Sau khi theo dõi chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của Obama. Ta thấy họ xây dựng một hình ảnh tổng thống quyền lực nhưng rất gần dân, ông bay sang Việt Nam bằng chiếc máy bay hiện đại như một tòa nhà 5 tằng,với một đoàn tùy tùng khoảng 1000 người, và đi lại bảo vệ ông bằng xe bọc thép, nhưng ông nhẩy từ xe xuống ăn bún chả đứng trú mưa vỉa hè hay tán gẫu với dân và sinh viên Việt Nam.
Họ làm chính trị rất chuyên nghiệp. Chính trị là của toàn dân, mà ai cũng tham gia và bị lôi kéo vào từ bà bán bún chả, sinh viên, người dân Việt Nam đều tham gia.
Hãy quan sát bầu cử của Mỹ họ chiếu lên TV cho toàn dân xem các cuộc tranh luận nẩy lửa của các ứng cử viên TT, mọi người dân đều được bình luận và chia sẻ và lựa trọn ứng cử viên mình thích.
Vậy chính trị của họ là gì, là của toàn dân mà ai cũng đóng góp.
Trong khi Việt Nam thì sao đảng cử dân bầu, người dân cóc biết ứng cử viên là ai nhưng vẫn đi bầu. Vậy chính trị ở Việt Nam chỉ là một nhóm nhỏ trên thượng tầng kiến trúc họ tham gia thao túng hết, còn đa số người dân ở Việt Nam vô cảm và là những con lừa cho họ sỏ mũi.
Hãy quan sát vụ đấu tố Mic Phan Anh trên TV cũng vậy. Khi người dân quan tâm đến vụ ô nhiễm môi trường tức họ quan tâm đến chính trị, VTV cơ quan truyền của đảng họ đã cho Tạ Bích Loan lên nhằm định hướng truyền thông là các nguồn tin đăng hay chia sẻ từ các nhà báo lành nghề chứ không nên từ các Facebooger lề dân.
Bao giờ người dân hiểu được chính trị là sự nghiệp của toàn dân như nước Mỹ thì mới mong đất nước hưng thịnh và phát triển được.
Không như ở Việt Nam, ĐCS họ gieo rắc quan điểm sai lầm: Ai làm tốt việc của mình như nông dân đi cầy cuốc, công nhân lo nhà máy, nhà báo lo viết bài đếm chữ ăn tiền, con buôn lo làm giầu, trí thức lo nghiên cứu. Còn việc làm chính trị độc quyền chỉ có đảng và nhà nước mới được làm.
Tiêu đề quá hay, khi đó mọi người đều có trách nhiệm công dân, trách nhiệm với nhà nước, lúc đó đúng là nhà nước của mình, vì mình, do mình.
Trả lờiXóa