'Hội nghị Diên Hồng'
trước nguy cơ môn Lịch sử bị xoá sổ
21.21 (15.11.2015)
Hàng trăm giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia nghiên cứu Sử học đã phản ứng trước Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới không còn Lịch sử là môn học bắt buộc.
Lịch sử là nội dung giáo dục bắt buộc trong chương trình mới
Hội thảo khoa học "Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông" do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức tổ chức ngày 15/11 đã thu hút sự tham gia của hàng trăm giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử.
GS Phan Huy Lê. Ảnh: HT
Giáo sư Phan Huy Lê cho biết, qua các lần cải cách giáo dục, môn Lịch sử với Tiếng Việt - Văn học, Toán đều được coi là những môn học cơ bản, bắt buộc trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam. Nhưng dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới thì môn Lịch sử lại bị tích hợp vào các môn học khác. Ở lớp 1, 2, 3 là môn "Cuộc sống quanh ta"; lớp 4, 5 là "Tìm hiểu xã hội", THCS là "Khoa học xã hội" và THPT là môn "Công dân với Tổ quốc".
Tích hợp môn Sử ở cấp tiểu học là phù hợp về phương diện khoa học và tâm lý học sinh. Nhưng đến THCS và THPT mà vẫn bị cắt xén, lấy một ít kiến thức tích hợp với các môn khác là không có cơ sở. "Thực chất là xoá bỏ môn lịch sử trong nền giáo dục phổ thông", GS. Phan Huy Lê nói.
Ông cho biết, cấp THPT có môn Lịch sử tự chọn, nhưng với sách giáo khoa và cách dạy, cách học như hiện nay thì sẽ không có nhiều học sinh lựa chọn. Kết quả thi THPT quốc gia vừa qua đã minh chứng điều này.
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, thông tin nói trên đã làm xã hội hết sức kinh ngạc vì nếu môn Sử bị xoá sổ sẽ gây hậu quả to lớn. Một thế hệ trẻ sẽ lớn lên, trở thành những công dân chỉ biết lờ mờ, thậm chí biết sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên, những thành tựu dựng nước và giữ nước của cha ông.
Trên thế giới, hầu hết các nước văn minh đều xem lịch sử là môn cơ bản và bắt buộc trong nền giáo dục quốc dân. "Với yêu cầu của giáo dục phổ thông, môn học nào cũng quan trọng, nhưng xét về chức năng giáo dục thì các môn quốc ngữ, quốc văn, quốc sử và toán học là cơ bản nhất, hay còn gọi là cốt yếu, cốt lõi nhất và đều mang tính bắt buộc", thầy Lê nói.
GS Trần Thị Vinh (Khoa Sử, ĐH Sư phạm Hà Nội) phân tích, về cơ sở khoa học, ba môn Giáo dục đạo đức, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng - An ninh có đối tượng, mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy khác nhau. Lịch sử là môn khoa học cơ bản giúp học sinh thông hiểu những kiến thức lịch sử cốt lõi của nhân loại, dân tộc. Đối tượng là toàn bộ tiến trình phát triển của nhân loại, khu vực, dân tộc. Còn mục tiêu của môn Quốc phòng an ninh là đảm bảo cho học sinh có hiểu biết ban đầu về quốc phòng, an ninh nhân dân, mang tính thực hành cao do tính chất rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật. Còn môn Đạo đức là giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân...
Theo GS Vinh, môn Giáo dục - Quốc phòng An ninh và Đạo đức công dân có thể sử dụng một số kiến thức Lịch sử để đạt được mục tiêu giáo dục, như kiến thức về lịch sử chống giặc ngoại xâm. Nhưng Lịch sử khi được tích hợp sẽ trở thành môn khoa học bản lề, học sinh sẽ nhìn nhận phiến diện lịch sử chỉ bao gồm chiến tranh, cách mạng. Như vậy, hiểu biết của các em về lịch sử sẽ thiếu tính hệ thống, phiến diện.
"Ai sẽ là người dạy môn Công dân với Tổ quốc trong khi các trường đại học sư phạm hiện nay cả trong nước và trên thế giới đều không đào tạo những môn lắp ghép kiến thức như vậy", GS Vinh trăn trở.
PGS Vũ Quang Hiển. Ảnh: HT
PGS Vũ Quang Hiển (Khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh, cắt ghép và xuyên tạc lịch sử vốn là cách làm vủa những người muốn bôi nhọ lịch sử dân tộc và nhân loại. Ngày càng có nhiều công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng làm lung lạc tinh thần thế hệ trẻ Việt Nam bằng cách lắp ghép và xuyên tạc lịch sửu theo một logic chủ quan đã định trước, nhưng lại núp bóng "cách nhìn mới" về lịch sử. Vì vậy, việc giáo dục lịch sử thiếu tính hệ thống và toàn diện sẽ đặt thế hệ trẻ Việt Nam đứng trước hiểm hoạ thấy rõ.
"Nguy cơ lịch sử bị xuyên tạc và lợi dụng là không thể xem thường. Đây là bài toán mà Đảng, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đều phải quan tâm", PGS Hiển nói và băn khoăn, liệu thế hệ trẻ Việt Nam mai sau có biết và tin rằng "Kẻ thù buộc ta ôm cây súng?", có còn phân biệt được đúng - sai, chính nghĩa - gian tà, xâm lược và chống xâm lược? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào thái độ ứng xử của ngành giáo dục với môn Lịch sử.
Cũng nhấn mạnh lịch sử là bất biến, không thể xuyên tạc, Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh (Vụ trưởng Giáo dục Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng vị trí của môn học Lịch sử trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải được đặt đúng tầm quan trọng của nó. Đó là môn học cốt lõi nhất trong các môn học cốt lõi, phải được hệ thống lại, bổ sung cho đủ nội dung, không thể lồng ghép vào một môn học khác.
"Nếu không coi trọng lịch sử, chúng ta sẽ nhận lại hệ luỵ không thể lường trước cho chính chế độ, an nguy của đất nước", ông nhấn mạnh.
Tham dự Hội thảo, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết Bộ rất tôn trọng ý kiến của các chuyên gia sử học. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho biết, vì chưa nghiên cứu kỹ nội dung dự thảo nên một số nội dung các chuyên gia phê phán là "oan cho Bộ". Cụ thể, trong dự thảo đã nói rõ Lịch sử là bắt buộc.
"Nhưng chúng tôi không đồng tình bắt buộc thì phải độc lập, vì đây là hai việc khác nhau. Về phản ánh chưa có tiền lệ tích hợp Lịch sử vào môn học khác, tôi cho rằng không phải cứ có tiền lệ thì mới đổi mới", ông Hiển nói và cho hay dự thảo Bộ đã đưa công khai trên website để tiếp nhận ý kiến công dân nên các giáo viên có thể đóng góp ý kiến.
GS Phan Huy Lê cho biết, Hội thảo đã nhận được hàng trăm ý kiến của các nhà nghiên cứu lịch sử gửi về. Sau khi tổng hợp, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ gửi kiến nghị lên lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bảo vệ môn Lịch sử như một môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp trung học cơ sở đến trung học phổ thông.
Mặc khác, Hội cũng nhất trí kiến nghị Bộ Giáo dục không thể chậm trễ hơn nữa, bổ sung ngay nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không thể chờ đợt đến khi biên soạn lại sách giáo khoa vì phải vài ba năm nữa mới hoàn thành.
Hoàng Thùy
Không có kiến thức về lịch sử thì những lớp người Việt sắp tới sẽ không có khái niệm Tổ Quốc và lòng tự hào dân tộc, đối với họ thì Việt Nam chỉ là cái tên biểu thị một khu vực địa lý. Đây chính là mục đích của những người muốn loại bỏ môn lịch sử trong trường phổ thông.
Trả lờiXóaThế thì học sinh sẽ biết về lịch sử nước ta thông quan lăng kính giáo khoa lịch sử của Trung Quốc!
Trả lờiXóaChắc Bộ GD ăn tiền của bọn tình báo Hoa nam nên mới "quyết liệt" thế chứ?!
Trả lờiXóaNgụy sử, dẹp đi cho học sinh đỡ ngộ nhận
Trả lờiXóaSắp thành tỉnh tự trị của trung cộng thì bỏ sử việt nam học sử tàu là đúng rồi.Vậy là hiệp định thành đô hứa hẹn sẽ hoàn thành vượt kế hoạch rồi.Khốn nạn quá việt nam ơi
Trả lờiXóaBổ sung gì thì bổ sung nhưng bổ sung Hoàng sa Trường sa Gạc ma...là không tuân thủ 16 chữ và 4 tốt , là không đại cục ... , nhá các thầy sử!!!!
Trả lờiXóaDân ta phải biết sử ta !
Trả lờiXóaĐó là dạy làm người đầu tiên trong nhà trường. Một người lớn lên mà không biết lịch sử dân tộc mình thì người đó có còn biết yêu quý và tự hào về nguồn cội của mình không? Có còn lòng yêu nước không? Có còn yêu đồng bào (cùng bọc) mình không? Cái làm người cơ bản và tối thiểu ấy mà còn phải bàn bạc liệu chúng ta có còn là con Lạc cháu Hồng không? Tư tưởng không bắt buộc học sinh học môn Lịch sử là tư tưởng PHẢN ĐỘNG, rắp tâm mưu tính cho người Việt quên đi nguồn cội của mình ! Đây là tội ác lớn có thể xem là tội phản quốc, đầu độc cả dân tộc, hủy hoại quốc gia ? Xin đừng đội lốt học giả hay nhà giáo dục mà mưu toan triệt hạ giống nòi. Chúng ta không chụp mũ nhưng phải điều tra do thế lực nào xíu dục mà đi đến xới lên điều tệ hại này ?
NẾU CẦN CHÚNG TA MỞI CUỘC BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI NGÀNH GIÁO DỤC KHÔNG BẮT BUỘC HỌC SINH HỌC MÔN LỊCH SỬ LÀ PHẢN QUỐC !
Trả lờiXóaKhông rõ từ bao giờ đã nảy nòi ra cái gọi là "tích hợp" trong chương trình dạy học
Trả lờiXóađể chộn lẫn các môn học vào nhau khi mà khoa học ngày càng đi xâu vào các
chuyên ngành riêng rẽ ? Có lẽ nên thay từ '' tích hợp '' bằng từ '' hổ lốn '' cho dễ
hiểu. Nếu tiếc sắc thái Hán Việt ''trang trọng''của từ ''tích hợp '' thì dùng luôn từ ''giao hợp'' và gọi là " chương trình giao hợp'' cũng sáng tạo và ''đổi mới'' có phải không quý vị ?
"tích hợp" là cái quái gì vậy? Tôi tra các tự điển đều không có?
XóaSáng nay vào ăn hàng phở quen, chủ quán hỏi mình hôm nay ngài xơi gì? - Mình bảo tái-chin-mạn-gầu ! Anh chủ quán cười toe toét gọi quân: Cho một "bát tích hợp" nhé !
XóaCả quán cười rú !
Té ra ông chủ quán phở đã hiểu cái "tích hợp " của Bộ GD-ĐT là như thế đấy ?
Sau chuyến viếng thăm VN của 畜物蛡蚚蚲 súc vật Tâp Cận Bình, xứ ta phát sanh một số chuyện lạ, một số vật quái đản,ngoài sư lộ diện của những kẻ bán nước hại dân, còn có bọn "côn đồ văn học", mong xoá bỏ môn lịch sử Việt Nạm, chúng chỉ lo cho bọn hán(g) tổ tiên của chúng. Thảo nào học sinh Việt Nam, không biết Quang Trung Nguyễn Huệ là ai, điều của các cháu học ở trường (?) .Quang Trung Nguyễn Huệ là hai chiến hũu...
Trả lờiXóaLVĐ
Bệnh đã vào đến Lục phủ ngũ tạng rồi đó?
XóaChiến thắng Ngọc Hồi -Đống đa năm ấy, quân ta chia làm hai cánh tiến vào bao vây ! Một cánh do Nguyễn Huệ chỉ Huy, cánh còn lại do Quang Trung trực tiếp cầm quân...
"Thực chất là xoá bỏ môn lịch sử trong nền giáo dục phổ thông"
Trả lờiXóaKhông đúng đâu . Lịch sử đang dạy trong nhà trường đúng là (rất) nhiều tính Đảng nhưng có lẽ Đảng & Chính phủ thấy không đủ . Tích hợp với các môn nêu trên mục đích làm tăng tính Đảng trong môn Lịch sử thôi . Không bỏ môn Lịch Sử (của Đảng) đâu mà các bác lo .
Chuẩn không cần chỉnh.
XóaTừng bước, từng bước xóa nhòa lịch sử 1000 năm đấu tranh chống giặc Hán từ phương Bắc ư? Bọn bán nước này thật coi người VN không ra cái thá gì nữa rồi !
Trả lờiXóaBạn nacdanh 04:59 16.11 nói đúng rồi. Môn Sử tích hợp sẽ vẫn là "nửa cái bánh mì" giống như môn Sử trước nay là "nửa cái bánh mì" có gì phải xoắn.
Trả lờiXóaHãy vạch mặt, chỉ tên những kẻ đang âm mưu xóa bỏ môn lịch sử, để sau này Lịch Sử Sẽ Phán Xét Chúng !
Trả lờiXóaKhông bàn cãi lôi thôi, dứt khoát phải học Lịch sử, phải có môn Lịch sử để học sinh biết veef nguồn gốc lịch sử nước nhà. Lấy trưng cầu dân ý chắc có đến hơn 90% người Việt yêu cầu học môn lịch sử nhưng sách GK phải viết lịch sử nước nhà khách quan và trung thực.
Trả lờiXóaVới những nội dung độc hại,xuyên tạc,bóp méo,giấu nhẹm,bưng bít,bịa đặt trong giáo trình môn sử do đảng "biên soạn" để nhồi sọ học sinh như hiện nay thì thà xoá nó đi còn hơn.
Trả lờiXóaKhốn thay,phần lịch sử bị "biên soạn" đó lại là phần học cuối cấp phổ thông,quan trọng nhất vì tất cả đề thi tốt nghiệp hoặc đại học đều xoay quanh phần này.
Có nhiều cách để dạy lịch sử cho con cháu,nhưng phải từ những tài liệu đáng tin cậy hơn.
Còn mớ thuốc độc đó thì nên dẹp quách đi.
Xóa sổ môn sử là muốn xóa nước Việt. Hãy về xóa gia phả, đem gia phả của mình đốt đi trước khi muốn xóa môn sử. Còn không có Hội nghị Diên Hồng môn sử, Hội nghị Diên Hồng dùng vào việc khác.
Trả lờiXóaCác ngài mang tiếng là GS, sử gia, nhà sử học ... oai phong lẫm lẫm, được mang cái danh hiệu sướng quá mà để cho chúng mặc tình thao túng việc chép sử, xây dựng giáo trình môn sử tụng ca nhàm chán, một chiều sáo rỗng. Học sinh chán ngấy giờ Bộ bỏ, động chạm trực tiếp nên các ngài giẫy lên. Bao nhiêu lâu nay các ngài làm gì ??!
Trả lờiXóaXóa sổ môn LS là một tội ác. Tội ác là vì không cho học sinh và về sau là nhân dân biết diễn biến lịch sử của dân tộc: ai là bạn ai là thù trong quá khứ đê mà biết phân biệt đối xử.
Trả lờiXóanếu bỏ thì bỏ môn lịch sử đảng
Trả lờiXóaRất chính xác
XóaOK !
XóaHoa Kỳ là một Hợp chủng quốc non trẻ nhưng lịch sử Mỹ là một phần kiểm tra để có được công nhận là công dân Hoa Kỳ hay không.Nước Mỹ là một quốc gia tiên tiến hùng mạnh còn làm thế,tại sao VN là một đất nước có bề dày lịch sử lại đối xử với môn Sử như vậy.Thảo nào mà có câu"VN là một quốc gia không chịu phát triển"
Trả lờiXóaMuốn tiêu diệt một dân tộc, cách đơn giản nhất là " Đốt lịch sử " dân tộc đó . Muốn thuận lợi cho việc xóa tên một quốc gia, cách ưu việt nhất là " Đập nát nền Giáo dục " của quốc gia đó. Không phải dễ dàng mà có được một thế hệ đặt đồng tiền, chức vụ lên trên mọi đạo đức, truyền thống tôt đẹp của cha ông.Không phải bao giờ cũng có cơ hội chỉ đạo người nắm quyền lực bán nước của họ dễ dàng như hiện nay. Không phải dùng đến bất kỳ một sức mạnh hữu hình hay vô hình nào !
Trả lờiXóađúng
XóaKhông thể có một lịch sử trung thực để học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa đâu.
Trả lờiXóa