Tướng Lê Mã Lương:
'Nỗi đau lớn nhất về Gạc Ma là sự lãng quên'
Thất Sơn
Chủ Nhật, ngày 13/3/2016
Trước giải thích của Cục Xuất bản về việc cuốn sách chưa được cấp phép, Thiếu Tướng Lê Mã Lương - chủ biên sách - bày tỏ: "Ý kiến của Cục xuất bản về việc lập Hội đồng lịch sử của Bộ quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân để thẩm định các chi tiết cuốn sách về Gạc Ma là một điều không tưởng.
Thiếu tướng Lê Mã Lương phát biểu trong buổi lễ cầu siêu tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma và đấu giá tranh "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử", diễn ra vào ngày 22/7/2015. Ông Lê Mã Lương là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt
Trong hai năm qua, sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử được đơn vị thực hiện bản thảo là công ty sách First News - Trí Việt gửi đến hơn 10 nhà xuất bản đều bị từ chối cấp phép. Ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục xuất bản, in và phát hành - cho biết bản thảo sách vẫn còn nhiều sự kiện, chi tiết chưa được thẩm định. Các Nhà xuất bản (NXB) muốn in cuốn này phải có hội đồng lịch sử thẩm định chuyên môn. Khi nhà xuất bản ra quyết định xuất bản, Cục Xuất bản, In và Phát hành sẽ có cơ sở để cấp xác nhận đăng ký đề tài sách.
Hiện First News vẫn tiếp tục tìm kiếm đơn vị xuất bản có thể liên kết thực hiện cuốn sách tri ân các liệt sĩ. "Chúng tôi xem đây là việc làm hết sức thiêng liêng và nghiêm túc. Chúng tôi sẽ đứng ra chịu trách nhiệm về nội dung sách. Nếu đơn vị xuất bản thẩm định, trao đổi về mặt nội dung, chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ, sẵn sàng biên tập nội dung khi có yêu cầu chính đáng, hy vọng sách sớm ra mắt bạn đọc", ông Nguyễn Văn Phước - giám đốc công ty First News nói.
Trước những giải thích của Cục về việc cuốn sách chưa được cấp phép, Thiếu Tướng Lê Mã Lương - chủ biên sách - bày tỏ: "Ý kiến của Cục xuất bản về việc lập Hội đồng lịch sử của Bộ quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân để thẩm định các chi tiết cuốn sách về Gạc Ma là một điều không tưởng. Nếu như vậy, chờ vài chục năm nữa hội đồng đó cũng chưa ra đời và cuốn sách cũng không thể xuất bản. Tôi đã phục vụ và làm việc trong quân đội gần 50 năm và biết rất rõ ở Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân không có hội đồng thẩm định đó".
Tướng Lê Mã Lương là tác giả của hơn 30 cuốn sách về đề tài chiến tranh. Theo ông, các nhà báo đóng góp bài viết cho cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử đã lặn lội đi gặp trực tiếp các gia đình liệt sĩ Gạc Ma và các chiến sĩ bị Trung Quốc bắt giữ thời đó để ghi lại sự việc. Theo người chủ biên, tất cả chi tiết và hình ảnh trong sách đều có trích nguồn, chính ông đã đọc và tìm hiểu rất kỹ về tính xác thực. Trong phần phụ lục có những bài phân tích Luật Biển quốc tế và chiến lược quân sự của những nhà học giả, khoa học nước ngoài, cùng những tấm ảnh chụp đảo Gạc Ma năm 2014 được Trung Quốc bồi đắp, xây dựng đường băng, căn cứ quân sự chụp từ vệ tinh của Kyodo (Nhật Bản) và Philippines. Các thông tin, hình ảnh này đã được công bố trên các tờ báo uy tín của họ.
Ông Lê Mã Lương chia sẻ: "Nếu ai từng gặp, tiếp xúc với các gia đình liệt sĩ Gạc Ma và các cựu binh Gạc Ma bị Trung Quốc bắt mới hiểu được suốt 28 năm qua, họ đã sống vất vả vì những mất mát không thể bù đắp. Nhưng nỗi đau đớn lớn nhất của họ không phải là tiền bạc, vật chất mà là sự lãng quên".
Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thì nhiều tàu chiến Trung Quốc ngang ngược lao đến dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 (đảo Gạc Ma), HQ-605 (đảo Len Đao) và HQ-505 (đảo Cô Lin). Quân Trung Quốc sau đó đổ bộ lên đảo Gạc Ma, nhổ cờ Việt Nam, nổ súng vào bộ đội.
64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ được Cô Lin và Len Đao.
Trong hai năm qua, sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử được đơn vị thực hiện bản thảo là công ty sách First News - Trí Việt gửi đến hơn 10 nhà xuất bản đều bị từ chối cấp phép. Ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục xuất bản, in và phát hành - cho biết bản thảo sách vẫn còn nhiều sự kiện, chi tiết chưa được thẩm định. Các Nhà xuất bản (NXB) muốn in cuốn này phải có hội đồng lịch sử thẩm định chuyên môn. Khi nhà xuất bản ra quyết định xuất bản, Cục Xuất bản, In và Phát hành sẽ có cơ sở để cấp xác nhận đăng ký đề tài sách.
Hiện First News vẫn tiếp tục tìm kiếm đơn vị xuất bản có thể liên kết thực hiện cuốn sách tri ân các liệt sĩ. "Chúng tôi xem đây là việc làm hết sức thiêng liêng và nghiêm túc. Chúng tôi sẽ đứng ra chịu trách nhiệm về nội dung sách. Nếu đơn vị xuất bản thẩm định, trao đổi về mặt nội dung, chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ, sẵn sàng biên tập nội dung khi có yêu cầu chính đáng, hy vọng sách sớm ra mắt bạn đọc", ông Nguyễn Văn Phước - giám đốc công ty First News nói.
Trước những giải thích của Cục về việc cuốn sách chưa được cấp phép, Thiếu Tướng Lê Mã Lương - chủ biên sách - bày tỏ: "Ý kiến của Cục xuất bản về việc lập Hội đồng lịch sử của Bộ quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân để thẩm định các chi tiết cuốn sách về Gạc Ma là một điều không tưởng. Nếu như vậy, chờ vài chục năm nữa hội đồng đó cũng chưa ra đời và cuốn sách cũng không thể xuất bản. Tôi đã phục vụ và làm việc trong quân đội gần 50 năm và biết rất rõ ở Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân không có hội đồng thẩm định đó".
Tướng Lê Mã Lương là tác giả của hơn 30 cuốn sách về đề tài chiến tranh. Theo ông, các nhà báo đóng góp bài viết cho cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử đã lặn lội đi gặp trực tiếp các gia đình liệt sĩ Gạc Ma và các chiến sĩ bị Trung Quốc bắt giữ thời đó để ghi lại sự việc. Theo người chủ biên, tất cả chi tiết và hình ảnh trong sách đều có trích nguồn, chính ông đã đọc và tìm hiểu rất kỹ về tính xác thực. Trong phần phụ lục có những bài phân tích Luật Biển quốc tế và chiến lược quân sự của những nhà học giả, khoa học nước ngoài, cùng những tấm ảnh chụp đảo Gạc Ma năm 2014 được Trung Quốc bồi đắp, xây dựng đường băng, căn cứ quân sự chụp từ vệ tinh của Kyodo (Nhật Bản) và Philippines. Các thông tin, hình ảnh này đã được công bố trên các tờ báo uy tín của họ.
Bìa sách dự kiến "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" của First News .
Ông Lê Mã Lương chia sẻ: "Nếu ai từng gặp, tiếp xúc với các gia đình liệt sĩ Gạc Ma và các cựu binh Gạc Ma bị Trung Quốc bắt mới hiểu được suốt 28 năm qua, họ đã sống vất vả vì những mất mát không thể bù đắp. Nhưng nỗi đau đớn lớn nhất của họ không phải là tiền bạc, vật chất mà là sự lãng quên".
Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thì nhiều tàu chiến Trung Quốc ngang ngược lao đến dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 (đảo Gạc Ma), HQ-605 (đảo Len Đao) và HQ-505 (đảo Cô Lin). Quân Trung Quốc sau đó đổ bộ lên đảo Gạc Ma, nhổ cờ Việt Nam, nổ súng vào bộ đội.
64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ được Cô Lin và Len Đao.
Theo VnE
"Bạn vàng" của "đảng ta" đâu được đụng đến. Sách này khó xuất bản
Trả lờiXóaÔng cũng nên nói với các tướng rằng bỏ quên chiến sĩ hưởng vinh một mình là nỗi nhục.
Trả lờiXóaSự hy sinh là có thật, để rồi lãng quên cho vừa lòng kẻ giết người.
Trả lờiXóaTheo tôi gần 40 năm đã qua rồi, cần phải đưa đầy đủ, cụ thể và đúng bản chất của cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 và các sự kiện khác ở biển Đông vào SGK môn lịch sử trước khi quá muộn, để không một thế hệ hiện tại và tương lai nào của người VN không được phép biết hoặc quên nó. Lịch sử là lịch sử các sự kiện trong cần phải được phản ánh trung thực, tồn tại khách quan độc lập với hệ tư tưởng chính trị của các nhà nước, quan hệ các quốc gia trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Không vì nêu đầy đủ, cụ thể, đúng bản chất cuộc chiến đó mà làm xấu đi mối quan hệ hiện tại giữa ta và Trung Quốc. Ngược lại, mô tả sơ sài, che dấu, lấp liếm bản chất thật sự của cuộc chiến đó sẽ là có tội với những chiến sỹ, người dân hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ đất nước đó. Nếu có một điều kiện thỏa thuận việc nhân dân hai nước không nhắc tới cuộc chiến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc để giữ gìn mối quan hệ láng giềng giữa hai nước thì thật sự là một nỗi xấu hổ. Như thế chẳng khác nào việc đối với nhân dân Trung Quốc thì họ nói: “Làm gì có chuyện Trung Quốc vô cớ xua quân đánh chiếm biên giới Việt Nam năm 1979?”. Còn đối với Việt Nam thì họ bảo: “Thích thì tao đánh mày đấy, nhưng mày cấm được kêu!”.
Trả lờiXóaTheo Thiếu tướng Anh hùng Lê Mã Lương thì nỗi đau lớn nhất của 64 Liệt sĩ Gạc Ma là "sự lãng quên", còn theo tôi, nỗi đau lớn nhất của những chiến binh này là họ đã "không được phép bắn khi đối mặt với quân thù, theo lệnh của thượng cấp"! Theo dư luận thì đã có một lệnh như vậy, và vị thượng cập này hiện nay vẫn còn sống. Tôi đề nghị Đảng, Nhà Nước và Quân đội cần tổ chức một cuộc điều tra để xác minh thực sự đã có một lệnh như vậy hay không và tại sao vị thượng cấp này ra lệnh đó?
Trả lờiXóaThời đại kỹ thuật số mà còn xin cho sao ? Hãy tải lên mạng hay liên kết với nhà xuất bản tư nhân là ok hết . BÊN THẮNG CUỘC của nhà báo Huy ĐỨC IN Ở NƯỚC NGOÀI CÓ SAO ĐÂU?
Trả lờiXóaTôi ủng hộ đề xuất này.
XóaĐúng bị lãng quên là nỗi đau lớn nhất của 64 anh hùng đã bỏ mình vì tổ quốc, còn lãng quên những người đã bỏ mình vì tổ quốc là tội phản quốc.
Trả lờiXóaXin cảm ơn tướng Lê Mã Lương, đã nói hộ tất cả những ai yêu nước.
Trả lờiXóaKhi cho in và phát hành cuốn đặng tiểu bình trí tuệ siêu việt chúng mày có lập hội đồng thẩm định không.
Trả lờiXóa