Bà Nguyễn Nguyên Bình chụp tại cổng nghĩa trang Tây Tựu, có dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh đã xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước”. Ảnh của tác giả gửi tới.
Mọi người đã biết tin buổi lễ tưởng niệm các liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tổ chức tại chân tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội vào ngày 17-2 năm nay tiến hành được suôn sẻ. Không còn bị phá đám bởi bọn cưa đá, bọn múa hát ‘con bướm xinh’ theo điệu Tàu, bọn trai gái du côn dùng cờ búa liềm che hạ bộ v.v… như mọi năm nữa. Người dân yêu nước năm nay được ‘tự do’ thắp hương, đặt hoa, đọc lời tri ân liệt sĩ… thậm chí hô vang khẩu hiệu bảo vệ Tổ quốc, đả đảo bọn xâm lược Trung Quốc.
Việc dâng hương còn được làm ở cả Đài liệt sĩ đường Bắc Sơn và ở nghĩa trang thành phố (ở xã Tây Tựu), cũng không bị lực lượng nào phá đám. Bất ngờ là còn thấy trên cổng nghĩa trang Tây Tựu có treo sẵn một băng khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng kiểu chính thống với dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh đã xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước”. Không biết băng khẩu hiệu này do cấp xã huyện hay thành phố cho phép treo? Nhưng ai cho treo thì cũng là tốt, cũng là tiến bộ hơn những năm trước và hơn hẳn tình hình trong thành phố Hồ Chi Minh trong cùng ngày.
Về thái độ chuyển biến có vẻ tử tế hơn trước của lãnh đạo và công an thành phố Hà Nội, trên mạng lề dân đã có nhiều người phát biểu cảm tưởng, khen khao, có người thậm chí đã trịnh trọng ngỏ lời “xin gửi đến ông Hoàng Trung Hải, ông Nguyễn Đức Chung lời cảm ơn chân thành…” Thế nhưng, theo tinh thần dân chủ và đứng về góc độ lợi ích dân tộc, có thể phải nói khác chứ? Các ông Hoàng Trung Hải, Nguyễn Đức Chung là ai thế nhỉ? Theo lời Cụ Hồ đã nói thì họ cũng đều là đầy tớ của Nhân dân, vậy các ông ấy đương nhiên phải làm theo ý chí của Nhân dân, người chủ đích thực của đất nước. Các ông ấy có thừa nhận truyền thống yêu nước, và đạo lý ‘uống nước nhớ nguồn’ là tài sản chung quý báu của toàn dân Việt Nam hay không?
Đáng ra, đến những ngày kỉ niệm trọng đại như thế này, các ông ấy phải tự động tổ chức kỉ niệm, phải cử người xứng đáng đi dâng hương dâng hoa tưởng niệm liệt sĩ mới là những người đầy tớ xứng chức chứ? Đành rằng năm nay, những đầy tớ này tiến bộ hơn một chút so với cái hạng đầy tớ mất nết đáng bị trách phạt mấy năm trước đây. Nhưng chỉ mới có động thái ‘ngó lơ’ cho Nhân dân được ‘tự ý’ kỉ niệm, hoặc mới cho treo cái băng khẩu hiệu nhắc đến anh hùng liệt sĩ, thương binh chung chung (chưa phải là đích danh liệt sỹ hi sinh trong chiến tranh chống bọn xâm lược phía bắc trong cuộc chiến 17-2) là còn chưa xứng tầm.
Còn nhân dân, với vị trí một người chủ công bằng và độ lượng, lần này chỉ nên ghi nhận sự tiến bộ nho nhỏ đó của họ là đúng mức. (Và với tinh thần cố gắng khách quan, chưa đi sâu xem xét sự tiến bộ đó là thực lòng hay chưa). Không cần phải “chân thành cảm ơn” Nguyễn Đức Chung, Hoàng Trung Hải. Nhất là đối với Hoàng Trung Hải, từ khi nhậm chức bí thư Thành ủy Hà Nội, đã có lời nói việc làm nào tỏ sự quan tâm đến việc kỉ niệm các ngày trọng đại của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc đâu? Nhân dân hãy chờ đợi một tháng nữa, ngày 18-3 sắp tới là ngày chiến thắng quân xâm lược Trung Quốc, xem những đầy tớ sẽ làm gì? Có tiến bộ thật sự, để xứng tầm với chiến thắng vẻ vang của dân tộc hay không?
Cũng trong dịp này, trong nước còn có những tin đáng buồn, đó là ở TP Hồ Chí Minh, trong ngày 17-2, các đầy tớ đã tỏ ra láo xược, trâng tráo ngăn cản, phá phách cuộc tưởng niệm liệt sĩ. Ở thành phố Đà Lạt thì người ta lại hành xử kiểu dở hơi tâm thần, bắt một người chủ hiệu photocopy cam đoan phải báo công an khi có người đến in tài liệu liên quan đến biển Đông, liên quan đến Trung Quốc. Còn ở Vũng Tàu thì người ta bỏ công đi tìm kiếm để bóc bỏ hết những logo có vẽ hoa sim với dòng chữ 17-2 nhân dân không bao giờ quên…
Sâu xa đằng sau những việc làm của các đầy tớ mất nết ấy là gì? Đầy tớ cấp thấp chỉ biết nói họ làm theo lệnh ‘trên’, mà thậm chí không biết ‘trên’ là ai, ở đâu! Cái đó lâu nay đã thành một căn bệnh mãn tính của đầy tớ, cái bệnh mãn tính ấy có lẽ đã ngấm quá sâu vào trong phủ tạng của các loại đầy tớ mất rồi. Nguyên nhân chắc chắn là do loài virut Hiệp định Thành Đô, xuất hiện từ 26 năm trước hoặc lâu hơn nữa. Nhưng hãy tạm xem xét trong giai đoạn gần nhất cho dễ xử lý đã.
Cái gọi là Hiệp định Thành Đô, cho đến nay, nó vẫn chập chờn như bóng ma trơi trong đời sống chính trị ở nước ta. Đã có một số tài liệu xác định, nó được sinh ra trong một buổi chiều âm u đầu tháng 9 năm 1990, tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc. Có văn bản hẳn hoi, nhưng theo ý TQ, phía VN cũng đồng ý dấu nhẹm không bao giờ công bố (chắc là vì trong đó chứa quá nhiều nội dung ý đồ nham hiểm của Trung Quốc). Ngay trong cuốn sách nổi tiếng, lưu hành ‘không chính thức’ nhưng rất rộng rãi trong dân gian của nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ, cũng không thể tìm thấy văn bản bí mật đó.Và cũng chỉ biết các nhân vật chính tham dự hội nghị: về phía Việt Nam có ông Phạm Văn Đồng, ông Đỗ Mười, ông Nguyễn Văn Linh; về phía Trung Quốc có Giang Trạch Dân, Lý Bằng.
Có điều, tuy không thể nói rõ nội dung văn bản đã kí kết, chỉ được gọi chung chung, đó là thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ Việt Trung, nhưng Thứ trưởng Trần quang Cơ cũng đã cho biết: Chính ông cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói trong hội nghị Bộ chính trị ĐCSVN (tháng 5-1991): “Sau chuyến đi Thành Đô, tôi vẫn ân hận về thái độ của mình”, ông PVĐ còn nói: “ Mình hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết… Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy”.
Hơn thế nữa, bản thân tác giả Trần Quang Cơ đã nhận xét: “Hội đàm Thành Đô tháng 9 – 1990 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, trái lại, nó là một sai lầm hết sưc đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiên quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thỏa thuận như thế sẽ được lòng Bắc Kinh, nhưng trái lại, thỏa thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề CPC và do đó chậm việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta (VN) bị hoen ố”. Ông Trần Quang Cơ cũng nhấn thêm: “Vấn đề không phải chỉ là bình thường hóa quan hệ, mà là phụ thuộc hóa quan hệ!”
Thực tế mấy chục năm qua, cái sự “phụ thuộc hóa quan hệ” đã diễn ra như thế nào, liệu có cần phải nêu dẫn chứng nào khác ngoài vô vàn những sự việc trái khoáy đã diễn ra trước mắt bàn dân thiên hạ, ngay giữa thanh thiên bạch nhật trên khắp cả nước, thậm chí ngay ở trung tâm thủ đô Hà Nội, trước mắt cả bạn bè quốc tế nữa hay không? Đó có phải là sự thể hiện “phong phú và sinh động” tinh thần Thỏa thuận Thành Đô hay không?
Câu hỏi đặt ra là: Đến nay, các “đầy tớ của Nhân dân” đã hiểu hết nỗi đau nỗi nhục của sự phụ thuộc hóa quan hệ và cái dại, cái hớ của Thỏa thuận Thành Đô chưa? Các vị đầy tớ đã muốn tìm cách rũ bỏ cái dại cái hớ của nó chưa? Các vị đã nghĩ ra cách nào để thoát ra khỏi quan hệ phụ thuộc do “thỏa thuận” đó nó tròng vào cổ, vào đầu chưa? Tại sao các vị không hiểu rằng, nếu các vị muốn thì bây giờ chính là thời cơ tốt nhất để tuyên hủy cái Thỏa thuận Thành Đô vừa dại vừa hớ vừa phụ thuộc kia đi.
Chưa kể đến bối cảnh rộng lớn của thế giới ngày nay đang rất bất lợi cho thế lực cầm quyền Đại Hán, cái mặt nạ “trỗi dậy hòa bình” của họ đã bị bóc tuột ra rồi, bọn cầm quyền Đại Hán đang là mục tiêu công kích của dư luận từ Á sang Âu… Chỉ cần nói một việc cụ thể sát sườn, đó là tình trạng thảm hại của nhân vật Giang Trạch Dân: Ai không biết gần đây, cộng đồng quốc tế đã đưa ra được rất nhiều bằng chứng vạch rõ tội ác chống loài người rất ghê tởm của y, đó là việc Giang Trạch Dân và đồng bọn đã mổ cướp nội tạng sống của hai triệu học viên Pháp luân công. Còn đối với ngay chính giới cầm quyền Trung Quốc, Giang Trạch Dân ngày nay cũng chỉ còn là một tên Hán gian, phạm tội “phản nghịch, phản cách mạng, chống đảng, chống nhà nước”mà thôi.
Vậy Giang Trạch Dân, người đã thông qua mánh lới lọc lừa lãnh đạo VN để đạt được thỏa thuận Thành Đô tai hại kia, giờ đây có còn một chút giá trị nào không? Và như vậy, cái hiệp ước kí với hắn giờ đây có phải chỉ còn là một mớ giấy lộn hay không? Vậy còn tiếc gì mà không vo viên vứt vào sọt rác?
Lúc này nếu VN tuyên hủy thỏa thuận Thành Đô thì liệu phe cánh Tập Cận Bình còn có lý do gì để gây gổ? Hãy tỉnh táo và dũng cảm lên để Nhân dân Việt Nam có dịp ghi nhận sự khôn ngoan và tử tế của những đầy tớ Nhân dân.
Tuyên hủy được thỏa thuân Thành Đô thì chắc chắn những ngày kỉ niệm thiêng liêng trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ được tiến hành trọng thể, xứng với tầm vóc trong lịch sử dân tộc.
Ngày 21-02- 2016
Nguyễn Nguyên Bình
SUY NGẪM SAU NGÀY 17-2 và TRƯỚC NGÀY 18-3-2016
Nguyễn Nguyên Bình
21-2-2016
Nguyễn Nguyên Bình
21-2-2016
Việc dâng hương còn được làm ở cả Đài liệt sĩ đường Bắc Sơn và ở nghĩa trang thành phố (ở xã Tây Tựu), cũng không bị lực lượng nào phá đám. Bất ngờ là còn thấy trên cổng nghĩa trang Tây Tựu có treo sẵn một băng khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng kiểu chính thống với dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh đã xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước”. Không biết băng khẩu hiệu này do cấp xã huyện hay thành phố cho phép treo? Nhưng ai cho treo thì cũng là tốt, cũng là tiến bộ hơn những năm trước và hơn hẳn tình hình trong thành phố Hồ Chi Minh trong cùng ngày.
Về thái độ chuyển biến có vẻ tử tế hơn trước của lãnh đạo và công an thành phố Hà Nội, trên mạng lề dân đã có nhiều người phát biểu cảm tưởng, khen khao, có người thậm chí đã trịnh trọng ngỏ lời “xin gửi đến ông Hoàng Trung Hải, ông Nguyễn Đức Chung lời cảm ơn chân thành…” Thế nhưng, theo tinh thần dân chủ và đứng về góc độ lợi ích dân tộc, có thể phải nói khác chứ? Các ông Hoàng Trung Hải, Nguyễn Đức Chung là ai thế nhỉ? Theo lời Cụ Hồ đã nói thì họ cũng đều là đầy tớ của Nhân dân, vậy các ông ấy đương nhiên phải làm theo ý chí của Nhân dân, người chủ đích thực của đất nước. Các ông ấy có thừa nhận truyền thống yêu nước, và đạo lý ‘uống nước nhớ nguồn’ là tài sản chung quý báu của toàn dân Việt Nam hay không?
Đáng ra, đến những ngày kỉ niệm trọng đại như thế này, các ông ấy phải tự động tổ chức kỉ niệm, phải cử người xứng đáng đi dâng hương dâng hoa tưởng niệm liệt sĩ mới là những người đầy tớ xứng chức chứ? Đành rằng năm nay, những đầy tớ này tiến bộ hơn một chút so với cái hạng đầy tớ mất nết đáng bị trách phạt mấy năm trước đây. Nhưng chỉ mới có động thái ‘ngó lơ’ cho Nhân dân được ‘tự ý’ kỉ niệm, hoặc mới cho treo cái băng khẩu hiệu nhắc đến anh hùng liệt sĩ, thương binh chung chung (chưa phải là đích danh liệt sỹ hi sinh trong chiến tranh chống bọn xâm lược phía bắc trong cuộc chiến 17-2) là còn chưa xứng tầm.
Còn nhân dân, với vị trí một người chủ công bằng và độ lượng, lần này chỉ nên ghi nhận sự tiến bộ nho nhỏ đó của họ là đúng mức. (Và với tinh thần cố gắng khách quan, chưa đi sâu xem xét sự tiến bộ đó là thực lòng hay chưa). Không cần phải “chân thành cảm ơn” Nguyễn Đức Chung, Hoàng Trung Hải. Nhất là đối với Hoàng Trung Hải, từ khi nhậm chức bí thư Thành ủy Hà Nội, đã có lời nói việc làm nào tỏ sự quan tâm đến việc kỉ niệm các ngày trọng đại của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc đâu? Nhân dân hãy chờ đợi một tháng nữa, ngày 18-3 sắp tới là ngày chiến thắng quân xâm lược Trung Quốc, xem những đầy tớ sẽ làm gì? Có tiến bộ thật sự, để xứng tầm với chiến thắng vẻ vang của dân tộc hay không?
Cũng trong dịp này, trong nước còn có những tin đáng buồn, đó là ở TP Hồ Chí Minh, trong ngày 17-2, các đầy tớ đã tỏ ra láo xược, trâng tráo ngăn cản, phá phách cuộc tưởng niệm liệt sĩ. Ở thành phố Đà Lạt thì người ta lại hành xử kiểu dở hơi tâm thần, bắt một người chủ hiệu photocopy cam đoan phải báo công an khi có người đến in tài liệu liên quan đến biển Đông, liên quan đến Trung Quốc. Còn ở Vũng Tàu thì người ta bỏ công đi tìm kiếm để bóc bỏ hết những logo có vẽ hoa sim với dòng chữ 17-2 nhân dân không bao giờ quên…
Sâu xa đằng sau những việc làm của các đầy tớ mất nết ấy là gì? Đầy tớ cấp thấp chỉ biết nói họ làm theo lệnh ‘trên’, mà thậm chí không biết ‘trên’ là ai, ở đâu! Cái đó lâu nay đã thành một căn bệnh mãn tính của đầy tớ, cái bệnh mãn tính ấy có lẽ đã ngấm quá sâu vào trong phủ tạng của các loại đầy tớ mất rồi. Nguyên nhân chắc chắn là do loài virut Hiệp định Thành Đô, xuất hiện từ 26 năm trước hoặc lâu hơn nữa. Nhưng hãy tạm xem xét trong giai đoạn gần nhất cho dễ xử lý đã.
Cái gọi là Hiệp định Thành Đô, cho đến nay, nó vẫn chập chờn như bóng ma trơi trong đời sống chính trị ở nước ta. Đã có một số tài liệu xác định, nó được sinh ra trong một buổi chiều âm u đầu tháng 9 năm 1990, tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc. Có văn bản hẳn hoi, nhưng theo ý TQ, phía VN cũng đồng ý dấu nhẹm không bao giờ công bố (chắc là vì trong đó chứa quá nhiều nội dung ý đồ nham hiểm của Trung Quốc). Ngay trong cuốn sách nổi tiếng, lưu hành ‘không chính thức’ nhưng rất rộng rãi trong dân gian của nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ, cũng không thể tìm thấy văn bản bí mật đó.Và cũng chỉ biết các nhân vật chính tham dự hội nghị: về phía Việt Nam có ông Phạm Văn Đồng, ông Đỗ Mười, ông Nguyễn Văn Linh; về phía Trung Quốc có Giang Trạch Dân, Lý Bằng.
Có điều, tuy không thể nói rõ nội dung văn bản đã kí kết, chỉ được gọi chung chung, đó là thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ Việt Trung, nhưng Thứ trưởng Trần quang Cơ cũng đã cho biết: Chính ông cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói trong hội nghị Bộ chính trị ĐCSVN (tháng 5-1991): “Sau chuyến đi Thành Đô, tôi vẫn ân hận về thái độ của mình”, ông PVĐ còn nói: “ Mình hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết… Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy”.
Hơn thế nữa, bản thân tác giả Trần Quang Cơ đã nhận xét: “Hội đàm Thành Đô tháng 9 – 1990 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, trái lại, nó là một sai lầm hết sưc đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiên quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thỏa thuận như thế sẽ được lòng Bắc Kinh, nhưng trái lại, thỏa thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề CPC và do đó chậm việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta (VN) bị hoen ố”. Ông Trần Quang Cơ cũng nhấn thêm: “Vấn đề không phải chỉ là bình thường hóa quan hệ, mà là phụ thuộc hóa quan hệ!”
Thực tế mấy chục năm qua, cái sự “phụ thuộc hóa quan hệ” đã diễn ra như thế nào, liệu có cần phải nêu dẫn chứng nào khác ngoài vô vàn những sự việc trái khoáy đã diễn ra trước mắt bàn dân thiên hạ, ngay giữa thanh thiên bạch nhật trên khắp cả nước, thậm chí ngay ở trung tâm thủ đô Hà Nội, trước mắt cả bạn bè quốc tế nữa hay không? Đó có phải là sự thể hiện “phong phú và sinh động” tinh thần Thỏa thuận Thành Đô hay không?
Câu hỏi đặt ra là: Đến nay, các “đầy tớ của Nhân dân” đã hiểu hết nỗi đau nỗi nhục của sự phụ thuộc hóa quan hệ và cái dại, cái hớ của Thỏa thuận Thành Đô chưa? Các vị đầy tớ đã muốn tìm cách rũ bỏ cái dại cái hớ của nó chưa? Các vị đã nghĩ ra cách nào để thoát ra khỏi quan hệ phụ thuộc do “thỏa thuận” đó nó tròng vào cổ, vào đầu chưa? Tại sao các vị không hiểu rằng, nếu các vị muốn thì bây giờ chính là thời cơ tốt nhất để tuyên hủy cái Thỏa thuận Thành Đô vừa dại vừa hớ vừa phụ thuộc kia đi.
Chưa kể đến bối cảnh rộng lớn của thế giới ngày nay đang rất bất lợi cho thế lực cầm quyền Đại Hán, cái mặt nạ “trỗi dậy hòa bình” của họ đã bị bóc tuột ra rồi, bọn cầm quyền Đại Hán đang là mục tiêu công kích của dư luận từ Á sang Âu… Chỉ cần nói một việc cụ thể sát sườn, đó là tình trạng thảm hại của nhân vật Giang Trạch Dân: Ai không biết gần đây, cộng đồng quốc tế đã đưa ra được rất nhiều bằng chứng vạch rõ tội ác chống loài người rất ghê tởm của y, đó là việc Giang Trạch Dân và đồng bọn đã mổ cướp nội tạng sống của hai triệu học viên Pháp luân công. Còn đối với ngay chính giới cầm quyền Trung Quốc, Giang Trạch Dân ngày nay cũng chỉ còn là một tên Hán gian, phạm tội “phản nghịch, phản cách mạng, chống đảng, chống nhà nước”mà thôi.
Vậy Giang Trạch Dân, người đã thông qua mánh lới lọc lừa lãnh đạo VN để đạt được thỏa thuận Thành Đô tai hại kia, giờ đây có còn một chút giá trị nào không? Và như vậy, cái hiệp ước kí với hắn giờ đây có phải chỉ còn là một mớ giấy lộn hay không? Vậy còn tiếc gì mà không vo viên vứt vào sọt rác?
Lúc này nếu VN tuyên hủy thỏa thuận Thành Đô thì liệu phe cánh Tập Cận Bình còn có lý do gì để gây gổ? Hãy tỉnh táo và dũng cảm lên để Nhân dân Việt Nam có dịp ghi nhận sự khôn ngoan và tử tế của những đầy tớ Nhân dân.
Tuyên hủy được thỏa thuân Thành Đô thì chắc chắn những ngày kỉ niệm thiêng liêng trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ được tiến hành trọng thể, xứng với tầm vóc trong lịch sử dân tộc.
Ngày 21-02- 2016
Nguyễn Nguyên Bình
Rất cảm ơn tác giả - nhà báo Nguyễn nguyên Bình - đã có bài báo cung cấp nhiều thông tin có giá trị đối với nhiều người Việt nam trong đó có tôi, tuy tìm hiểu không ít các sự kiện sau ngày xa tổ quốc để phục vụ nhiệm vụ quốc tế.
Trả lờiXóaTôi rất tâm đắc ý kiến đề xuất của chị Bình về đề nghị nhà nước ta tuyên bố hủy bỏ hiệp nghị Thành đô do ông Nguyễn văn Linh đả kí với Giang trạch Dân ngày 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành đô. Dũng cảm làm việc này là 1 hành động sửa sai chắc chắn được nhân dân cả nước ghi công.