Thông điệp ĐH12: 'Không thể không cải cách!'
TS. Vũ Cao Phan
Nhà nghiên cứu, Đại học Bình Dương
17.01.2016
Hội nghị TW lần thứ 14 của Đảng kết thúc, không ít người nói rằng họ đã thở phào nhẹ nhõm. Người viết những dòng này không có được cảm giác vậy, mà với một đêm ít nhiều trằn trọc.
Đâu thật sự là vấn đề khiến dư luận dành nhiều quan tâm đến các Hội nghị TW cũng như Đại hội 12 của Đảng?
Hội nghị TW lần thứ 14 của Đảng kết thúc, không ít người nói rằng họ đã thở phào nhẹ nhõm. Người viết những dòng này không có được cảm giác vậy, mà với một đêm ít nhiều trằn trọc.
Đâu thật sự là vấn đề khiến dư luận dành nhiều quan tâm đến các Hội nghị TW cũng như Đại hội 12 của Đảng?
Mà đất nước này cần ai. Cần người thật lòng quả cảm, thực trí thực tài, toàn tâm toàn ý vì nhân dân, vì Tổ quốc. Không thấy. Chưa thấy.
TS. Vũ Cao Phan
Tôi đã không chỉ một lần nói rằng ở đất nước mình bây giờ, ai làm Tổng Bí thư, ai làm người đứng đầu Đảng – nghĩa là người thực chất đứng đầu quốc gia theo Điều 4 của Hiến pháp – cũng được.
.
Là bởi vì không có khuôn mặt nào thực sự nổi bật trong số những người đang xếp hàng hay cố gắng chen lên.
.
Đất nước cần ai?
.
Việt Nam cần 'cải cách hơn nữa' và 'thay đổi triệt để', tự làm 'cách mạng' với bản thân
nếu muốn chống tham nhũng thực sự, theo tác giả.
Mà đất nước này cần ai. Cần người thật lòng quả cảm, thực trí thực tài, toàn tâm toàn ý vì nhân dân, vì Tổ quốc. Không thấy. Chưa thấy.
Có một vấn nạn làm đau lòng đất nước, và choán nhiều tâm trí của Đảng suốt nhiều năm qua thì như là bỗng nhiên, đã không dành được mấy sự chú ý của dư luận, ngay ở các Hội nghị TW của Đảng gần đây: câu chuyện tham nhũng và chống tham nhũng.
Vẻ như người ta thối chí rồi. Càng chống, tham nhũng càng dày lên, càng được bao bọc chặt chẽ.
Ông Nguyễn Phú Trọng có thể là một người thật lòng muốn triệt để chống tham nhũng bởi vì ông biết, con trùng này sẽ phá nát Đảng từ bên trong mà không thể biện hộ (đó mới chính là kiểu “tự diễn biến” nguy hiểm nhất).
TS. Vũ Cao Phan
Trong tinh thần ấy, hai thành phố lớn nhất, nhiều vấn đề nhất đất nước tự ra thông báo rằng nơi họ không hề có tham nhũng trong suốt cả năm 2015. Vấn đề không phải là biết tin ai mà là không thể làm được gì.
Ông Nguyễn Phú Trọng có thể là một người thật lòng muốn triệt để chống tham nhũng bởi vì ông biết, con trùng này sẽ phá nát Đảng từ bên trong mà không thể biện hộ (đó mới chính là kiểu “tự diễn biến” nguy hiểm nhất).
Ông Trọng từng có một Hội nghị TW 4 và nhiều lời nói thể hiện sự quyết tâm của mình (ít nhất cũng gấp mươi lần người tiền nhiệm).
Nhưng cũng chỉ dừng lại như vậy, ông cũng chưa thể làm được gì. Ông vướng cơ chế, ông vướng thể chế, ông vướng chính đồng chí của ông.
.
Và ông loay hoay tiến thoái lưỡng nan “sợ làm vỡ bình” (bình nào vậy?).
.
Thông điệp khách quan
Tham nhũng chính là một hình thức của 'tự diễn biến' trong Đảng, và cuộc chiến
Thì đây, cái thông điệp khách quan nhất được rút ra từ những cuộc bỏ phiếu (bỏ phiếu ở các Hội nghị TW và “bỏ phiếu” bởi dư luận) chính là:
Phải cải cách hơn nữa, phải có sự thay đổi triệt để, phải mạnh dạn làm cách mạng chính mình nếu muốn chống được tham nhũng.
Bài học từ những năm tháng đổi mới vừa qua (mà Đảng đang chuẩn bị kỷ niệm) đã chỉ rõ:
.
Tham nhũng chính là một hình thức của 'tự diễn biến' trong Đảng, và cuộc chiến
chống tham nhũng của ĐCSVN đã đang gặp bế tắc lâu nay, theo tác giả.
Thì đây, cái thông điệp khách quan nhất được rút ra từ những cuộc bỏ phiếu (bỏ phiếu ở các Hội nghị TW và “bỏ phiếu” bởi dư luận) chính là:
Phải cải cách hơn nữa, phải có sự thay đổi triệt để, phải mạnh dạn làm cách mạng chính mình nếu muốn chống được tham nhũng.
Bài học từ những năm tháng đổi mới vừa qua (mà Đảng đang chuẩn bị kỷ niệm) đã chỉ rõ:
Người viết không kêu gọi một cuộc đổi tên Đảng, tên nước, cũng không kêu gọi bỏ rơi mục tiêu XHCN nếu những điều này vẫn còn có ích (theo một cách nào đó); nhưng không thể không đòi hỏi phải cải cách, phải đổi mới hơn nữa, phải có một thể chế đủ đảm bảo tuyệt đối: luật pháp đứng trên tất cả.
TS. Vũ Cao Phan
Một thể chế mà đụng chỗ nào tham nhũng chỗ ấy; chỉ một việc không lớn là minh bạch hóa tài sản (một cách thực chất) cũng không làm nổi; chỉ một việc ai cũng mười mươi biết là ở bất cứ nơi nào trên đất nước này người ta cũng phải bỏ vài trăm triệu cho một xuất gõ đầu trẻ.
Biết mà không thể chỉ ra khiến tham nhũng cười ngạo nghễ… thì xin hỏi, có nên tồn tại?
Người viết không kêu gọi một cuộc đổi tên Đảng, tên nước, cũng không kêu gọi bỏ rơi mục tiêu Xã hội chủ nghĩa nếu những điều này vẫn còn có ích (theo một cách nào đó);
Nhưng không thể không đòi hỏi phải cải cách, phải đổi mới hơn nữa, phải có một thể chế đủ đảm bảo tuyệt đối: luật pháp đứng trên tất cả.
Bài viết thể hiện quan văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà quan sát chính trị từ Đại học Bình Dương, gửi đến BBC từ Hà Nội, hưởng ứng Chuyên đề " Viết về Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12". Mời quý vị tham khảo thể lệ gửi bài tại đây. Bài vở, ý kiến cho chuyên mục, diễn đàn này, xin mời quý vị gửi về địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk.
.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét