Nhân vật
Nhà khoa học N. P. G. Hải, 77 tuổi, người tự ứng cử đại biểu Quốc hội
Nữ chủ tịch phường - Chủ tọa hội nghị
Cử tri 1
Cử tri 2
Cử tri 3
Cử tri 4
Phóng viên A
Phóng viên B
Khoảng ba, bốn chục rễ, chuỗi khác.
Kịch một hồi một cảnh, dựa trên một câu chuyện có thật, xảy ra ở Hà Nội, Việt Nam, tháng 4/2011.
Sân khấu bày cảnh trong nhà, giản dị, quê mùa. Nhiều hàng ghế gỗ xếp song song hai bên, chừa một lối đi hẹp, dài khoảng ba mét, dẫn tới bức tường phía trước. Tường treo ảnh một ông cụ già râu tóc bạc phơ, dưới là băng-rôn đỏ chói: “Hội nghị lấy ý kiến tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội”. Dưới nữa là một cái bàn gỗ, trên có micro, lòng thòng dây dợ. Đó là bàn của chủ tọa hội nghị. Cạnh đó, cách ba bước chân, là một bàn gỗ khác, đặt gần cử tọa hơn, dành cho nhà khoa học già. Khoảng ba, bốn chục rễ, chuỗi ngồi các hàng ghế đối diện.
Sân khấu bày cảnh trong nhà, giản dị, quê mùa. Nhiều hàng ghế gỗ xếp song song hai bên, chừa một lối đi hẹp, dài khoảng ba mét, dẫn tới bức tường phía trước. Tường treo ảnh một ông cụ già râu tóc bạc phơ, dưới là băng-rôn đỏ chói: “Hội nghị lấy ý kiến tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội”. Dưới nữa là một cái bàn gỗ, trên có micro, lòng thòng dây dợ. Đó là bàn của chủ tọa hội nghị. Cạnh đó, cách ba bước chân, là một bàn gỗ khác, đặt gần cử tọa hơn, dành cho nhà khoa học già. Khoảng ba, bốn chục rễ, chuỗi ngồi các hàng ghế đối diện.
Bên ngoài, trời mưa như trút nên phải căng thêm bạt làm mái hiên che mưa. Rễ, chuỗi ngồi tràn cả ra vỉa hè, dưới mái hiên này. Cách đó vài bước chân là chỗ gửi xe máy, xe đạp.
Mở màn
Hai phóng viên A và B trùm áo mưa, phi xe máy tới chỗ gửi xe. Cả hai cởi áo mưa, rút chìa khóa xe, lấy vé, đưa tay lau nước trên mặt. Nước mưa rỏ từ tóc xuống cổ, xuống vai, ướt lướt thướt.
Phóng viên B (cáu kỉnh): Ướt sạch cả rồi. Có cái địa chỉ mà cũng nhầm.
Phóng viên A (vẻ nhu mì, hòa hoãn): Chẳng biết thế nào, mình thấy ghi rõ là địa điểm ở đây mà. Vừa nãy gọi, bác ấy bảo đến ngay nhé, bắt đầu rồi.
Phóng viên B: Thôi, vào nhanh kẻo muộn.
Hai phóng viên hối hả đi vào, nhưng phòng đã chật ních, đành đứng ngoài vỉa hè, dưới mái hiên bạt, nhìn vào. Bên trong, không khí đang ồn ào, sôi nổi. Hai phóng viên đảo mắt nhìn.
Phóng viên B (lẩm bẩm): Mẹ, sao toàn đầu bạc với tóc hoa râm thế này? Người trẻ đi đâu cả?
Phóng viên A: Giời ạ. Nói khẽ chứ. Người trẻ đang đứng trông xe ngoài kia chứ đi đâu.
Phóng viên B: À ừ nhỉ. Thế ra cử tri phường này toàn người về hưu à?
Phóng viên A: Đã bảo nói khẽ thôi. Ờ, kể ra hôm nay ở đây già thật. Hôm trước tớ dự phiên ở phường bên kia, thấy nhiều người trẻ hơn. Nhưng mà thôi, im đi, còn nghe.
Hai phóng viên đứng khoanh tay chặt trước ngực, nhìn vào trong phòng hội nghị. Phía trong, người ngồi lố nhố. Nhà khoa học đeo kính trắng co ro. Nữ chủ tọa ngồi bàn có micro, mặt trang điểm đậm, môi mím lại rất cương nghị.
Nữ chủ tọa: Mời các bác các cụ tiếp tục cho ý kiến.
Nữ chủ tọa: Mời các bác các cụ tiếp tục cho ý kiến.
Rễ, chuỗi (lao xao): Ý kiến đi, bà con ý kiến đi.
Nữ chủ tọa: Vầng, xin mời bác Cử tri 1 cho ý kiến ạ.
Cử tri 1: Tôi là tôi xin có ý kiến như thế này. Trước hết là hôm nay, Mặt trận Tổ quốc với Ủy ban Nhân dân phường tổ chức cái hội nghị lấy ý kiến cử tri như thế này, tôi thấy rất là dân chủ, rất đúng tinh thần của Quốc hội ta là phát huy dân chủ, để người dân chọn ra người ưu tú nhất, người có tài có đức, đại diện cho nhân dân. Bầu cử như thế này phải nói là rất dân chủ và cởi mở, tôi rất mừng. Cũng mong là Quốc hội khóa tới tiếp tục phát huy không khí dân chủ và cởi mở của khóa trước. Mong là cử tri chúng ta sẽ sáng suốt chọn ra những người ưu tú nhất, người có tài có đức, đại diện cho nhân dân…
Rễ, chuỗi (lao xao): Nói ngắn thôi, còn về.
Rễ, chuỗi (lao xao): Nói ngắn thôi, còn về.
Phóng viên B (thì thào với phóng viên A): Trông mặt tay này ác nhỉ?
Nữ chủ tọa: Vâng được rồi ạ, do thời gian có hạn, mời bác Cử tri 1 đi thẳng vào vấn đề cho.
Cử tri 1: Vầng. Trước hết tôi khẳng định là hôm nay, Mặt trận Tổ quốc với Ủy ban Nhân dân phường tổ chức cái hội nghị lấy ý kiến cử tri như thế này, tôi thấy rất là dân chủ, rất đúng nguyên tắc, đúng tinh thần là tạo điều kiện cho mọi người có tài có đức được ra ứng cử để phục vụ đất nước…
Rễ, chuỗi (ồ lên): Ngắn thôi ông ơiiiii!
Cử tri 1: Thế cho nên tôi mới nói là phải là người có tài có đức lắm thì mới ra ứng cử để phục vụ đất nước. Bác Hải là nhà khoa học, bác tự ra ứng cử, tôi đánh giá rất là cao tấm lòng của bác. Nhưng mà, bác ạ, tôi cứ là phải nói thẳng. Bác là nhà khoa học, nghiên cứu đông nghiên cứu tây ở đâu chả biết chứ tôi chả thấy bác nghiên cứu gì chuyện xung quanh bác, chuyện phường ta cả.
Phóng viên B (khoái trá): Chếtttt rồiiiiii!
Phóng viên A: Khẽ thôi!
Cử tri 1: Tôi nói bác ấy, nhá, là bác không chịu nghiên cứu gì về phường ta cả. Tôi để ý, theo dõi nhiều rồi, tôi biết. Năm nay là năm 2011, bác về ở phường ta, sống giữa bà con lao động, từ năm 2006 tới giờ. 5 năm rồi, tôi chưa lần nào thấy bác đi họp tổ dân phố cả.
Rễ, chuỗi (ồ lên): Đúng rồi, đúng rồi. Có thấy ông này đi họp bao giờ đâu.
Phóng viên B: Chết thật. 5 năm giời không họp tổ dân phố thật à? Để tôi hỏi… (với Cử tri 2 đứng cạnh) Này anh, bác này lười đi họp tổ dân phố lắm à?
Cử tri 2 (nhìn sang phóng viên B, nghiêm khắc): Cô ở đâu đấy?
Phóng viên B (giật mình, cuống): Em… em ở bên báo…
Một số rễ, chuỗi nãy giờ đứng, ngồi xung quanh cũng quay cả lại.
Cử tri 2 (to tiếng): Báo gì? Báo nào?
Phóng viên A (đỡ lời): Báo Trung ương ạ. Chúng em xuống đây đưa tin về bầu cử Quốc hội.
Cử tri 2 (dịu giọng): À, phóng viên à?
Phóng viên A (với phóng viên B): Thấy chưa? Tớ đã bảo rồi. Đừng có vớ vẩn.
Cử tri 1 (tiếp tục sôi nổi): Đại biểu Quốc hội là phải gần dân, sát dân. Thế mới mong hiểu được nguyện vọng của dân. Tôi chả thấy bác Hải gần dân tí nào. Bao nhiêu năm qua bác chả thèm đi họp tổ dân phố lấy một lần. Chúng tôi kẻ cái băng rôn, viết cái bảng thông báo treo ngay phường, bác cũng chả buồn nhìn. Tôi làm thơ đưa bác, bác cũng chả đọc. Tôi chả tin bác làm đại biểu Quốc hội được đâu. Bác khinh thường dân lắm. Xa dân lắm. Mà đấy là tôi còn chưa nói cái này nữa. Đại biểu Quốc hội, các cụ các bác đây cũng biết rồi đấy ạ, là phải tài phải đức. Bác Hải đây gần 80 tuổi rồi. Tuổi ấy thì, tôi cứ suy từ tôi ra là thấy, bác ạ, chúng mình chỉ nên vui vầy con cháu, chăm sóc gia đình, an hưởng tuổi già thôi, ham hố làm gì. Thôi, tôi cứ xin thành thực nói thế này: Bác Hải ạ, bác nghỉ đi cho rảnh.
Rễ, chuỗi (vỗ tay ầm lên): Đúng rồi. Đúng rồi. Nghỉ đi cho khỏe.
Nhà khoa học: Cho tôi nói một lời…
Nữ chủ tọa: Chưa đến lúc bác nói. Bây giờ là lắng nghe ý kiến cử tri đã.
Nhà khoa học: Cho tôi nói một câu thôi. Tôi muốn nói với bà con đôi lời tâm sự.
Nữ chủ tọa (miễn cưỡng): Thôi được rồi, bác nói đi. Bác nói ngắn thôi đấy nhá.
Một rễ chuyển micro cho nhà khoa học.
Nhà khoa học: Thưa bà con, trước hết cho tôi được bày tỏ lời tri ân, lời cảm ơn chân thành của tôi đến bà con, đã không quản ngại mưa gió một tối như tối nay mà đến đây họp mặt. Điều ấy thể hiện tấm lòng, sự quan tâm to lớn của bà con đến việc tôi đứng ra ứng cử. Tôi cảm động lắm. Thứ hai nữa, tôi xin thành thật nhận khuyết điểm với bà con, nếu có, là trong nhiều năm qua, tôi có những lúc bận bịu việc cơ quan, việc nghiên cứu, mà có thể có gì đó sơ sảy trong quan hệ hàng xóm láng giềng. Nhưng bảo tôi khinh thường, tôi xa dân thì không. Tôi ở đây với bà con, giữa khu lao động này, đã bao nhiêu năm nay. (đặt tay lên ngực, nghẹn giọng) Tôi hiểu bà con, hiểu hoàn cảnh, hiểu đời sống cơ cực của nhiều gia đình. Tôi tha thiết muốn được đứng ra gánh vác nhiệm vụ làm đại biểu Quốc hội, làm người đại diện cho bà con…
Nhà khoa học: Thưa bà con, trước hết cho tôi được bày tỏ lời tri ân, lời cảm ơn chân thành của tôi đến bà con, đã không quản ngại mưa gió một tối như tối nay mà đến đây họp mặt. Điều ấy thể hiện tấm lòng, sự quan tâm to lớn của bà con đến việc tôi đứng ra ứng cử. Tôi cảm động lắm. Thứ hai nữa, tôi xin thành thật nhận khuyết điểm với bà con, nếu có, là trong nhiều năm qua, tôi có những lúc bận bịu việc cơ quan, việc nghiên cứu, mà có thể có gì đó sơ sảy trong quan hệ hàng xóm láng giềng. Nhưng bảo tôi khinh thường, tôi xa dân thì không. Tôi ở đây với bà con, giữa khu lao động này, đã bao nhiêu năm nay. (đặt tay lên ngực, nghẹn giọng) Tôi hiểu bà con, hiểu hoàn cảnh, hiểu đời sống cơ cực của nhiều gia đình. Tôi tha thiết muốn được đứng ra gánh vác nhiệm vụ làm đại biểu Quốc hội, làm người đại diện cho bà con…
Nữ chủ tọa: Này, bác Hải ơi, hết thời gian.
Nhà khoa học: … Tôi sẽ cất lên tiếng nói của bà con, sẽ nói lên những điều bà con mong muốn. Tôi tin là tôi được nhiều hàng xóm láng giềng ủng hộ…
Nữ chủ tọa: Hết giờ rồi bác Hải ơi, bác thôi đi.
Nhà khoa học: Đồng chí để tôi nói hết ý đã. Tôi tin là tôi được nhiều hàng xóm láng giềng ủng hộ… Tôi có nhận được, và mang đến đây một loạt bức thư của những hộ liền kề gia đình tôi, xin được đọc ở đây để các bác các cụ nghe…
Nữ chủ tọa: Bác Hải! Thôi đi.
Nhà khoa học: Đây, thư của anh Hàng xóm 1, anh ấy viết như thế này: “Gia đình tôi ở kế bên nhà bác T. đã nhiều năm nay. Tôi thấy bác T. là người rất tốt, ăn ở với gia đình và hàng xóm đều rất mẫu mực. Trong gia đình, bác là người chồng, người cha tốt. Với hàng xóm láng giềng, bác cư xử hòa thuận…”.
Nữ chủ tọa (đập bàn): Bác Hải! Bác có thôi đi không? Bác có để yên cho chúng tôi làm việc không hả?
Rễ giằng lấy micro từ tay nhà khoa học. Nhà khoa học giữ lại.
Rễ, chuỗi (ồn ào): Thôi, nghỉ đi. Trả micro cho người ta. Nói mãi.
Nhà khoa học (với nữ chủ tọa): Ít ra chị phải để cho tôi nói hết ý đã chứ. Còn đây nữa, thưa bà con, đây là thư của chị Hàng xóm 2, chị ấy viết…
Nhà khoa học: Tôi phản đối. Các vị lên án tôi mà không cho tôi cơ hội được trả lời. Như thế là mất dân chủ.
Nữ chủ tọa: Bác Hải, bác phải hiểu đây là Hội nghị lấy ý kiến cử tri. Cho nên việc của bác là phải lắng nghe cử tri chứ không phải tranh cãi với cử tri. LẮNG---NGHE---CỬ---TRI. Bác hiểu không? LẮNG---NGHE. Bác cứ làm thế là mất điểm với cử tri đấy. Bác hiểu không? Bác lắng nghe đi.
Nhà khoa học (ngồi xuống ghế): Mất dân chủ. Tôi sẽ báo cáo lên Quốc hội.
Rễ, chuỗi: Thôi, thôi, tiếp tục đi, mất thì giờ quá.
Nữ chủ tọa (với cử tọa): Yêu cầu bác Hải bình tĩnh. Bác phải hiểu là bác càng phản ứng thì chỉ càng mất điểm thôi đấy. Mời các cụ các bác cho ý kiến tiếp. Mời bác Cử tri 3.
Cử tri 3: Tôi xin cứ nói ngắn gọn thế này. Bác Hải tự xưng là nhà nghiên cứu. Tôi chả thấy ở đâu có cái chức danh này cả. Nhà nghiên cứu là nghiên cứu cái gì? Làm gì có cái chức danh nào như thế? Mà bác Hải, tôi phải nói là bác Hải rất kiêu ngạo, tự cao tự đại. Bác lại còn định đặt lại tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bác có biết đặt tên nước là việc thiêng liêng thế nào không? Tên nước hàng nghìn đời nay, có muốn đặt lại cũng phải Đảng và Nhà nước mới quyết được, việc trọng đại lắm chứ đùa à mà bác định đặt lại?
Nhà khoa học (đứng phắt dậy, thét lên): Tôi phản đối. Như thế là vu khống!
Nữ chủ tọa (đập bàn): Bác Hải, bác ngồi yên đi. Bác để người dân lên tiếng chứ.
Nhà khoa học: Nhưng bà con không hiểu. Tôi chưa bao giờ đặt lại tên nước cả. Ở đây có sự hiểu lầm…
Nữ chủ tọa: Tôi bảo bác ngồi yên cơ mà?
Nhà khoa học: Những người này là ai? Tôi không biết. Không biết ai trong số họ cả.
Nữ chủ tọa: Cử tri người ta sáng suốt lắm bác ạ. Bác để cho người ta lên tiếng đi. Mời bác Cử tri 3 tiếp tục.
Cử tri 3: Vâng, thì đấy. Tôi chỉ xin nói ngắn gọn là bác Hải rất kiêu ngạo, tự cao tự đại, không gần dân, lại còn cao tuổi nữa thì làm đại biểu Quốc hội làm cái gì?
Rễ, chuỗi (vỗ tay): Đúng rồi, đúng quá đi rồi. Ông Hải nghỉ đi. Già rồi còn đại biểu đại biếc gì.
Phóng viên B (lẩm bẩm): Cái đ. con mẹ, bầu cử hay là đấu tố thế này! (hất mạnh tóc, quệt mũi định tìm cách len về phía bàn chủ tọa) Tớ muốn chửi quá.
Phóng viên A (níu áo phóng viên B): Kiềm chế đi. Đừng nóng.
Phóng viên B: Khác chó gì cải cách ruộng đất ở châu Á thế kỷ 20. Đúng là Việt Nam.
Phóng viên A: Cậu còn nói nữa là lần sau ở nhà đấy nhé.
Nữ chủ tọa: Thưa các bác các cụ, vừa rồi là phần lấy ý kiến cử tri. Sơ bộ cử tri chúng ta đánh giá bác Hải là người nhiệt tình, có tâm huyết. Nhược điểm là bác không gần dân, kiêu ngạo, tự cao tự đại và quá tuổi. Để đảm bảo tính dân chủ của hội nghị, tôi đề nghị chúng ta bỏ phiếu tín nhiệm đối với bác Hải. Các cụ các bác cho ý kiến là ta bỏ phiếu kín hay giơ tay ạ?
Rễ, chuỗi: Giơ tay đi. Giơ tay cho nhanh, còn về.
Nữ chủ tọa: Thôi, để đảm bảo tính khách quan thì tôi xin đề nghị là chúng ta bỏ phiếu kín ạ. Các bác các cụ có nhất trí không ạ? Nếu nhất trí bỏ phiếu kín thì xin giơ tay.
Rễ, chuỗi: Nhất trí.
Nữ chủ tọa: Vầng, thế là nhất trí bỏ phiếu kín. Chúng tôi xin đề cử ba người ở hội đồng kiểm phiếu: Anh H là tổ trưởng, anh I là thư ký, anh K là ủy viên. Ba anh sẽ phát phiếu. Ai không đồng ý bác Hải làm đại biểu Quốc hội thì gạch, ai đồng ý thì không ghi gì cả. Các bác các cụ có nhất trí với thành phần ban kiểm phiếu này không ạ?
Rễ, chuỗi: Nhất trí.
Màn bỏ phiếu kín bắt đầu. Ba người H, I, K phát giấy cho các cử tri, rễ, chuỗi. Hai phóng viên A và B cũng tranh thủ xin hai lá phiếu. Sau chừng 5 phút, ban kiểm phiếu thu lại các phiếu, cho vào thùng mang lên bàn chủ tọa.
Nữ chủ tọa: Bây giờ mời Hội đồng kiểm phiếu sang nhà bên làm việc ạ.
Nữ chủ tọa: Bây giờ mời Hội đồng kiểm phiếu sang nhà bên làm việc ạ.
Cử tri 3: Tôi phản đối. Nhỡ mang sang đấy, khuất mắt trông coi, ba thằng chúng nó thay đổi kết quả thì sao?
Nữ chủ tọa: Bác Cử tri 3 bình tĩnh. Vừa nãy lúc tôi hỏi các bác có nhất trí với thành phần Ban kiểm phiếu không, hội nghị đều nhất trí cả cơ mà. Chúng tôi không có quyền can thiệp vào khâu kiểm phiếu.
Rễ, chuỗi: Thôi, vẽ. Nhanh lên còn về. Mấy ông kia mang phiếu sang bên kia kiểm tra đi.
Cử tri 3 (vùng vằng ngồi xuống ghế): Sai nguyên tắc!
Ban kiểm phiếu bê hòm ra ngoài, vừa đi vừa tủm tỉm cười.
Cử tri 4: Tôi xin phép hội nghị, xin phép các cụ các bác cho tôi được có cái ý kiến. Mặt trận Tổ quốc với Ủy ban Nhân dân phường Chương Dương tổ chức cái hội nghị lấy ý kiến cử tri như thế này, tôi thấy rất là dân chủ, cởi mở. Tôi có viết bài thơ gọi là mừng Quốc hội, mừng bầu cử. Trong lúc chờ ban kiểm phiếu làm việc, xin được đọc để các cụ các bác thưởng thức ạ.
Nữ chủ tọa: Vầng, mời bác.
Cử tri 4 (rút trong túi ra một tờ giấy, đọc):
Khóa này mở hội đăng khoa
Toàn quốc phấn khởi cờ hoa tưng bừng
Ta làm nghĩa vụ công dân
Đi bầu chọn lựa, chớ đừng bàng quan.
Nhân dân hồ hởi hân hoan
Thành công các cấp, ta càng mừng vui
Đi bầu các cụ ta ơi!
Vận động con cháu mọi người cùng đi
Chúc cho tất cả cử tri
Đi bầu đúng hạn, đúng kỳ thành công.
Vần thơ tỏ rõ tấm lòng
Chúng ta xứng đáng con rồng cháu tiên
Dân giàu nước mạnh đi lên
Sánh vai cường quốc, vượt lên hàng đầu.
Xin hết ạ.
Rễ, chuỗi (vỗ tay): Hoan hô, hoan hô…
Nữ chủ tọa: Cảm ơn bác Cử tri 4 đã làm một bài thơ rất xúc động, rất chân thành mừng đón bầu cử Quốc hội. Ban kiểm phiếu vào rồi đây ạ, chúng ta sẽ có kết quả bây giờ…
(dõng dạc đọc) Ủy ban MTTQ phường Chương Dương, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Biên bản kiểm phiếu. Hồi 21h30 ngày… tháng… năm 2011. Địa điểm: Trụ sở phường Chương Dương. Hội nghị cử tri nơi cư trú đã tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm của cử tri đối với ông T, nhà nghiên cứu. Hội nghị đã thống nhất bầu tổ kiểm phiếu gồm các ông H tổ trưởng, ông I thư ký, ông K ủy viên. Hội nghị tiến hành bỏ phiếu kín. Số phiếu phát ra: 100. Số phiếu thu về: 100. Số phiếu hợp lệ: 100. Số phiếu không hợp lệ: 0. Kết quả kiểm phiếu: Ông Hải đã được hội nghị cử tri ở nơi cư trú tín nhiệm với số phiếu 10, tỷ lệ là 10%. Chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh kết quả hội nghị.
Rễ, chuỗi (vỗ tay): 10% à. Ối giời ôi, thế thì có mà… Mất mặt quá ông Hải ơi là ông Hải.
Phóng viên A (kéo tay phóng viên B): Đi về đi. Về ngay.
Phóng viên B: Ừ, về thôi.
Phóng viên A: Không còn gì để nói.
Phóng viên B: Ừ, đứng đây thêm một lúc nữa là mình sẽ văng tục mất. Thôi bọn ta về ăn phở đêm. Tớ biết hàng phở này ngon lắm.
Hai phóng viên đi lấy xe máy. Mọi người cũng tản mát về cả.
Đúng là lưu manh toàn trị.
Trả lờiXóaCộng sản đoạt được quyền lực bằng dối lừa, xảo trá, bạo lực thì chúng cũng phải dùng cách tương tự để giữ quyền lực... Không ai ngây thơ hi vọng vào cái "dân chủ" mà chúng đang rêu rao cả... Nhưng chúng ta xác định ứng cử quốc hội cũng là một cách đấu tranh, vạch mặt chúng... Những người đấu tranh cũng là những người đang tự ứng cử và những người ủng hộ họ bằng mọi hình thức... Từ lâu tôi và gia đình đã gạch chéo vào phiếu bầu cử nhưng với sự trơ trẽn vốn có, khu tôi vẫn có nhiều đứa trúng cử "100%" phiếu bầu...
Trả lờiXóaNhư vậy là từ CẢI CÁCH ĐẾN NAY vẫn thế .
Trả lờiXóaXem xong vở kịch này ra đường chỉ muốn đánh nhau với ai đó.
Trả lờiXóathằng tổ trưởng dân phố đến nhà tôi bảo mời ông ra nhà văn hóa dự buổi hiệp thương bầu cử
Trả lờiXóatôi trả lời: đảng cử dân bầu thì cần gì phải hiệp thương? các ông thích đưa thằng nào vào danh sách thì cứ việc, giở trò bịp bợm ấy ra làm gì.
tổ trưởng dân phố cúi đầu chuồn mât.
(cựu sq,cựu binh diệt Tàu , gia đình ls)