Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

CỰU VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHẢO CỔ HỌC BÀY TRÒ BỊP DÂN

Sẽ tặng ấn Hoàng thành Thăng Long?
 
Zing.vn
12:24 17/02/2016 


Du khách đến Hoàng thành Thăng Long sắp tới có thể được tặng lá ấn từ chiếc ấn quý Sắc mệnh chi bảo do các nhà khảo cổ học tìm thấy sau 700 năm lưu lạc.
.
Ông Tống Trung Tín
Chưa được biết nhiều như lễ khai ấn đền Trần, chiếc ấn Sắc mệnh chi bảo bằng gỗ do các nhà khảo cổ học phát hiện năm 2002 tại khu vực Vườn Hồng, Hoàng thành Thăng Long thuộc loại quý.

Ngoài lễ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế, tiên hiền sáng 16/2 tại Hoàng thành, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức lễ khai ấn nho nhỏ. Bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền của Trung tâm cho biết thời gian tới có thể lấy ý kiến các nhà nghiên cứu về lễ khai ấn tại Hoàng thành Thăng Long.

“Ấn Sắc mệnh chi bảo là ấn của vua, đời vua nào cũng có. Ấn này có nghĩa vua ban mệnh, ban chức tước, công việc cho người giúp vua giúp nước. Sắc mệnh chi bảo bằng gỗ này tính đến thời điểm này là ấn sớm nhất và cổ nhất trong lịch sử ấn chương, ấn tín của Việt Nam”, PGS.TS Tống Trung Tín nói.

Một số nhà nghiên cứu xác định ấn thuộc đời vua Trần Thái Tông. PGS Tín thận trọng hơn, chỉ nói rằng nó được tìm thấy trong lớp văn hóa thời Trần khi khai quật khu vực điện Kính Thiên năm 2012.

GS Hoàng Văn Khoán, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội so sánh chữ nghĩa các thời kỳ, nhất là chữ viết trên đồng tiền đưa ra kết luận: Chữ trên ấn này gần gũi chữ ghi trên tiền thời Trần.

Chiếc ấn “Sắc mệnh chi bảo” bằng gỗ, cổ nhất hiện nay được trưng bày 
tại Hoàng thành Thăng Long.

Về mặt thư pháp cũng như tầng văn hoá phát lộ khiến các nhà nghiên cứu xác nhận ấn thuộc thời Trần. Chiếc ấn này có niên đại 700 năm, chiếc ấn duy nhất được làm bằng gỗ trong các đời vua được nhắc tới trong Đại Việt sử ký toàn thư: Năm 1257 khi vua thống lĩnh quân chống giặc, ấn báu được giấu tại điện Đại Minh quan giữ ấn chỉ đem theo ấn nội mật và chiếc ấn này bị mất. Giấy tờ trong quân không thể thiếu ấn, vua sai thợ khắc gỗ làm ấn.

Có nên thêm một lễ khai ấn nữa tại Hoàng thành?

“Theo tôi rất nên làm với chiếc ấn cổ này. Tuy nhiên làm thế nào, có nên gọi là lễ khai ấn hay không thì các nhà nghiên cứu sẽ phải bàn. Ai cũng muốn đến thắp nén nhang tưởng nhớ liệt đế liệt hậu, chư thần và đem về lá ấn để xây dựng niềm tin lạc quan, hướng thiện thì nên quá đi chứ. Tôi nghĩ rằng làm thế nào phải để việc này diễn ra một cách tự nhiên”, PGS.TS Tống Trung Tín nói.

Câu chuyện phát ấn đền Trần thời gian qua luôn là điểm nóng phức tạp, từ chiếc ấn tưởng nhớ công ơn tiền nhân, cầu may biến tướng ý nghĩa thành thăng quan tiến chức. Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cũng nói, năm nay việc khai ấn chỉ tiến hành nội bộ, tránh phát sinh phức tạp và chờ ý kiến dư luận.

Tuy vậy, Trung tâm cũng nghĩ tới việc tặng lá ấn cho du khách như lộc may đầu năm. Nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ phương án này với quan điểm “để việc này diễn ra tự nhiên với người dân, nhẹ nhàng như đi lễ chùa và được thụ lộc vậy thôi”. 

________

Sắp có lễ khai ấn “Sắc mệnh chi bảo” 
tại Hoàng Thành Thăng Long?

Dân trí 
17.02.2016 

“Sắc mệnh chi bảo” là chiếc ấn do vua Trần Thái Tông cho khắc trong quá trình đi đánh quân xâm lược Nguyên - Mông được tìm thấy tại Hoàng Thành Thăng Long trong cuộc khai quật khảo cổ năm 2012. Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết họ đang xin ý kiến về việc tổ chức khai ấn này hàng năm.

Gần 700 năm nằm sâu dưới lòng đất vẫn nguyên vẹn

Theo PGS.TS Tống Trung Tín thì ấn “Sắc mệnh chi bảo” là ấn của vua, đời vua nào cũng có. Ấn này có nghĩa vua ban mệnh, ban chức tước, công việc cho người giúp vua giúp nước. “Sắc mệnh chi bảo” được làm bằng gỗ này tính đến thời điểm này là ấn sớm nhất và cổ nhất trong lịch sử ấn chương, ấn tín của Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu xác định ấn ở Hoàng Thành Thăng Long hiện nay thuộc đời vua Trần Thái Tông.

Ấn “Sắc mệnh chi bảo” được giới khảo cổ tìm thấy trong một hố khai quật tại nền điện Kính Thiên vào năm 2012 ở địa tầng khảo cổ học thuộc thời Trần. Ấn làm bằng gỗ, khắc 4 chữ “Sắc mệnh chi bảo” này có niên đại khoảng 700 năm.



Ấn "Sắc mệnh chia bảo" tại Hoàng Thành Thăng Long.

Theo giới nghiên cứu, nhiều khả năng đây chính là chiếc ấn gỗ nổi tiếng được Đại Việt Sử ký toàn thư nhắc tới. Cụ thể, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết rằng: "Năm Đinh Tỵ (1257), khi vua thân hành thống lĩnh quân đi chống giặc, quan giữ ấn giấu ấn báu lên rường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy bị mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng chiếc ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ".

Tạm hiểu là vào năm 1257, khi rời Thăng Long cầm quân đi đánh giặc Nguyên Mông, vì việc quân cơ quá gấp rút nên vua Trần Thái Tông đã sai người giấu ấn chính lên rường điện Đại Minh, chỉ mang theo ấn nội mật nhưng không may lại bị thất lạc dọc đường đi. Trước tình thế "nước sôi lửa bỏng" này, vua Trần Thái Tông đành sai khắc gỗ làm ấn để sử dụng tạm thời ngoài trận tiền. Đến khi thắng trận năm 1258, về lại kinh đô thì thu được ấn mất dọc đường và ấn còn giấu được ở điện Đại Minh. Số phận chiếc ấn gỗ không thấy nói đến nữa.

Ấn “Sắc mệnh chi bảo” được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ năm 2012 tại Hoàng Thành Thăng Long còn tương đối nguyên vẹn, được làm từ loại gỗ quý, có màu nâu, còn nguyên thớ gỗ mà không bị mối mọt.

Ấn được khắc nổi theo lối chữ triện, phong cách chữ tương tự chiếc kim ấn Sắc mệnh chi bảo (đời Minh Mệnh) hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Ấn có hình vuông, kích thước mỗi cạnh là 11,5cm, dày 0,5cm. Ấn được tìm cùng một chỗ với nhiều hiện vật khác như tượng đầu rồng, thanh bảo đao cẩn tam khí (nạm vàng, bạc, đồng) và nhiều di vật quý khác.

Sẽ có lễ khai ấn hàng năm?

Trong sự kiện Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị cùng đoàn đại biểu và lãnh đạo nhiều ban ngành dâng hương tại sân điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long vào sáng 16/2, bà Nguyễn Thị Yến - Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết, thời gian tới có thể lấy ý kiến các nhà nghiên cứu về lễ khai ấn “Sắc mệnh chi bảo” tại Hoàng thành Thăng Long. Tuy nhiên, theo bà Yến thì rút kinh nghiệm từ lễ khai ấn đền Trần Nam Định, trước mắt Trung tâm không tổ chức phát ấn ngay mà cần thêm thời gian để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và người dân về lễ khai ấn tại Hoàng Thành Thăng Long.

Theo PGS.TS Tống Trung Tín thì ông ủng hộ việc tổ chức khai ấn hàng năm tại Hoàng Thành Thăng Long. Tuy nhiên làm thế nào, có nên gọi là lễ khai ấn hay không thì các nhà nghiên cứu sẽ phải bàn. “Ai cũng muốn đến thắp nén nhang tưởng nhớ liệt đế liệt hậu, chư thần và đem về lá ấn để xây dựng niềm tin lạc quan, hướng thiện thì nên quá đi chứ. Tôi nghĩ rằng làm thế nào phải để việc này diễn ra một cách tự nhiên”, PGS.TS Tống Trung Tín nói.

Câu chuyện phát ấn đền Trần thời gian qua luôn là điểm nóng phức tạp, từ chiếc ấn tưởng nhớ công ơn tiền nhân, cầu may biến tướng ý nghĩa thành thăng quan tiến chức. Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội cũng nói, năm nay việc khai ấn chỉ tiến hành nội bộ, tránh phát sinh phức tạp và chờ ý kiến dư luận. Tuy vậy Trung tâm cũng nghĩ tới việc tặng lá ấn cho du khách như lộc may đầu năm. Nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ phương án này với quan điểm “để việc này diễn ra tự nhiên với người dân, nhẹ nhàng như đi lễ chùa và được thụ lộc vậy thôi”.

Trước buổi lễ khai ấn sáng 16/2, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế, tiên hiền. Chương trình bao gồm nhiều nghi thức truyền thống như: Rước kiệu, dâng hương, tế lễ. Các nghệ nhân làng Triều Khúc (Tân Triều – Thanh Trì), làng Yên Hòa (Cầu Giấy), làng Sở Thượng (Hoàng Mai), làng Vân Canh (Hoài Đức)… đã cống hiến cho du khách những màn biểu diễn đặc sắc mang giá trị di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội truyền thống.

Lễ dâng hương khai Xuân Bính Thân là hoạt động tâm linh thành kính, hướng về cội nguồn tổ tiên, tôn vinh các giá trị truyền thống của Thăng Long – Hà Nội. Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội có kế hoạch tổ chức lễ dâng hương thành hoạt động văn hóa tâm linh thường niên.

Hà Tùng Long
_____________
.
Xem thêm các tin bài liên quan:

Lần đầu tiên tổ chức khai ấn ở Hoàng thành Thăng Long ...

Sẽ tặng ấn Hoàng thành Thăng Long? - Thời sự - Zing.vn

Sắp có lễ khai ấn “Sắc mệnh chi bảo” tại Hoàng Thành ...

Hoàng Thành Thăng Long sẽ 'xin ý kiến' để tặng ấn đầu năm

Ảnh: Cận cảnh lễ khai ấn tại Hoàng thành Thăng Long - Vtc

Sẽ tặng ấn Hoàng thành Thăng Long? - Google Tin tức

Dấu ấn Hoàng thành Thăng Long - Xưa và nay - BAOMOI ...

Hoàng Thành Thăng Long lần đầu tiên tổ chức khai ấn

Hoàng thành Thăng Long tặng ấn quý khi du khách đến ...

Nên mở lễ khai ấn tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội ...



14 nhận xét :

  1. Không gì bằng thu được tiền,giờ đây mấy vị mang danh trì thức cũng xúm vào làm tiền từ sự me tín dị đoan của người dân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu bán được nên khai ấn hàng quý hay hàng tháng? Thời loạn ấn đến rồi!

      Xóa
  2. Lạ, ấn tín của vua lại làm bằng gỗ? Gỗ quý là gỗ gì? mà 700 năm không mối mọt? Hãy xem các loại di vật bằng gỗ thời Trần có tương đương không sẽ biết. Ngờ là ấn giả quá. Biết đâu cũng chỉ niên đại vua Minh Mạng? Chẳng biết. Còn chuyê nj phát ấn là tào lao. Dần dà, nhu cầu cao, sẽ là bán ấn. Thời đại kim tiền, cái gì cũng buôn bán được tất.

    Trả lờiXóa
  3. Đến các lễ hội văn hóa mà thấy toàn nhũng người vô văn hóa. Đến các lễ hội văn hóa mà như là đi ăn cướp, đánh đấm nhau loạn xạ.
    VN là nước nhiều lễ hội nhất thế giới (trong đó không ít lễ hội vô văn hóa), gây ra bao lãng phí thời gian và tiền bạc của dân và nhà nước. Năng suất lao động đã vào loại thấp nhất khu vực, lại còn chỉ nghĩ đến chuyện ăn chơi. Đúng là thảm họa và đất nước sẽ không bao giờ phát triển được.

    Trả lờiXóa
  4. Ngày hôm qua 17/2 có thấy mấy người nầy thắp hương ở tượng đài Lý Thái Tổ không nhỉ ? Đất nước nầy khốn khổ lắm rồi mấy ông ạ ! Đừng bày thêm trò nữa !

    Trả lờiXóa
  5. Cầm đầu có nhiều hỗn danh và đúng như vậy!? loạn và mạt vận có gì lạ.

    Trả lờiXóa
  6. Thật là khốn nạn! lại âm mưu dở trò bòn mót chút tiền còm của những người dân nghèo khổ không biết bấu víu vào đâu.

    Trả lờiXóa
  7. Kế hoạch lưu manh!

    Trả lờiXóa
  8. Ấn của Vua thật, nhưng hết hạn rồi! Không còn giá trị hành chính nữa thì đóng và phát làm gì? Chúng ta lại trở về cách sống "tà thuật" hay sao đây? Đúng là "thái quá sinh bất cập" là thế ! Cần những cái đầu tỉnh táo và thông minh!

    Trả lờiXóa
  9. Một việc làm chắc hay đây!
    Tôi có ông bạn vừa kể cho hay, năm xưa phát ấn đền Trân Nam Định, cháu ông tham gia chen lấn trong ngày có được 2 cái, đem ra ngoài bán được 200.000 đ/cái. Về khoe 1 ngày làm việc của anh nông phu được 400.000 đ, hiệu quả thật.
    VN ta bi giờ cái gì cũng mua đi bán lại được miên sao có người hay cơ quan lo việc quảng cáo tiếp thị là được.
    Khai ấn, phát ấn một việc làm đua nhau thời vụ, hay gì, chỉ là cứ cái gì đem ra mà thu được tiền là nhất nhất nhât (3 nhất năm xưa).

    Trả lờiXóa
  10. Cứ khoét dần đi mà ăn. Mỗi đồ vật có thời lượng và hạn sử dụng nhất định. Ví dụ một cái khóa và chìa thì mở dược bao nhiêu lần có ghi rõ.
    Vậy đem ấn đóng vào ... để phát cho khách thì bao nhiêu khách được? Thế rồi Di vật sẽ trở thành Dị vật, liệu còn gì thiêng liêng nữa không? Nếu còn và tìm thấy thì đem bán hết đi!
    Vậy nên để vừa có tiền vừa để "bảo tồn" Di vật thì nên làm ngay Dị vật (ấn mới) để phát cho khách. Ai biết đó là thật hay giả mà ngại.Họ chẳng ngại vì thiêng là ở lời "quảng cáo" chứ đâu có thật!

    Trả lờiXóa
  11. Nhảm nhí quá. Nhìn ảnh ông cựu viện trưởng lại nhớ câu " Trông mặt mà bắt hình dong".

    Trả lờiXóa
  12. VIỆC LÀM NHƯ CON BUÔN!

    Trả lờiXóa
  13. Bịa đặt lịch sử để làm tiền.

    Trả lờiXóa