Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Bắc Giang: ĐỔ CỘT ĐƯỜNG DÂY 500 KV, LỘ KIỂU LÀM ĂN DỐI TRÁ

Cột đường dây 500KV bị đổ, lộ đế mỏng manh, 
chân thép bé như chiếc đũa

Giáo dục VietNam

23/04/16 14:35
Thảo luận (13)

(GDVN) - Lãnh đạo Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia cho biết:"Ban đầu nhận định bằng mắt thường chúng tôi cũng đặt ra câu hỏi, tại sao lại có chuyện như thế được?

Cột đường dây truyền tải 500 KV, Quảng Ninh - Hiệp Hòa vừa bị đổ sáng 22/4 tại Bắc Giang.

Đây là đường dây mạch kép (2 mạch) có chiều dài 139 km từ trạm biến áp 500 kV Quảng Ninh đến trạm biến áp 500 KV Hiệp Hòa, đi qua địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang. 

.
Đế thứ 2 cũng tương tự chân đế thứ nhất. (ảnh Anh Minh).

Về vụ việc này, sáng 23/4, lãnh đạo Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia cho biết, cột điện bị đổ nằm ở vị trí 199 trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang vào sáng 22/4.

Đường dây là dự án năng lượng cấp I, có tổng mức đầu tư hơn 2.260 tỷ đồng do Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung làm đại diện chủ đầu tư quản lý điều hành.


Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 là đơn vị tư vấn thiết kế, Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 và Tổng Công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam là hai đơn vị thi công công trình.

Đường dây có nhiệm vụ truyền tải công suất của cụm nhiệt điện Quảng Ninh - Mông Dương vào hệ thống điện quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải của miền Bắc cũng như cả nước và khép kín mạch vòng 500 KV cho khu vực Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc. 

.
Lớp vữa mỏng tang bị bật lên sau khi giông kéo cột đổ xuống (ảnh Anh Minh).

Sự việc khiến dư luận hoài nghi về chất lượng thi công công trình. Nhiều người đặt câu hỏi, với mấy cọc thép vừa bé vừa ngắn gắn ở chân cột thì làm sao đủ sức chống đỡ khối thép khổng lồ?

Về việc này sáng 23/4, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia cho biết:"Ban đầu nhận định bằng mắt thường chúng tôi cũng đặt ra câu hỏi, tại sao lại có chuyện như thế được?

Bởi lẽ, khi thiết kế lắp đặt, xây dựng, cột truyền tải phải chịu đựng được lực tác động nhất định từ bên ngoài. Nếu lực tác động bình thường sẽ khó làm đổ cột.

Tuy nhiên, qua kiểm tra các thông số thiết kế, xây dựng đều đáp ứng quy chuẩn đề ra", ông Nguyễn Tuấn Tùng - Phó Tổng giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 cho biết. 

.
Những "cánh tay" khổng lồ cũng bị bẻ gục (ảnh: Anh Minh).

Ông Tùng cũng cho biết thêm, cột điện đổ thì xuất hiện nhiều, tuy nhiên, cột truyền tải 500 KV bị đổ ở vị trí như thế này thì chưa có.

"Hiện tại chúng tôi đang khẩn trương khắc phục sự cố, phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân.

Các nhận định liên quan đến sự cố do lốc xoáy và chất lượng thi công đều được đặt ra.

Tuy nhiên, để chính xác hơn, chúng tôi đang cho tiến hành kiểm tra và thông tin tới các anh sau", ông Tùng nói.

Lãnh đạo Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia khẳng định, việc cột truyền tải điện 500 KV bị đổ không ảnh hưởng tới quá trình truyền tải điện.

"Quá trình thiết kế, xây dựng, chúng tôi đã tính toán phương án dự phòng chặt chẽ", ông Tùng nói.


Dưới đây là một số hình ảnh về cột truyền tải điện 500 KV vừa bị đổ sập hôm 22/4.


Đỉnh cột đường dây 500 KV tan nát. (ảnh: Anh Minh).


Cận cảnh chùm "chân rết" quá khiêm tốn của cột truyền tải 500 KV (ảnh: Anh Minh).


Cột điện cao thế "ăn vạ" giữa đồng, dây vắt qua đường. (Ảnh: Anh Minh).


Lực lượng chức năng đang khẩn trương khắc phục sự cố (ảnh: Anh Minh).


Cột liền kề cũng bị vạ lây. (ảnh: Anh Minh).

QUỐC TOẢN

7 nhận xét :

  1. Các Bác lói thế lào ấy chứ? Cột điện đổ tại trời giông gió xoáy mà lại bảo là thi công đểu? Tất cả đều đúng quy trình nhé: Khảo sát địa chất lày, thiết kế cột thép lày,Thẩm định lày, giám sát nhà thầu lày, biên bản nghiệm thu tiến độ lày, ép mẫu bê tông lày, mẫu kéo thép lày... đến nghiệm thu khánh thành đầy đủ và toàn người có học có chức cả (bét cũng là bằng kỹ sư không chính quy thì cũng tại chức, trong đó nhiều thạc sỹ, tiến sĩ chuyên ngành)... Nàm sao mà đổ được? Chỉ có tại Trời thôi!

    Trả lờiXóa
  2. Đường tải điện nầy được xây dựng từ thời ông Võ-Văn-Kiệt làm Thủ-tướng ?
    Nói chung, tất cả không che dấu mãi mãi được khi ông Trời muốn !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không phải thời ông Kiệt đâu, Đường dây này mới các đây 2 năm thôi, cứ bắt ngay mấy thằng thi công (từ giám đốc, chi huy trưởng, đội trưởng thi công là ra tuốt luốt)

      Xóa
  3. PHẢI GÔ CỔ BỌN QUAN THAM LẠI! CHÍNH CHÚNG ĐÃ LÀM CHO ĐẤT NƯỚC NÊN NÔNG NỖI NÀY!

    Trả lờiXóa
  4. Người bình thường không có chuyên môn như chúng tôi cũng thấy cột điện khổng lồ có mấy cái chân bé tẹo và ngawsnnhw vậy là chắc chắn không đúng quy trình kỹ thuật rồi. Ai nói đúng thì mở sách kỹ thuật xây dựng cột đường dây tải điện cho chúng tôi xem. Việc bớt xén nguyên vật liệu như vậy gây thiệt hại rất lớn khi phải khắc phục những sự cố như vậy. Cần phải truy tìm đơnvị nào chịu trách nhiệm và ký luật thích đáng để làm gương.

    Trả lờiXóa
  5. cả cái cột thép hàng chục tấn, lại phải chịu tải trọng của dây điện, gió bão mà chỉ có 8 cái chân thép ngắn ngủn cắm vào hố đất lổn nhổ rồi phủ một lớp vữa lên trên mà chúng nó dám há họng ra rằng qua kiểm tra các thông số thiết kế, xây dựng đều đáp ứng quy chuẩn đề ra, tham nhũng ở đây chứ đâu nữa

    Trả lờiXóa
  6. Thế mà nó tồn tại được thời gian vừa rồi cũng là đáng kinh ngạc.Thêm một cái may nữa là chỉ có "của đi thay người"

    Trả lờiXóa