Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Ninh Hiệp: HƠN 2000 HỌC SINH VẪN BÃI KHÓA GIỮ ĐẤT CÙNG BỐ MẸ

Hơn 2.000 học sinh vẫn nghỉ học 
phản đối xây trung tâm thương mại

Tuổi trẻ
22/12/2015 12:43 GMT+


TTO - Sáng 22-12, các trường tại học xã Ninh Hiệp, H. Gia Lâm, TP Hà Nội vẫn vắng tanh, không có học sinh trong khi các cháu được đưa đến khu bãi xe để phản đối xây trung tâm thương mại.

Cổng trường được yêu cầu mở suốt cả ngày để đón học sinh, 
nhưng không một học sinh nào đến trường vào sáng 22-12

Giải pháp vận động phụ huynh cho con đi học của các trường tiểu học và THCS Ninh Hiệp, TP Hà Nội không đạt được hiệu quả.

Sáng 22-12, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, trên sân các trường chỉ có các thầy, cô giáo, nhân viên, cấp dưỡng tập trung thành từng nhóm, không một bóng dáng học sinh.


Một phụ huynh có mặt trước cổng trường tiểu học cho biết: “Chúng tôi sẽ cho con nghỉ học liên tiếp trong 10 ngày và có thể tiếp tục nghỉ nữa”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Việt Cường, Trưởng phòng GD-ĐT Huyện Gia Lâm - Hà Nội cho biết đã nắm được thông tin về việc học sinh có thể nghỉ học kéo dài.

“Chiều nay phòng GD-ĐT sẽ tiếp tục làm việc với xã và xin ý kiến UBND huyện về việc phối hợp giải quyết. Vì nếu chỉ có giải pháp vận động, tuyên truyền trong tình huống người dân đang bị kích động thì rất khó khăn”, ông Cường nói.

Từ 8g sáng đến hơn 10g ngày 22-12, tại khu vực bãi xe, nơi người dân phản đối việc sử dụng xây trung tâm thương mại, số trẻ em tụ tập đông hơn cả người lớn.

Dường như các gia đình thay vào việc cho con đến trường đã yêu cầu các cháu bé phải tập trung tại khu vực này để gây áp lực thay cho người lớn.

Dù vậy, tại các quán quà vặt, trên đường vẫn có khá nhiều tốp học sinh ăn uống, đi chơi. Một số học sinh lớp chở nhau kẹp ba, bốn trên một xe đi chơi… Một số học sinh tỏ ra thích thú khi được nghỉ học.

Tình trạng này nếu kéo dài, chắc chắn ảnh hưởng tới chất lượng GD. Chưa kể việc học sinh nghỉ học kéo dài, gia đình “tháo khoán” cho trẻ ra đường đi chơi sẽ dẫn tới những việc tiêu cực khác.

Ông Hoàng Việt Cường nói: “Hiện chúng tôi mới đang cố gắng tìm cách để học sinh quay lại trường. Sau đó mới tính đến các giải pháp ổn định nề nếp, dạy bù cho học sinh”.

Trước đó ngày 21-12, tiểu thương ở xã Ninh Hiệp, Gia Lâm Hà Nội đã đồng loạt cho con nghỉ học để phản đối chính quyền cho xây trung tâm thương mại trên bãi giữ xe, vốn là nơi tập kết hàng của chợ đầu mối bán vải lớn nhất Hà Nội.


Những học sinh lớp 5 lớp 6 nghỉ học tập trung cùng bố mẹ, ảnh chụp lúc 9g sáng 22-12

Quang cảnh trong bãi xe, nơi người dân Ninh Hiệp phản đối xây trung tâm thương mại 
vào sáng 22-12 - 2015
Vĩnh Hà
__________
.
Bản tin của VNE:
Thứ ba, 22/12/2015 | 10:24 GMT+7

Ép con nghỉ học để phản đối 
việc thu hồi bãi giữ xe

Không đồng tình với việc thu hồi bãi giữ xe chợ Nành thuộc xã Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), các tiểu thương đã bắt con em nghỉ học để gây áp lực.

2 ngày nay, trường tiểu học, THCS xã Ninh Hiệp vắng lặng, rất ít học sinh đến lớp, dù đang giai đoạn chuẩn bị cho kỳ thi cuối học kỳ 1. Ngoài những em chủ động nghỉ do bố mẹ yêu cầu, một số khác đến trường nhưng bị nhiều người ngăn cản ở cổng, không cho vào bên trong.

"Trường THCS có hơn 900 học sinh thì chỉ 1-2 em tới lớp. Trường tiểu học với hơn 1.600 học sinh cũng chỉ khoảng trăm em đến trường", Phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống thông tin.

Trong khi đó, phía trước trụ sở Công an Bắc Đuống và UBND xã Ninh Hiệp, hàng trăm em nhỏ trong đồng phục học sinh mang theo cờ, loa, chiêng... tụ tập cùng cha mẹ là những tiểu thương chợ Nành.

Lý do phụ huynh đồng loạt cho con nghỉ học là để gây sức ép, buộc nhà chức trách dừng việc thu hồi bãi giữ xe chợ Nành. Trước đó từ ngày 19/12, hàng nghìn tiểu thương đã đóng cửa, ngừng kinh doanh. Hàng trăm người mang theo vật dụng sinh hoạt đến bãi giữ xe ăn ngủ, gây sức ép với chính quyền.




Hàng trăm học sinh của xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) 
tụ tập trước trụ sở đồn Công an Bắc Đuống. Ảnh: Võ Hải.

"Việc người lớn lấy trẻ con ra làm bình phong để gây sức ép với chính quyền là cách hành xử nông nổi và trái pháp luật. Không ai được phép ngăn cản việc học của trẻ. Quyền đến trường của học sinh đã được pháp luật bảo vệ", Phó giám đốc Sở Giáo dục Nguyễn Hiệp Thống nhấn mạnh và cho biết đã yêu cầu Phòng giáo dục và các trường bằng mọi giá phải đưa học sinh trở lại lớp.

Tối 21/12, đích thân Trưởng phòng Giáo dục huyện Gia Lâm, hiệu trưởng hai trường và chủ nhiệm các lớp đã đi vận động, nhưng chưa nhận được sự ủng hộ. "Ngày hôm nay các đơn vị tiếp tục công việc này và chờ sự vào cuộc của chính quyền địa phương, hội khuyến học...", Phó giám đốc Sở Giáo dục nói. 
UBND TP Hà Nội đã đồng ý chủ trương dự án xây dựng các công trình hạ tầng và hạ tầng xã hội tại xã Ninh Hiệp với số tiền 180 tỷ đồng (do một đơn vị tư nhân làm chủ đầu tư). Dự án này xây dựng chợ và khu dịch vụ thương mại tổng hợp trên diện tích khoảng 5.873m2, bãi đỗ xe diện tích khoảng một ha, dự kiến hoàn thành trong năm 2016. Tháng 1/2014, nhằm phản đối dự án này, cả nghìn tiểu thương chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) đã tạm dừng bán hàng để bao vây trụ sở xã và cho con nghỉ học.
Quỳnh Trang - Võ Hải

_____________
.
Video clip: Ngày 21/12/2015, các học sinh Ninh Hiệp nghỉ học, 
đánh trống hô vang "trả đất cho dân".


13 nhận xét :

  1. Không biết ngày mai, kia có đứa trẻ nào bị truy tố về tội gây rối trật tự không? Mong rằng không có.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây cũng là trường học? Mác xim gooc ky chẳng đã nói thế còn gì ?

      Xóa
  2. Cần cảnh giác khả năng các lực lượng Công an kết hợp côn đồ hay giả dạng côn đồ để tấn công các cụ các bà và các cháu trong đêm nay để cướp đất.

    Cần phải có lực lượng trai tráng đứng ở vòng trong với nhữung vũ khí tự vệ phù hợp như cày, cuốc, thuổng, gậy gộc, các khiên tre, rơm, gỗ hay kim loại để thực hiện quyền tự vệ chính đáng bảo vệ cha mẹ vơ con trước sự tấn công đàn áp của bất cứ thế lực nào. Chuẩn bị đèn pin đèn ắc qui đề phòng chúng cho cúp điện để thực hiện việc tấn công đàn áp đồng bào.

    Trả lờiXóa
  3. .....Phó giám đốc Sở Giáo dục Nguyễn Hiệp Thống nhấn mạnh và cho biết đã yêu cầu Phòng giáo dục và các trường bằng mọi giá phải đưa học sinh trở lại lớp.....
    Một mệnh lệnh hành chính vô cảm,ngu dốt ,ép buộc sẽ không bao giờ có kết quả,khi mà phụ huynh đang không đồng tình,chẳng lẽ BẰNG MỌI GIÁ là mang ô tô lùa học sinh đến trường,hay dùng cảnh sát cơ động chống bạo loạn lùa trẻ nhỏ như đã từng làm ở nhiều nơi với các cuộc biểu tình?.Cái gốc của sự việc mà không được lòng dân thì mọi biện pháp dù cứng rắn đến đâu cũng sẽ thất bại

    Trả lờiXóa
  4. "Hoan hô những mầm xanh giữ đất!"Tôi là giáo viên Văn của trường sẽ ra đề văn: Em hãy thuật lại những ngày bãi khóa sục sôi của trường để yêu cầu " Trả đất cho Dân"

    Trả lờiXóa
  5. học mà làm gì khi ở nhà lũ quan tham chúng nó cướp hết đất học để mà suôt đời đi làm thuê cho lũ quan tham nhũng ...

    Trả lờiXóa
  6. những bạn trẻ này là tương lai của đất nước đây,mong rằng các cháu khi lớn lên sẽ hiểu và thương đất nước VN và tiêu diệt bọn quan cướp ngày

    Trả lờiXóa
  7. Đó là một sáng kiến để chống cướp bóc và cường quyền! Sẽ còn nhiều sáng kiến tương tự hoặc hay hơn thế! Khi lòng Dân đã thay đổi, đã ngoảnh mặt, đảng CSVN có bỏ tù hết 90 triệu người dân Việt Nam hay không? Chắc chắn là không!
    Các địa phương trên cả nước hãy noi gương Ninh Hiệp!
    Giữ lấy đất đai mồ mả của cha mẹ mình, ông bà mình, và của Tổ tiên mình! Chúng nó cướp đất để dâng cho Tàu Cộng như đã làm ở Vũng Áng, Hà Tính hay Mý Khê, Đà nẵng...!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng1 phải gọi là một sáng kiến của bà con Ninh hiệp, người VN rất linh động trong các phương thức đấu tranh.

      Xóa
  8. 22:29 bạn nói rất đúng

    Trả lờiXóa
  9. Việc thể hiện ý chí phản kháng
    bằng hành động bãi thị bãi khoá
    đã từng có trong lịch sử chống Pháp của Dân tộc.
    Ở đây không có chuyện vi phạm quyền học tập của trẻ em.
    Mà chỉ có trẻ em cùng cha mẹ
    tự bảo vệ nguồn sống
    bảo vệ quyền mưu cầu hạnh phúc
    và quyền học tập

    Trả lờiXóa
  10. Học tập trong thực tiễn đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình và gia đình mình cũng quí như học tập trên sách vở,điều này là tốt cho các em, các em sẽ trưởng thành từ thực tế và vững bước trong tương lai.

    Trả lờiXóa