Ai đẻ ra các ông sư hư hỏng
Hoàng Xuân
Gửi đến BBC từ Sài Gòn
2 tháng 12 2015
2 tháng 12 2015
Sư Thích Thanh Mão ở Hưng Yên nói 'Thanh niên không uống rượu thì chán lắm'
Ai 'đẻ ra' những ông sư hổ mang?
Tôi trả lời ngay nhé: Chúng ta - những người Việt đang sống trên đất nước này. Chính chúng ta, những người thành kính đi vào chùa rón rén như đi trên thảm thủy tinh. Chúng ta đã là người tạo ra họ.
Tôi chưa sống đủ lâu để so sánh thói quen kính Phật trọng sư của các thời, nhưng nghe các cụ cao niên kể thì chùa ngày xưa đơn sơ thanh tịnh, sư hiền lành giản dị, phật tử cúng dường cũng như chia sẻ đồ ăn thức dùng cho nhà chùa, có gì cúng nấy: nải chuối, bó rau, túi gạo... Không có thì khi rảnh vào chùa làm công quả, lấy phước cho mình.
Sư và phật tử gần gũi như hàng xóm láng giềng, như ông nội ông ngoại, hiền từ, hiểu biết, tự thân làm gương nên khuyên răn điều phải con cháu đều nghe.
Cách đây mấy chục năm, ngôi chùa gần nhà tôi mái ngói nâu thâm rêu, những bức cửa gỗ che mờ mờ không gian thờ cúng bên trong. Sân rất rộng, vài cây bồ đề cổ thụ tỏa mát rượi.
Trẻ con xung quanh vào đó tha hồ chạy nhảy, học bài cả mùa hè. Các bà ni rất hiền, thỉnh thoảng gọi bọn trẻ con lại cho trái cây ăn.
Ngôi chùa in trong tâm trí tôi một vùng an lành suốt thời thơ bé.
Mấy chục năm sau, về nhà, tôi hết hồn. Ngôi chùa cổ kính xưa đâu còn? Một công trường rộn rực đang tới tấp phá bỏ, dựng lên một cung điện vàng son.
Màu sắc tưng bừng phồn thực, tượng Phật ánh vàng lấp lóa, chung quanh đèn led tỏa ra muôn ngọn hào quang. Cổ thụ bị đốn sạch, thay vào những chậu hoa đỏ xanh đủ cỡ.
.
Ngày xưa niềm tin đến từ không gian đình chùa, đền đài cổ kính
Sư Thích Thanh Mão ở chùa Phú Thị xã Mễ Sở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên khoe dàn karaoke 450 triệu đồng "có cả bộ trộn nhạc sàn", khoe uống rượu "nửa lít một bữa nếu ngon ngon miệng và có anh em đông vui", "uống rượu thì sai thật nhưng thanh niên mà không uống rượu thì chán lắm".
Sư Thích Thanh Cường ở Hải Dương khoe điện thoại Vertu, "đập hộp" Iphone 6, mặc quần áo rằn ri cầm súng, hoặc cười phớ lớ bên bàn thức ăn mặn ngồn ngộn...
Tôi không tin họ ngớ ngẩn đến mức không biết đã vi phạm giới răn của Phật. Vậy lý do nào cho họ tự tin, thoải mái làm điều đó trên công luận và mạng xã hội?
.
Niềm tin vô lối
Theo tôi chính là do niềm tin vô lối và sự lạm dụng niềm tin tâm linh đến mức cuồng ngạo của không ít người Việt.
Dán tiền đầy thân Phật, khiêng hàng gánh lễ lạt lên chùa trong đó phải có heo quay vàng ươm, tiền mặt cúng dường hàng bó, phóng sinh thì để nguyên con cá trong túi nilon vứt véo xuống sông hay đánh bẫy những con chim con đang sống tự do về thả ra mong cầu phước.
Ở cấp thấp hơn thì gặp cục đá kỳ lạ cũng khấn vái, thấy con rắn cũng khấn vái, nhìn cái cây cũng khấn vái...
Nhiều người lừa lọc trúng quả, nghĩ đi nghĩ lại cũng run run trong bụng, bèn trích một ít mang vào chùa dập đầu lạy Phật, cúng dường hàng cục tiền, xin sư cầu kinh thắp hương muốn cháy cả cái chùa, xem như đã dàn xếp với lương tâm.
Như thế là hối lộ Phật, cố tìm cách "bịt miệng" Phật, chứ thành tâm nỗi gì?
.
Ngày nay chùa chỉ là phương tiện làm ăn
Mà Phật thì vô sắc tướng, chỉ có những con người bằng xương bằng thịt mặc áo nâu sồng ở chùa là hiển hiện.
Theo tôi chính là do niềm tin vô lối và sự lạm dụng niềm tin tâm linh đến mức cuồng ngạo của không ít người Việt.
Dán tiền đầy thân Phật, khiêng hàng gánh lễ lạt lên chùa trong đó phải có heo quay vàng ươm, tiền mặt cúng dường hàng bó, phóng sinh thì để nguyên con cá trong túi nilon vứt véo xuống sông hay đánh bẫy những con chim con đang sống tự do về thả ra mong cầu phước.
Ở cấp thấp hơn thì gặp cục đá kỳ lạ cũng khấn vái, thấy con rắn cũng khấn vái, nhìn cái cây cũng khấn vái...
Nhiều người lừa lọc trúng quả, nghĩ đi nghĩ lại cũng run run trong bụng, bèn trích một ít mang vào chùa dập đầu lạy Phật, cúng dường hàng cục tiền, xin sư cầu kinh thắp hương muốn cháy cả cái chùa, xem như đã dàn xếp với lương tâm.
Như thế là hối lộ Phật, cố tìm cách "bịt miệng" Phật, chứ thành tâm nỗi gì?
.
Ngày nay chùa chỉ là phương tiện làm ăn
Mà Phật thì vô sắc tướng, chỉ có những con người bằng xương bằng thịt mặc áo nâu sồng ở chùa là hiển hiện.
Trong số người đó, trước của cải vật dụng ngồn ngộn tự dưng hiến đến, sao tránh khỏi có những kẻ nổi lòng tham lam?
Chưa kể đến những kẻ khôn ngoan, tinh vi hơn, chủ động dựng chùa để thu hút bá tánh cúng dường. Chùa với họ chỉ là một phương tiện làm ăn, một "Công ty trách nhiệm hữu hạn" vốn ít mà lời lãi nứt cả tường. Việc ít, đơn giản. Học thuộc vài bài kinh, tập gõ mõ tụng niệm, bịa ra ít truyền thuyết về sự linh thiêng, thế là ung dung ngồi chùa hái tiền.
Một cô bạn tôi kể: Ở làng hồi ấy có anh mang biệt danh Ba Búa. Nghe nickname biết anh không phải hiền lành gì rồi. Ảnh bỏ làng đi ít lâu, ngày nọ về tự dựng nên cái chùa.
Thiên hạ đồn linh thiêng lắm, cúng dường rầm rập. Có chị làng trên thường xuyên đến làm công quả. Rồi một hôm tự dưng thấy sư Ba Búa lại bỏ đi. Chị nọ đến chùa la làng quá trời đất. Té ra đã ôm cái bụng bầu mấy tháng.
Dân Việt Nam mình dễ tin lắm. Cứ thấy chùa là cúng vái bất kể chùa thật hay chùa giả. Ở những nơi xa xôi hẻo lánh có khi càng dễ nữa. Cứ dựng lên một mái chùa, ê a niệm phật, thế nào cũng có người lặn lội mang của đến nuôi.
Những "chùa" này nhiều phần được dựng lên tự phát, không do Giáo hội Phật giáo cấp phép và quản lý.
Vô số chùa giả ở Việt Nam đã từng bị truyền thông phát hiện.
Nhưng bây giờ nhiều người cúng dường nặng tay lắm. Tôi có người bạn từng tu hành ở chùa nọ trước khi đi nước ngoài. Bạn kể có người cúng cả một mảnh đất lớn trên đường đi Đà Lạt: "Có rừng, có suối. Thầy làm am đẹp lắm". Cúng xe hơi là chuyện thường.
Trong câu chuyện với báo Lao động, sư Thích Thanh Mão cũng nhắc đến món cúng dường 10 tỉ mà "anh H. nào đó, Cục phó, hứa cho để xây lại chùa". Chi tiết này không kiểm chứng được, nhưng so với những câu chuyện thực tế tôi biết, nó cũng không khó tin.
Nhưng Phật dạy, việc ác hay lành, gặp điều cầu được hay không là do nhân quả của chính mình. Do những việc chính mình đã làm, gieo lành gặt lành, gieo ác thì gặt ác.
Phật không cân đong vật phẩm người đời mang đi hối lộ, vì với Phật sắc cũng là không. Thích Ca đã từ bỏ cả hoàng cung để đi tìm sự an lạc trong thân tâm thì sá gì mấy con heo quay, mà đem nó lấy lòng ngài cho được?
.
Tầng lớp trên cho con cái đi định cư ở nước ngoài 'để được sống tử tế hơn'
Lý do nào giải thích cho hiện trạng cuồng tín của nhiều người Việt Nam bây giờ?
"Lung lay niềm tin vào xã hội" có vẻ là một câu trả lời chưa hoàn toàn thấu đáo.
Tôi cho rằng chùa, sư ở Việt Nam bây giờ (trong phạm vi những hiện tượng đang đề cập), cũng như những hiện tượng tương tự trong các lĩnh vực khác, chỉ là phản ánh bình thường của một xã hội hỗn độn, quá nhiều dối trá, lừa lọc, vị kỷ và tham lam.
Tách riêng chúng ra thì không thể lý giải và tìm ra nguyên nhân chính xác được.
.
Chọn thái độ nào với chúng?
Khác với thời vượt biên để tìm sự sống trong cái chết, bây giờ nhiều người Việt Nam có công ăn việc làm ổn định, có nhiều tiền, đang sống rất "tầng lớp trên" tại Việt Nam, lại đã và đang ráo riết tìm cách đi định cư ở những nước khác-những nước có nền luật pháp đáng tin cậy hơn, có xã hội trong lành hơn.
"Đi để con mình được sống tử tế", đấy là mục đích và mơ ước của họ.
Với những người ở lại, nhiều khi cách duy nhất để đỡ bị bức xúc, đứt gân máu mà chết, là bưng tai bịt mắt. Mặc kệ sự đời.
Bài thể hiện quan điểm riêng của Hoàng Xuân, một blogger tại Sài Gòn.
.
Khác với thời vượt biên để tìm sự sống trong cái chết, bây giờ nhiều người Việt Nam có công ăn việc làm ổn định, có nhiều tiền, đang sống rất "tầng lớp trên" tại Việt Nam, lại đã và đang ráo riết tìm cách đi định cư ở những nước khác-những nước có nền luật pháp đáng tin cậy hơn, có xã hội trong lành hơn.
"Đi để con mình được sống tử tế", đấy là mục đích và mơ ước của họ.
Với những người ở lại, nhiều khi cách duy nhất để đỡ bị bức xúc, đứt gân máu mà chết, là bưng tai bịt mắt. Mặc kệ sự đời.
Bài thể hiện quan điểm riêng của Hoàng Xuân, một blogger tại Sài Gòn.
.
Sư hư hỏng, học sinh, thanh thiếu niên hư hỏng, "một bộ phận không nhỏ" người VN hư hỏng, thờ ơ với số phận dân tộc, đất nước. Chế độ nào sẽ sản sinh ra con người đó.
Trả lờiXóaHãy học các tỷ phú Mỹ, họ hiến tặng 99% tài sản cho những người khác kém may mắt trên toàn thế giới, cứ nói xã hội Mỹ xấu, giáo dục đạo đức kém nhưng sao người ta có lòng với người có hoàn cảnh khó khăn thế. Tỷ phú của ông chủ FB hiến 45 tỷ USD nếu tính ra tiền Việt; 45 X 22500=1,1 triệu tỷ đồng.
Trả lờiXóaa) 45 tỉ USD =
Xóa1.100.000.000.000.000 Vnđ.
b) Giờ ai nói Mỹ xấu tên đó là "thánh nói láo"!!!
Đem cả tham sân si vào chùa !
Trả lờiXóaMột bộ phận không nhỏ là cán bộ chứ bác 14:45 nếu tính tỉ lệ so với dân chúng thì nó hư hỏng gấp bao nhiêu lần thật đau khổ cho dân tộc việt.
Trả lờiXóaNam mô A Di Đà Phât
Trả lờiXóaGiáo hội Phật giáo TƯ Việt Nam phải chăng đã buông lỏng quản lý việc đào tạo, giáo dục các sư trụ trì các chùa.
Quá nhiều chuyện đau buồn làm nhân dân oán ghét do các sư hổ mang gây nên.
Đó có phải là sự bất cập không ?
Khi giới tu hành đã bị xã hội hóa, dân dã hóa.
Sự thanh tịnh đã mất nhiều khi bị tiền tài, tiện nghi chi phối.
Nam mô A Di Đà Phât.
Đã từ lâu tôi không vào thắp nhang ở các chùa lớn và mới xây nữa, mà tìm về các chùa nhỏ cũ có các sư hiền lành tu thắp nhang và làm công quả. Các nhà chùa phía Nam có nhiều sư lành hơn chùa phía Bắc, có lẽ chùa phía Bắc bị CS làm ảnh hưởng xấu hơn chùa phía Nam!
XóaỞ Tâm mỗi người đều có ông Phật Tâm. Kẻ làm điều ác do tâm bị tham lam, ngu si, tức giận che mờ nên không thấy được các điều tốt lành mà làm, chỉ làm các điều ác thất đức, những kẻ này đang tích góp nhân ác độc vào kho nghiệp chướng cho vị lại. Nhửng kẻ này chắc chắn phải trả theo luật nhân quả.
XóaBài viết chưa chỉ đích danh nguyên nhân làm Phật Giáo VN xuy tàn. Đích danh chính là CNCS. Người CS chỉ chấp nhật chủ nghĩa duy vật, tất cả cái gì thuộc về tâm linh là họ không chấp nhận mà coi đấy là mê tín dị đoan, phải bị diệt trừ. Những năm 80 của thế kỷ trước họ đã đập phá đền chủa, quăng tượng phật đồ thờ cúng xuống ao hồ. Ngày đó tôi đã chứng kiến.Nay họ có cho phép xây chùa dựng tượng Phật nhưng lại không có người thực tu mà trong các chùa đó chỉ có bầy tu quốc doanh, những người này chỉ tu trong hòm công đức, nên mới có nhiều lắm các sư hổ mang như tác giả đã nêu.
XóaTại Phật tử mà ra, Phật tử càng mê tín, mê thầy càng cúng nhiều tiền thì thầy càng oai và rửng mỡ. Tín đồ miền Bắc mê muội chứ không còn là mê tín nữa. Sư các chùa trong Nam mà phạm giới là tín đồ đàn hặc tẩy chay liền. Các thầy TƯ thì mũ ni che tai ... Mạt pháp chứ Phật pháp gì, bị tha hóa hết rồi. Phật cũng khóc ròng.
XóaVâng đúng chính chúng ta và cả chế độ này tạo ra những sản phẩm quái thai đó.
Trả lờiXóaDù gì chúng ta cũng phải cám ơn các Sư Mão, Cường, Thịnh vì dám ăn dám nói, dám làm dám chịu, hơn nhiều cái loại ĂN KO TỪ CÁI GÌ nhưng luôn giảng dậy người.
Trả lờiXóaMấy thằng cha sư hổ mang ni phải đem ra mà băm vằm ra từng mảnh
Trả lờiXóaNhà sư Thích Thanh Quyết còn mong nước ta có quân đội mạnh như Triều Tiên để sức chiến đấu hay đúng hơn là việc chém giết được mạnh hơn thì hết lời để nói rồi.Mô phật là mật phô thì đám ruồi này nhào vô cả đám,ơn đảng ơn CP lắm vì đã xây dựng được một nền đạo pháp cách mạng
Trả lờiXóaHay quá! Đúng như những gì tôi đang muốn nói
Trả lờiXóaKhẩu hiệu " ĐẠO PHÁP - DÂN TỘC - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI " dưới sự điều khiển của Ban Tôn giáo Trung ương kết hợp với sự mê tín dị đoan đến ngu xuẩn của đám tham quan ô lại cùng với đám nhà giàu mới nổi nhờ buôn bán phi pháp và lách luật đã tạo nên và hậu thuẫn LŨ SƯ HỔ MANG và BÁT NHÁO này ! Bọn chúng thi nhau phá hoại những di sản văn hóa và những di tích lịch sử dưới chiêu bài : Nâng cấp, trùng tu đền chùa, đình miếu và hoằng dương Phật pháp, chấn hưng văn hóa Dân tộc ! Bọn chúng biến các nơi tôn nghiêm này thành TRUNG TÂM CHẠY ÁN, RỬA TIỀN và CHUỘC TỘI. Trước sự cám dỗ vật chất quá lớn, quá đa dạng đã làm tha hóa, làm hư hỏng đến mức đồi bại các Tăng, Ni... Đây là một thảm họa đối với Đất nước và Dân tộc .
Trả lờiXóaXin cảm ơn Tác giả Hoàng Xuân và Tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện !
Đức phật khi sinh thời đả thuyết giảng
Trả lờiXóaĐẾN THỜI MẠT PHÁP CHÍNH ĐỆ TỬ CỦA ĐỨC THẾ TÔN SẺ BÁN ĐỨC THẾ TÔN MÀ ĂN
nó chính là thời đại nầy đây đạo pháp ,dân tộc và CNXH !
Một dạng lừa đảo niềm tin, đáng bị xử lý.
Trả lờiXóaChỉ cần đặt ra 4 câu hỏi sau: Những ông sư đó là ai? Từ đâu đến? Thuộc tổ chức nào? Họ muốn gì?. Chỉ cần thế thôi là đã có câu trả lời rồi chứ cần gì nặng lời với nhau.
Trả lờiXóaChính cái thể chế của xã hội này đã đẻ ra các sư hổ mang như vậy. Vì nếu một vị chân tu mà không hợp với chính quyền thì sẽ cho là phản động và bị sách nhiễu. Nhìn vào câu châm ngôn của Phật Giáo Việt Nam thì sẽ rõ "đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Khi tôn giáo không đồng hành với dân tộc mà lại bắt tay với đảng phái thì tự thân tôn giáo đó sẽ tự giệt vong
Trả lờiXóaĐạo pháp cách mạng, đạo pháp XHCN nó phải khác hẳn đạo pháp cổ truyền chứ lị ! Cái gì của cách mạng, của XHCN đều phải khác thường, lộn ngược hết.
Xóasư quốc doanh trụ trì chùa nào đều do hội phật giáo (dưới sự lãnh đạo của đảng )phân công nên sư có bán tượng cổ đồ cổ uống rượu ăn thịt thì dân cũng không có quyền đuổi khỏi chùa của làng mình
Trả lờiXóaQua hàng ngàn năm đồng hành cùng dân Tộc , Phật giáo tại VN, nhất là Phật giáo Bắc Tông , có thời kì thịnh , thời kì suy . Ở những thời kì suy có những vị cao tăng tài cao đức trọng có uy tín lớn lao đứng lên chấn hưng PG và để lại những công trình cho hậu thế . Trong công cuộc chấn hưng tất nhiên phải loại bỏ những thành phần không tốt trong giới tăng ni, làm sạch chùa chiền , khôi phục niềm tin cho khối Phật Tử .
Trả lờiXóaNgày nay tuy có rất nhiều chùa lớn xây mới , nhiều tượng Đức Phật khổng lồ được đặt vào bệ thờ , nhưng dường như mùi tục lụy nặng nề, Đạo Pháp vẫn bị những âm mưu thế tục che khuất , Phật giáo bị lợi dụng vào mục đích chính trị . Tuy Phật giáo được CQ tiếp tay tổ chức có qui củ hơn, Đạo Pháp được giảng dậy trong các trường của Giáo Hội và số tăng ni được đào tạo bài bản hơn . Tuy vậy , vẫn còn thiếu những tấm lòng thành , lắm kẻ mang tham sân si vào chốn tu hành , lợi dụng chùa chiền lén lút biến thành nơi phục vụ lạc thú trần gian ! Vẫn chưa thấy vị đại cao tăng nào xuất hiện , Phật giáo lại rơi vào chia rẽ trầm trọng , Đạo Pháp trong nước nhuốm mầu XHCN !
Giao-hoi Phat-giao' Viet-nam: "Dao-phap' - Dan-toc - Xahoi chu-nghia".
Trả lờiXóa" Cai' nay`" no' sinh ra "cai' kia" !
Cám ơn Hoàng Xuân. Bài viết đầy tâm và tầm.
Trả lờiXóaGiáo dục thì xuống cấp, đạo đức suy đồi....sờ vào cái gì cũng thấy hỏng thấy nát.....Chùa chiền sao thoát ra khỏi bối cảnh chung ấy được....suy cho đến cùng là chế độ xã hội thối nát mà thôi....
Trả lờiXóaTuy vậy cũng phải thấy một điều với bản tính hám lợi, ích kỷ, thiếu tính cộng đồng, khôn vặt...người Việt đã Thần hoá Phật....coi cửa Phật là nơi cầu lợi cầu danh....
Các chùa chỉ nên để 1 hòm để tiền nhang, đèn ngoài sân....cấm tuyệt đối đặt tiền lên ban thờ....để giúp phật tử...trở về với giáo lý của Đức Phật.
NGŨ GIỚI
Trả lờiXóa1. Không được giết hại
2. Không được trộm cướp
3. Không được tà dâm
4. Không được nói sai sự thật
5. Không được uống rượu
Năm giới này không những đưa người mạnh tiến trên đường giải thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, quốc gia, xã hội nữa, Ngũ Giới chính là giềng mối chắc thật tạo hạnh phúc cho cá nhân và đoàn thể, chính là ông thầy ngăn ngừa chúng ta làm điều xằng bậy trong thời mạt pháp. Vì thế, đức Phật Thích Ca đã có lời di chúc khẩn thiết sau đây trước khi Ngài nhập Niết Bàn:
"Sau khi ta diệt độ, các người tu hành phải tôn kính giới luật làm thầy; dầu cho ta còn tại thế để dạy dỗ các người mấy ngàn đời đi nữa, ta cũng không thêm điều nào ngoài giới luật".
NAY CÓ ÔNG MƯỢN HỌ THÍCH Sư Thích Thanh Mão ở Hưng Yên nói 'Thanh niên không uống rượu thì chán lắm' THÌ KHÁC NÀO NÓI NGŨ GIỚI CHÁN LẮM VẬY ?
Hơn 25 tk trước đây Đức Phật đã nhìn thấy rõ 5 mối tội đầu của nhân loại là : giết người, trộm cướp, tà dâm , nói dối và uống rượu . Cho đến ngày nay ngũ giới cũng vẫn còn nguyên giá trị và là nguyên tắc đạo lí cơ bản cho mọi người chứ không riêng gì người theo Phật giáo !
XóaTừ bao giờ quê mình có 1 ngôi chùa nhỏ, mọi người trong làng luôn đến đó với sự tôn nghiêm và không mưu lợi. Thế rồi ông trụ trì mất, một tay buôn bán và giết mổ heo chuyên cân thừa khi mua, cân thiếu khi bán thấy ngon ăn bỏ tiền lo cho chính quyền vào đó làm trụ trì. Kể từ ngày hắn ta làm trụ trì thì tìm cách hạn chế dân làng đến lễ chùa, chỉ tiếp khách phương xa với thái độ niềm nở. Rồi dân làng cũng không ai đến chù nữa mà chỉ thấy 2 vợ chồng hắn và mấy đứa cháu lang bạc về sống cùng.
Trả lờiXóaHãy hỏi Giáo hội và Ban Tôn giáo địa phương vì các nơi này bổ nhiệm trụ trì các chùa.
Trả lờiXóaSư bây giờ tụng kinh niệm Phật thì ít, đi họp thì nhiều nên đạo hạnh bị xã hội hóa chăng?
Trả lờiXóaỞ Gò Vấp SG tôi từng thấy 1 ông sư ngồi ăn hủ tiếu... heo!
Trả lờiXóaPhía trên câu khẩu hiệu "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội" còn có câu " Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm"
Trả lờiXóa