Dã tâm của TQ và bài học xương máu Gạc Ma
Tuần Việt Nam
12/03/2016 01:00 GMT+7
Sáng 14/3/1988, trung úy Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ đứng thành
vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc giữa đảo Gạc Ma (Trường Sa). Tàu Trung
Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên đảo, nã đạn.
LTS: Mời độc giả cùng Tuần Việt Nam nhìn lại lịch sử bi thương của dân tộc; để thấy so với trận hải chiến Hoàng Sa, trận cưỡng đoạt Trường Sa năm 1988 đã được Bắc Kinh toan tính, chuẩn bị kỹ lưỡng. Họ đã mưu chọn đúng lúc Việt Nam lâm vào khó khăn rồi ra tay cưỡng chiếm.
Rắp tâm của Trung Quốc
Ngày 30/4/1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, đất nước Việt Nam liền một mối, bước vào giai đoạn tái thiết, tổ chức thống nhất hai miền Nam - Bắc.
Dù bộn bề với bao việc phải làm sau chiến tranh, vấn đề bảo vệ chủ quyền với Hoàng Sa vẫn được đặt lên hàng đầu và được quan tâm đặc biệt.
Gạc Ma năm 1988: không ai được lãng quên. Ảnh minh họa: cand
Ngày 24/9/1975, tại cuộc gặp gỡ phái đoàn của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Tổng bí thư Lê Duẩn dẫn đầu, ông Đặng Tiểu Bình lúc này là phó chủ tịch Đảng Cộng sản kiêm phó thủ tướng Trung Quốc thừa nhận giữa hai nước còn tồn tại vấn đề Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa). Đặng Tiểu Bình hứa hẹn: “ Vấn đề sẽ được đưa ra giải quyết trong tương lai”.
Ngày 10/11/1975, Bộ ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc công hàm nhắc lại tuyên bố ngày 24/9 của Đặng Tiểu Bình và đề nghị ngưng tuyên truyền liên quan đến tranh chấp về các quần đảo nhằm tạo không khí thuận lợi cho việc thương thảo.
Tuy nhiên trong công hàm trả lời ngày 24/12/1975, Bộ ngoại giao Trung Quốc bác bỏ đề nghị này.
Ngày 3/12/1975, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Bắc Kinh khẳng định với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 5/6/1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố Việt Nam sẽ giành quyền bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 2/7/1976, sau cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức ra đời.
Ngày 12/5/1977, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Tuyên ngôn về vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 7/10/1977, Việt Nam và Trung Quốc có cuộc họp đàm phán về biên giới. Trưởng đoàn Việt Nam Phan Hiền đề nghị đăng ký thảo luận về quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1974, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Hàn Niệm Long từ chối.
Tháng 9 và tháng 10 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần lượt đi thăm hai nước Philipines và Malaysia, ký thỏa thuận với Tổng thống và Thủ tướng hai nước để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
Gạc Ma năm 1988: không ai được lãng quên. Ảnh minh họa: cand .
LTS: Mời độc giả cùng Tuần Việt Nam nhìn lại lịch sử bi thương của dân tộc; để thấy so với trận hải chiến Hoàng Sa, trận cưỡng đoạt Trường Sa năm 1988 đã được Bắc Kinh toan tính, chuẩn bị kỹ lưỡng. Họ đã mưu chọn đúng lúc Việt Nam lâm vào khó khăn rồi ra tay cưỡng chiếm.
Rắp tâm của Trung Quốc
Ngày 30/4/1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, đất nước Việt Nam liền một mối, bước vào giai đoạn tái thiết, tổ chức thống nhất hai miền Nam - Bắc.
Dù bộn bề với bao việc phải làm sau chiến tranh, vấn đề bảo vệ chủ quyền với Hoàng Sa vẫn được đặt lên hàng đầu và được quan tâm đặc biệt.
Ngày 9/9/1975, tại Hội nghị Khí tượng Á châu ở Colombo, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam yêu cầu giữ nguyên đăng ký vào hệ thống SYNOP của OMM đài khí tượng của Việt Nam đặt tại quần đảo Hoàng Sa dưới danh số 48860.
Gạc Ma năm 1988: không ai được lãng quên. Ảnh minh họa: cand
Ngày 24/9/1975, tại cuộc gặp gỡ phái đoàn của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Tổng bí thư Lê Duẩn dẫn đầu, ông Đặng Tiểu Bình lúc này là phó chủ tịch Đảng Cộng sản kiêm phó thủ tướng Trung Quốc thừa nhận giữa hai nước còn tồn tại vấn đề Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa). Đặng Tiểu Bình hứa hẹn: “ Vấn đề sẽ được đưa ra giải quyết trong tương lai”.
Ngày 10/11/1975, Bộ ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc công hàm nhắc lại tuyên bố ngày 24/9 của Đặng Tiểu Bình và đề nghị ngưng tuyên truyền liên quan đến tranh chấp về các quần đảo nhằm tạo không khí thuận lợi cho việc thương thảo.
Tuy nhiên trong công hàm trả lời ngày 24/12/1975, Bộ ngoại giao Trung Quốc bác bỏ đề nghị này.
Ngày 3/12/1975, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Bắc Kinh khẳng định với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 5/6/1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố Việt Nam sẽ giành quyền bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 2/7/1976, sau cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức ra đời.
Ngày 12/5/1977, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Tuyên ngôn về vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 7/10/1977, Việt Nam và Trung Quốc có cuộc họp đàm phán về biên giới. Trưởng đoàn Việt Nam Phan Hiền đề nghị đăng ký thảo luận về quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1974, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Hàn Niệm Long từ chối.
Tháng 9 và tháng 10 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần lượt đi thăm hai nước Philipines và Malaysia, ký thỏa thuận với Tổng thống và Thủ tướng hai nước để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
Giai đoạn này quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng. Trung Quốc từ chỗ thừa nhận Hoàng Sa là “vấn đề tranh chấp” sang hẳn luận điểm “Hoàng Sa là của Trung Quốc, không cần tranh cãi”.
Gạc Ma năm 1988: không ai được lãng quên. Ảnh minh họa: cand .
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa 600.000 quân tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Sau hai tuần bị thiệt hại nặng nề, Trung Quốc rút quân.
Ngày 15/3/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng về biên giới Việt – Trung, trong đó bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 3/7/1979, cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc thiết lập 4 vùng nguy hiểm trong không phận Tây Sa (tức Hoàng Sa) với ý đồ buộc quốc tế phải thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa.
Ngày 7/8/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bác bỏ hoàn toàn ý đồ xuyên tạc của Trung Quốc.
Ngày 8/9/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố tài liệu xác minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 25/3/1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đảo An Bang cũng như quần đảo Trường Sa.
Ngày 4/2/1982, chính phủ Việt Nam thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ngày 9/12/1982, chính phủ Việt Nam lập huyện Trường Sa. Đến ngày 28 tháng 12 năm 1982, chính phủ Việt Nam quyết định huyện Trường Sa được nhập vào tỉnh Phú Khánh.
Năm 1984, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng hành chính tỉnh Hải Nam bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Từ ngày 16/5 đến 6/6/1987, hải quân Trung Quốc thao diễn trong vùng tây Thái Bình Dương và Nam biển Đông, gần quần đảo Trường Sa.
Ngày 10/11/1987, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Louisa trên quần đảo Trường Sa…
Tính toán thời điểm để ra tay
Nhiều tài liệu, bài báo gọi sự kiện Trung Quốc dùng tàu chiến, pháo hạm quân sự tấn công ngày 14/3/1988 là “cuộc hải chiến Trường Sa”. Tuy nhiên, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm và một số học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông cho rằng, gọi là “hải chiến” hoàn toàn không chính xác. Bởi khi đó, lực lượng của Việt Nam trên các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma là công binh, không có vũ khí. Và các tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ trong khu vực là tàu vận tải, không có vũ khí.
Trung Quốc đã sử dụng vũ khí từ súng và pháo trên các tàu chiến bắn vào bộ đội công binh và tàu vận tải của Việt Nam.
Theo tài liệu giải mật của cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), Trung Quốc đã chọn thời điểm dư luận thế giới đang tập trung vào giải pháp chính trị ở Campuchia. Liên Xô, đồng minh quan trọng của Việt Nam đang sa lầy ở Apganistan, đang nối lại quan hệ với Trung Quốc nên không muốn dính líu rắc rối gì với Trung Quốc.
Trước khi ra tay hành động, một đoàn ngoại giao Trung Quốc đã đến các nước có liên quan đến Biển Đông khẳng định “lập trường hòa bình” và tuyên bố Trung Quốc chỉ “tranh chấp” đảo với Việt Nam, Trung Quốc không hề có “tranh chấp” nào khác với các nước khác!
Gạc Ma năm 1988: không ai được lãng quên. Ảnh minh họa: vtcnews
.
Đầu năm 1988, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tới một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể, ngày 31/1/1988 chiếm bãi đá Chữ Thập; ngày 18/2/1988 chiếm bãi Châu Viên; ngày 26/2/1988 chiếm bãi Ga Ven; ngày 28/2 chiếm bãi Tư Nghĩa.
Trước tình hình Trung Quốc chiếm đóng hàng loạt đảo trên Trường Sa, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền trên các đảo còn lại trên các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.
Trung Quốc, sau khi chiếm hàng loạt đảo, đầu tháng 3/1988 đã huy động lực lượng của hai hạm đội tiếp tục mở rộng lấn chiếm, tăng số tàu chiến từ 9 lên 12 tàu gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Sáng ngày 14/3/1988, 4 tàu chiến Trung Quốc tiến đến bãi Gạc Ma. 6 giờ sáng Trung Quốc đổ bộ 40 quân lên đảo, xông lên giật cờ Việt Nam cắm trên đảo. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang bảo vệ cờ Tổ quốc đã bị đâm bằng lưỡi lê và bắn chết gồm hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thiếu úy Trần Văn Phương…
Lực lượng công binh, hải quân dù tay không vẫn cương quyết bảo vệ cờ. Trung Quốc đã huy động hai chiến hạm bắn thẳng vào lực lượng bảo vệ đảo và tàu vận tải 604 đang neo đậu. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và một số chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Tàu 604 bị chìm.
Tại đảo Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý) và Len Đao, Trung Quốc tấn công quyết liệt ngay từ 6 giờ sáng ngày 14/3, bắn cháy tàu HQ 505 và sát hại nhiều chiến sĩ đang giữ đảo. Ở hướng Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3, tàu chiến Trung Quốc bắn cháy tàu HQ 605 của Việt Nam.
Cuộc thảm sát kéo dài 28 phút đã gây thiệt hại nặng cho Việt Nam, 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương và 74 chiến sĩ mất tích. Sau này Trung Quốc trả lại 9 chiến sĩ bị bắt. Số còn lại được xem là đã hy sinh.
Việt Nam đã phản đối gay gắt. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng không ngừng lấn chiếm thêm một số đảo nữa sau đó và huy động nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến hoạt động khai thác tại ngư trường Trường Sa.
Ngày 28/ 4/1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa.
Tháng 8/1990, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đề nghị tiến hành khai thác chung khu vực quần đảo Trường Sa.
Ngày 1/12/1990 trong cuộc đi thăm Philippines, Thủ tướng Lý Bằng nói: “Chúng ta có thể tìm ra một giải pháp thích hợp đối với vấn đề Trường Sa với các bên hữu quan vào lúc thích hợp, nếu không phải là vào lúc này. Tôi nghĩ chúng ta có thể gác lại vấn đề này và không để nó gây trở ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng hữu quan”.
Như vậy, Hoàng Sa và Trường Sa của VN bị mất trong hai giai đoạn mà về danh nghĩa chính quyền quản lý đang là đồng minh của một trong hai siêu cường lớn nhất của thế kỷ 20. Các siêu cường đồng minh đều “bắt tay” với TQ để cho TQ ra tay thô bạo, thậm chí vô cùng tàn bạo như trên bãi Gạc Ma.
Tháng 3/2013, mạng Sina.com mở chuyên đề “Chiến đấu bảo vệ chủ quyền” ca ngợi quân đội Trung Quốc đã biết “nắm bắt thời cơ” để “đập tan sự ngỗ ngược của Việt Nam”. Dẫn lời tướng Nhạc Cương, Sina.com mạnh miệng tuyên bố: “Các cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam cho thấy xu hướng không can thiệp của các nước lớn khi quyền lợi của họ không bị đụng chạm. Trung Quốc cần phải tận dụng và phát huy!”.
Duy Chiến tổng hợp.
*Bài có sử dụng tư liệu nghiên cứu của tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, người sáng lập và cố vấn Quỹ Văn hóa Giáo dục tại TP.HCM.
Hơn sáu mươi năm trước một người ở Miền Nam đã thấy da tâm của TQ và muốn thương thảo với nhà nước Miền Bắc để cứu lấy đất nước. HCM và VNG cũng thấy điều này nhưng đảng đã quyết tâm lấy "bạo lực chính trị " để giải phóng Miền Nam, nên ngày nay tổ quốc lại đang bị gặm nhẩm bằng đủ mọi thủ đoạn mà nhiều người vẫn chứa nhìn ra. Xin tìm đọc Chính Đề Việt Nam trên Internet.
Trả lờiXóaLịch sử Việt Nam từ ngàn xưa. Mỗi khi có tranh chấp nội bộ, thế nào cũng có thế lực cầu cứu Thiền triều, Trung Quốc chẳng giúp không ai cái gì. Khi đã nắm chính quyền rồi, thì cắt đất, cống nạp, xưng thần... Thời nay cũng vậy thôi. Dựa vào Trung Quốc để giải phóng miền Nam, khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa thì há miệng mắc quai không dám phản đối. Trong khi TQ dùng trăm phương ngàn kế để chiếm đảo của ta. Còn ta thì đơn thương độc mã, để mất hết đảo này đến đảo khác. Biển thì đang hẹp dần. Biết tính sao đây???
XóaNếu đảng cộng sản quan tâm đến lãnh thổ thì kiện thằng tầu đi! Gần hết thời hiệu rồi!
Trả lờiXóaXét cho cùng, đây là hậu quả chơi với lửa của Đảng CSVN mà thôi:
Trả lờiXóaNày nhé:
1) Ung Văn Khiêm tuyên bố
“Thứ trưởng ngoại giao Ung văn Khiêm nói rằng “theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là một bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc”.
2) Ông Lê Lộc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao VN:
… “xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Tống”
3) Hoàng Tùng, Trưởng Ban Tư tưởng TW đảng CSVN đã tuyên bố:
“Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em còn hơn để tụi Ngụy Sài Gòn quản lý”!
4) Năm 1960 và năm 1972 Hà Nội cho ấn hành hai cuốn Atlas.
Cuốn thứ nhất do Bộ Tổng Tham mưu Quân đội biên soạn.
Cuốn thứ hai do Phòng họa đồ của Phủ Thủ tướng biên soạn.
Trong cả hai cuốn này đều ghi Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc.
5) Báo Nhân Dân của Việt Nam số xuất bản ngày 16/9/1958
“Ngày 14/9 Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam “nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải”.
6) Sách Địa lý năm 1974
“Các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Đài Loan của Trung Quốc, hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa.”
7) Tháng 2 năm 1972, Cục Đo đạc và Bản đồ, trực thuộc Phủ Thủ tướng phát hành “Tập Bản đồ Thế giới”, trong đó, Hoàng Sa và Trường Sa bị đổi tên là Tây Sa và Nam Sa.
8) Tháng 5 năm 1976, tờ Sài Gòn Giải Phóng loan tin “Trung Quốc vĩ đại, đối với chúng ta không những là đồng chí mà còn là người thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy, chủ quyền Hoàng Sa thuộc về VN hay thuộc về TQ thì cũng vậy thôi!”. (Hết trích)
Trong cuốn sách:"Sự thật về quan hệ Việt nam-Trung quốc trong 30 năm qua" do bộ Ngoại giao VN công bố tại Hà nội ngày 4/10/1979 có đoạn:
Trả lờiXóa"...Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8/1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…"
Vào năm 1965, Chủ tịch HCM vẫn còn sống, bộ ngoại giao VN biết ý đồ nầy của Mao, thì chả lẽ bác Hồ lại không biết ?
Bác biết nhưng tại sao bác vẫn ôm chắc vào tình hữu nghị của Mao trạch Đông như thế ?
Cái hiện tình đất nước ngày nay là hậu quả của những quyết định duy ý chí của những nhà lãnh đạo cộng sản ngày xưa mà thôi.