Bà Đặng Bích Phượng (trái) tự ứng cử trong kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
các cấp ở Việt Nam năm 2016.
Ứng viên độc lập 'gặp khó' từ khâu hồ sơ
Blogger Đoan Trang
28.02.2016
Bà Đặng Bích Phượng, một trong các ứng cử viên tự do ở Hà Nội, thuật lại khó khăn “trời ơi đất hỡi” mà bà gặp phải khi làm hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14 này.
Câu chuyện rất đơn giản: việc đầu tiên của quá trình ứng cử là bà phải làm hồ sơ, gồm đơn ứng cử, sơ yếu lý lịch, tiểu sử tóm tắt, bản kê khai tài sản và thu nhập. Sau đó, bà phải đi xin dấu xác nhận lý lịch tại ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường nơi bà đăng ký hộ khẩu thường trú.
Ngày 22/2/2016, UBND phường Thành Công đã xác nhận lý lịch cho bà Phượng. Tuy nhiên, ba hôm sau, khi bà Phượng đến nộp hồ sơ ứng cử, thì được cán bộ tiếp dân yêu cầu khai lại một số mục khai chưa đúng theo mẫu. Ví dụ, phải ghi trình độ văn hóa 10/10 phổ thông (bà Phượng chỉ khai 10/10 – thiếu chữ “phổ thông”).
Sau khi khai lại đầy đủ, bà Phượng đến UBND phường Thành Công để xin xác nhận lại lý lịch. Nhưng lần này thì đến lượt Chủ tịch UBND phường Thành Công, ông Nguyễn Huy Toản, nói chưa thể xác nhận lý lịch cho bà, lấy lý do bà khai “chưa trung thực” phần kỷ luật.
Câu chuyện rất đơn giản: việc đầu tiên của quá trình ứng cử là bà phải làm hồ sơ, gồm đơn ứng cử, sơ yếu lý lịch, tiểu sử tóm tắt, bản kê khai tài sản và thu nhập. Sau đó, bà phải đi xin dấu xác nhận lý lịch tại ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường nơi bà đăng ký hộ khẩu thường trú.
Ngày 22/2/2016, UBND phường Thành Công đã xác nhận lý lịch cho bà Phượng. Tuy nhiên, ba hôm sau, khi bà Phượng đến nộp hồ sơ ứng cử, thì được cán bộ tiếp dân yêu cầu khai lại một số mục khai chưa đúng theo mẫu. Ví dụ, phải ghi trình độ văn hóa 10/10 phổ thông (bà Phượng chỉ khai 10/10 – thiếu chữ “phổ thông”).
Sau khi khai lại đầy đủ, bà Phượng đến UBND phường Thành Công để xin xác nhận lại lý lịch. Nhưng lần này thì đến lượt Chủ tịch UBND phường Thành Công, ông Nguyễn Huy Toản, nói chưa thể xác nhận lý lịch cho bà, lấy lý do bà khai “chưa trung thực” phần kỷ luật.
“Kỷ luật” vì biểu tình
Chưa bàn tới tính hợp pháp của các quyết định tạm giữ và áp dụng biện pháp giáo dục, thì những hình thức xử lý công dân nói trên chỉ là xử lý vi phạm hành chính và chỉ có giá trị 1 năm là hết hiệu lực, không cần ghi vào lý lịch
Nhà báo độc lập Đoan Trang
Lần khác, bà bị UBND phường Dịch Vọng ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại phường trong thời hạn 6 tháng (từ ngày 12/9/2012 đến ngày 12/3/2013) cũng vì nhiều lần bị bắt khi tham gia biểu tình chống Trung Quốc.
Tuy nhiên, tạm chưa bàn tới tính hợp pháp của các quyết định tạm giữ và áp dụng biện pháp giáo dục, thì những hình thức xử lý công dân nói trên chỉ là xử lý vi phạm hành chính và chỉ có giá trị 1 năm là hết hiệu lực, không cần ghi vào lý lịch.
Thêm nữa, chính phần hướng dẫn khai hồ sơ cũng nêu rõ:
“Trường hợp bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính trong thời gian 01 năm tính đến ngày làm hồ sơ ứng cử thì ghi rõ tên cơ quan ra quyết định kỷ luật, thời gian bị kỷ luật, lý do bị kỷ luật, hình thức kỷ luật”, “Nếu không có hoặc đã bị xử lý nhưng không thuộc các trường hợp kể trên thì ghi “Không bị kỷ luật, không có án tích””.
Do bà Đặng Bích Phượng bị xử lý vi phạm hành chính đã cách đây đến 4-5 năm, nên bà ghi “không bị kỷ luật, không có án tích” trong hồ sơ, đúng như hướng dẫn.
Điều bà không ngờ là ghi chính xác như hướng dẫn thì lại bị từ chối xác nhận hồ sơ.
I
Bà Đặng Bích Phượng tại Trụ sở Thường trực của Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội,
cơ quan thuộc Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Đá đi, đá lại
Bà Đặng Bích Phượng bèn quay lại nơi tiếp nhận hồ sơ ứng cử để đề nghị hướng dẫn lại. Tại đây, bà Phượng được ông Lưu Tiến Minh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ, giải thích đúng như ghi chú trên mẫu hồ sơ:
“Nếu bác có bị kỷ luật hành chính cách đây vượt quá một năm, mà bác vẫn khai vào đây, thì tôi phải nói là bác khai không đúng”.
Có nghĩa là, nếu bà Phượng ghi hai lần bị xử lý vi phạm của mình vào hồ sơ, thì chính khi đó, hồ sơ mới trở thành không hợp lệ (vì ghi sai yêu cầu).
Như vậy là bà Phượng bị kẹt giữa UBND phường Thành Công và Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội. Không khai thì UBND phường Thành Công không chịu xác minh lý lịch. Mà khai thì Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội lại cho là hồ sơ không hợp lệ. Vậy phải ghi như thế nào bây giờ?
Đó là chưa kể, đúng ra trách nhiệm của UBND phường chỉ là xác nhận chữ ký và hộ khẩu thường trú.
Còn tất cả các phần khác trong lý lịch, cá nhân người khai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bà Phượng có hộ khẩu thường trú tại phường Thành Công, nhưng bà sống tạm cư tại phường Dịch Vọng từ cách đây 8 năm.
Thời gian đi biểu tình phản đối Trung Quốc cắt cáp tàu dầu khí trong vùng biển của Việt Nam, bà bị công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ, và UBND phường Dịch Vọng ra quyết định “giáo dục” bà tại địa phương.
“Nếu bác có bị kỷ luật hành chính cách đây vượt quá một năm, mà bác vẫn khai vào đây, thì tôi phải nói là bác khai không đúng”.
Có nghĩa là, nếu bà Phượng ghi hai lần bị xử lý vi phạm của mình vào hồ sơ, thì chính khi đó, hồ sơ mới trở thành không hợp lệ (vì ghi sai yêu cầu).
Như vậy là bà Phượng bị kẹt giữa UBND phường Thành Công và Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội. Không khai thì UBND phường Thành Công không chịu xác minh lý lịch. Mà khai thì Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội lại cho là hồ sơ không hợp lệ. Vậy phải ghi như thế nào bây giờ?
Đó là chưa kể, đúng ra trách nhiệm của UBND phường chỉ là xác nhận chữ ký và hộ khẩu thường trú.
Còn tất cả các phần khác trong lý lịch, cá nhân người khai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bà Phượng có hộ khẩu thường trú tại phường Thành Công, nhưng bà sống tạm cư tại phường Dịch Vọng từ cách đây 8 năm.
Thời gian đi biểu tình phản đối Trung Quốc cắt cáp tàu dầu khí trong vùng biển của Việt Nam, bà bị công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ, và UBND phường Dịch Vọng ra quyết định “giáo dục” bà tại địa phương.
Phải chăng cơ quan an ninh đang gây khó khăn cho phường Thành Công, hay là họ đang phối hợp với phường gây khó khăn cho ứng cử viên tự do?
Nhà báo độc lập Đoan Trang
Phối hợp gây khó khăn?
Tuy nhiên, một nguồn tin cho bà Phượng hay, cơ quan an ninh đã cung cấp hồ sơ của bà cho UBND phường Thành Công, để gây khó dễ.
Bà Phượng cố gắng giải thích với chính quyền phường sở tại:
“Nếu các hình thức kỷ luật diễn ra trong vòng 1 năm tính đến ngày làm hồ sơ, thì tôi mới phải kê khai.
"Nếu không nằm trong khung đó mà vẫn khai thì bên Ủy ban Bầu cử sẽ coi hồ sơ là không hợp lệ”.
Tuy nhiên, UBND phường vẫn dứt khoát bắt bà phải kê khai vụ bị bắt tạm giữ năm 2011 và bị ép giáo dục cải tạo năm 2013.
Cũng nguồn tin nọ cho biết, UBND phường đang bị “bên an ninh” nhắc nhở lưu ý về trường hợp bà Phượng.
Bà Phượng và những cử tri đi cùng thực sự ngạc nhiên và bức xúc trước việc an ninh can thiệp thông qua UBND phường và nhất là lại cứ cố ép bà phải khai hồ sơ không hợp lệ.
Phải chăng cơ quan an ninh đang gây khó khăn cho phường Thành Công, hay là họ đang phối hợp với phường gây khó khăn cho ứng cử viên tự do?
Bà Đặng Bích Phượng (khăn xanh, đầu tiên, từ trái) gặp đại diện Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội.
Bà Phượng quyết định sẽ làm đơn yêu cầu UBND phường xác nhận lý lịch cho bà và trả lời bằng văn bản, để bà còn kịp hoàn thành bộ hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa 14.
'Cho xin một bộ'
Cũng trong những ngày vừa qua, công an khu vực ở một số nơi trên địa bàn Hà Nội đã đến “tiếp xúc, tìm hiểu thông tin” ở vài ứng cử viên tự do khác, chẳng hạn hỏi họ đã làm hồ sơ chưa, bao giờ xong thì cho xin một bộ...
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 (nhiệm kỳ 2016-2021) sẽ diễn ra vào ngày 22/5 tới.
Đây là lần đầu tiên, bầu cử Quốc hội có một số lượng đông đảo ứng cử viên tự do (15-20 người trên cả nước, nhất là Hà Nội), và phần lớn đều tích cực sử dụng mạng xã hội Facebook để vận động tranh cử.
Bà Đặng Bích Phượng, sinh năm 1960, là một trong số rất ít gương mặt nữ ứng cử độc lập.
Chương trình hành động của bà xoay quanh vấn đề đất đai và sửa đổi luật đất đai theo hướng bảo đảm các quyền căn bản của người nông dân, như quyền có thông tin, quyền được tham vấn, hỏi ý kiến, và quyền được thương lượng, đàm phán theo giá thị trường.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một blogger, nhà báo độc lập và nhà vận động cho dân chủ hóa, xã hội dân sự và nhân quyền tại Việt Nam.
"Kiên trì và nhẫn nại
Trả lờiXóaQuyết chí ắt thành công" cơ mà ?
Cơ quan công quyền đang thử khả năng kiên trì của bà Phượng?
Rất mừng khi thấy những phụ nữ như thế này ! ước mong sao trên cả nước có khoảng vài nghìn người có tâm như 2 vị này !
Trả lờiXóaDân chủ đến thế này là cùng! Cán bộ của ta không quản thời gian và công sức, sẵn sàng hướng dẫn cho dân tỉ mỉ từng cái dấu chấm dấu phẩy đến khi đúng mới thôi, thậm chí còn sẵn sàng lập hẳn một ban thanh tra để xem xét UBND phường Thành Công đúng hay UB bầu cử TP HN đúng, nếu kỳ này bà Phượng không kịp ứng cử thì cán bộ lại nhiệt tình hướng dẫn tiếp cho may ra thì kịp kỳ sau. Bà Doan quá khiêm tốn khi cho rằng dân chủ của ta chỉ dân chủ gấp vạn lần dân chủ của bọn tư bản đang giãy đành đạch. Theo tôi thì phải nghìn tỷ lần là ít nhất!
Trả lờiXóađảng của người ta, quyền của người ta , Quốc hội của người ta . Bà Bích Phượng can thiệp vào là không ổn rồi . Điều này thì bà Bích Phượng hiểu hơn ai hết ,nhưng bà vẫn cố tình làm . Dù sao đi chăng nữa thì tôi vẫn khen ngợi bà có lòng mạnh bạo và dũng cảm .
Trả lờiXóaĐảng cọng sản nên thôi những trò ti tiện này đi, nhất là ngành công an đã nổi tiếng quá rồi !
Trả lờiXóaNhân đây, tôi kính mong các bạn làm ơn giải thích dùm cho tôi được hiểu, tôi xin chân thành cảm ơn: Vì có chuyện của cô Đang Bich Phượng bị khó dễ trong mục khai trình độ học lực (chứ không phải là "trình độ van hóa" như có nhiều người dùng như vậy) là 1O/1O, can' bộ tiếp dân bảo sai vì thiếu chữ 'phổ thông ', từ trước giờ tôi không biết tại sao bậc Trung học mà lại có ' trung học cơ sở ' và ' trung học phổ thông '?! Sao không đơn giản ba bậc Tiểu học, Trung học và Đại học? Vân Hà.
Thôi thôi, chị Vân Hà đừng cố hiểu làm gì cho mệt. VN ta nhiều điều kỳ diệu lắm, ví dụ như đố ai trên trái đất này biết “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là cái gì, nhưng nó đang được thực hiện hàng ngày đấy thôi! Hoặc như chính cụ Tổng khẳng định “không biết đến cuối thế kỷ này liệu đã có CNXH ở VN hay chưa”, tức là chính cụ cũng chẳng biết nó là cái gì, ấy thế nhưng cụ vẫn hăng hái cầm lái đưa đất nước đến cái CNXH “không biết có hay không” ấy!
XóaTheo tôi nên ghi là "trình độ học vấn"
XóaĐúng là dân chủ ngay từ thủ tục ban đầu. Các ứng cử viên hãy kiên trì, thích ứng với thử thách, để dân chúng thấy thế nào là dân chủ quyền ứng cử ĐBQH.
Trả lờiXóaĐấy là các cấp đảng và CQ đang triển khai câu nói của TBT : VN dân chủ đến thế là cùng ! Cùng đường rồi ! Những việc làm đó để ngăn cản bà Bích Phương ra ứng cử ĐBQH và bảo bà rằng ở nhà đi, ứng cử làm gì ! Cùng đường rồi , bà đi đâu nữa ! Đúng là năm con khỉ !
XóaVẫn trò lí lịch như con VNCH đi thi đại học!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaCám ơn Nac Danh O7:48,
Thật tình tôi không hiểu, nên vẫn mong được có bạn nào giúp giải thích, ĐA TẠ !
Vân Hà.
Ủng hộ Phương Bích! thật buồn cười khi cả một guồng máy nhà nước phải vận dụng đủ các thứ trò tiểu nhân để cản ngăn những người tự ra ứng cử một cách minh bạch đúng theo lời nhà nước tuyên truyền và tự khen. Ôi "Dân chủ đến thế là cùng!" là sao? là "đừng nghe những gì ... hãy nhìn ..." chứ còn gì nữa!!!
Trả lờiXóa