơi. Bạn viết:"Thầy đã may mắn hơn những kẻ mang danh là "ráo xư, thiến sót" rổm (xin lỗi các Thầy GS-TS thật ạ") hiện đang lộng hành ở các trường đại học..". Như vậy bạn cho rằng thầy huyên thuyên của bạn là GS-TS thật ư? Bạn lầm rồi, thầy cũng là loại rổm thôi. Mình nhớ trước đây khi có "lộn xộn" ở trường MTCN mình coi báo chí thấy họ cũng đặt vấn đề về nhiều cái chức danh thầy có (phải ghi hết một tờ A4 các chức danh thầy mang). Cái luận văn TS của thầy làm về sơn mài, một nghề truyền thống mà thầy chỉ nghe nói mà chưa hề có dịp đụng tay vào. Thầy mượn cớ biên tập hộ (cho đẹp?) một nghệ nhân sơn mài trong trường cuốn tài liệu viết tay về kỹ thuật sơn. Khi nghệ nhân này qua đời, thấy êm chuyện thầy nhẹ nhàng sửa chữa qua loa đôi chỗ rồi ung dung đạo vào luận văn TS của mình. Người con của nghệ nhân này tìm vào thư viện quốc gia tìm cuốn luận vưn của thầy, so sánh thấy giống nhau như sinh đôi đã kiện thầy. Nhưng làm sao lại với tiền thầy Huyên nhiều như quân Nguyên? Vụ kiện cũng bị chìm tàu sau đó.
      Riêng chuyện này bạn có ý tưởng hay. Bạn có sáng kiến rằng các cơ sở đào tạo tiến sỹ trên cả nước nên "thỉnh" thầy về "giảng" NGÀNH học "Thập điện Diêm Vương" (mình xin lỗi bạn nâng cấp thêm là ngành chứ không phải môn học như các bạn nghĩ vì tự xét thấy nó là một loại vac xin rất quan trọng trong thời buổi hiện nay). Một công trình tự nghiên cứu của một người có học hàm học vị cao vời vợi như vậy bằng các trải nghiệm tự thân có thật về mối quan hệ giữa tiền tài danh vọng với " 10 cõi âm cung" ghê rợn, nơi phán xét công tội cuối cùng của một đời người thì chắc hẳn công trình này thật giá trị.
      Thầy Huyên mà nhận lời thì chắc quả vị thành Phật của thầy sẽ nhanh và cao hơn?

      Xóa
  10. Năm nay tôi nghỉ hưu mặc dù trường có nhã ý mời dạy tiếp. Tôi muốn tránh xa cái nơi tôi từng gắn bó 30 năm vì mọi thứ trở nên không thể chịu nổi. Nguỵ khoa học lên ngôi, các TS mới (mà quá 2/3 là các chú nhóc thạo chạy thầy hơn là nghiên cứu khoa học, nhưng luôn mãn nguyện coi trời bằng vung) như một làn sóng tràn ngập khắp nơi khiến cho tôi và mấy anh đồng nghiệp già thường xuyên phải đỏ mặt xấu hổ vì cái bằng PTS ngày xưa nay cũng bị gọi là TS như họ. Chỉ thương cho các thế hệ sinh viên đang và sẽ bị cuốn vào trào lưu chạy theo cái bề ngoài lấp lánh mà không quan tâm đến cái thực chất bên trong của khoa học.

    Trả lờiXóa
  11. Hay quá 10:037- 孟子見梁惠王。王曰:「叟!不遠千里而
    來,亦將有以利吾國乎?」
    Mạnh Tử kiến Lương Huệ vương . Vương viết :
    Tẩu ! Bất viễn thiên lý nhi lai , diệc tương hữu dĩ lợi ngô
    quốc hồ ?
    Vua còn thế, Huống chi một cái Học viện của viên Hàn lâm?
    Đến học Viện KHXH toàn thấy học Võ. Này nhé: GS Võ Khánh vinh, Giám đốc, kiêm Chủ nhiệm 3 khoa; Con trai đầu 30 tuổi TS Võ Khánh Minh, Trưởng phòng Đào Tạo, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan; Con trai thứ NCS Võ Khánh Linh, VIP Khoa Luật, Bí Thư Đoàn cơ sở; Em trai Võ Hoài Nam, Trưởng Đại diện cơ sở của Học viện tại TP Hồ Chí Minh; Cháu gọi ông Vinh bằng Cậu, tên Hiếu, Trưởng Đại diện cơ sở của Học viện KHXH tại Đà Nẵng...Đông vui đáo để. Toàn họ Võ thôi, toàn giọng Quảng bìn que ta ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đập chết bọn này đi! Kinh thật!

      Xóa
  12. Tôi nghe kể lại ở một trường đại học nọ công khai giá điểm mua-bán, 100K/điểm hết môn (gía cũ!). Một học trò đến thày đưa 1 "củ" để thày cho qua môn của thày. Trò đinh ninh OK không cần thi. Qua đợt thi, thày gọi trò đó lên phòng thày đưa lại 600K và báo ngày thi lại. Trò liếc bảng điểm :4 điểm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thầy sòng phẳng thế cũng hay.Cứ 100 ngàn cho 1 điểm.Học trò ấy chỉ làm được 4/10 bài hết môn thì chỉ phải nộp 400k. Cơ chế kinh tế thị trường có định hướng XHCN rõ ràng thế, cũng là minh bạch lắm rồi, mà mọi người cứ lôi ra chế giễu là sao hè.
      Một nông dân Thanh Hóa.

      Xóa
  13. Có một thầy ở cái học viện to nhứt nước vừa được nhà nước phong học hàm Phó GS, mở tiệc chiêu đãi bạn bè mừng công thành danh toại. Trong cơn say chuếnh choáng thầy chửi cái đám ăn bẩn đã ăn của thầy bao nhiêu là tiền mới chịu phong cái học hàm này. Nghĩa là "chạy" học hàm đó

    Trả lờiXóa
  14. Nếu không có nó thì cơ quan làm sao có cán bộ. Tiêu chuẩn đầu tiên sau đảng viên để chọn cơ mà

    Trả lờiXóa
  15. Về đề tài này tôi đã có mấy lần bình phán. Trong các bình phán tôi có nhắc đến việc ông TTg Phạm Văn Đồng từ ngững năm 80 thế kỷ trước đã biết và hỏi ngay tại một phiên họp của HĐBT về sự hư hỏng của việc đào tạo tiến sĩ trong nước, hoặc như ông Lê Xuân Tùng là Ủy viên BCT, Bí thư Hà Nội trong một phiên khai hội của các siêu VIP năm 1998 đã nói về việc thuộc cấp của mình được bằng tiến sĩ nhưng dấu như mèo dấu...và ông còn bình phán là mấy người này ngại đọc sách lắm(vì mấy ông tiến sĩ nọ là cấp dưới trực tiếp của ông, nên ông hiểu họ lắm). Dù ông Phạm Văn Đồng, ông Lê xuân Tung biết thế mà không chấn chỉnh được, mấy anh có bằng tiến sĩ loại ấy có người thành Thượng thư, quan đầu tỉnh.
    Hết bài chữa, nên chăng bằng biện pháp hành chính tuyên xóa tất cả các bằng tiến sĩ, thạc sĩ được cấp thời gian qua. Đã từng bằng quyết định hành chính mà một đêm sau khi ngủ dậy có mấy nghìn PTS thành tiến sĩ, nhiều gia đình phải bỏ tiền ra đục chữ P trên bia trên mộ chồng kia mà. Rồi sẽ có cách khôi phục lại các danh tiến sĩ thật, ví như từ khi có bằng họ đã có công trình gì, sách gì xuất bản được đánh giá tốt chẳng hạn. Chắc chắn ít lắm, ít người dũng cảm công bố công khai các công trình, ấn phẩm của mình. Hãy cứu lấy nền giáo dục nước nhà. Cách đào tạo và cấp bằng kiểu này đang làm bẩn danh, làm đảo lộn thang giá trị nhân phẩm. Làm hại môi trường xã hội không thua gì Frmosa là ô nhiễm môi trường sống.

    Trả lờiXóa
  16. Bài viết liên quan hay: Hắn làm Phó Giáo sư
    http://www.thesaigontimes.vn/138916/Han-lam-pho-giao-su.html

    Trả lờiXóa
  17. Cha mẹ đặt tên Vinh
    Hy vọng ở con mình
    Chẳng ngờ bây giờ hóa
    Cho tổ người ta khinh

    Trả lờiXóa
  18. Các học hàm học vị ở Việt Nam hiện nay rất dễ bị dân chúng coi là... tào lao!

    Trả lờiXóa
  19. phó thường dân nam bộlúc 10:32 1 tháng 9, 2017

    Mừng cả thấy lẫn trò Học Viện Khoa Học Xã Hội ! Thầy Mạnh Tử đã dậy rằng : Đại Học Chi Đạo tại Minh Minh Đức, Tại Thân Dân, Tại Chỉ Ư Chí Thiện . Kẻ hèn quê mùa nay mới nghe danh của Học Viện . Đó là Minh Minh Đức . Người vô danh cũng được vào học chỉ cần đóng tiền . Đó là tại Thân Dân . 90 tín chỉ chỉ cần học 16 cũng đủ làm luận án Tiến Sĩ . Đó là Tại Chỉ Ư Chí Thiện ! Chúc Mừng !

    Trả lờiXóa
  20. Đọc xong mới hiểu: Quan chức ta nhiều người có bằng đại học xong mới có bằng tốt nghiệp 12/12. Bằng Tiến sĩ thì quan chức dễ kiếm mà học sinh thì khó tìm là vậy.???

    Trả lờiXóa
  21. Trong Kết luận thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây có nêu rõ trường hợp cấp Báng Tiến sĩ Luật học cho một người chưa bao giờ học luật. Người này tốt nghiệp đại học, cao học ngành triết (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử). Tại sao lại chấp nhận đầu vào nghiên cứu sinh ngành luật và bảo vệ luận án, cấp bằng Tiến sĩ Luật? Trò đùa chăng? Được biết, người này là Phó trưởng phòng Quản lý Đào tạo của học viện Khoa học xã hội, cán bộ hướng dẫn khoa học chính là GS Võ Khánh Vinh, khi đó là Giám đốc Học viện Khoa học xã hội. Giờ thì thanh tra đã chỉ rõ rồi, Bộ Giáo dục và Đào tạo tính sao đây? Phải thu hồi ngay bằng tiến sĩ luật của người này. Loạn quá, loạn đến thế là cùng...Tiên sư anh Học viện Khoa học xã hội!!!!!!

    Trả lờiXóa