Cảnh sát Pháp đang giúp đỡ một người bị thương trong vụ tấn công
tại phòng hòa nhạc Bataclan - Ảnh: Reuters
tại phòng hòa nhạc Bataclan - Ảnh: Reuters
Paris bị tấn công, ít nhất 158 người chết
Thứ Sáu ngày 13 đẫm máu ở Paris
Hỏa hoạn kinh hoàng bùng phát tại trại tị nạn Jungle gần cảng Calais của Pháp chỉ vài giờ sau vụ khủng bố đẫm máu nhằm vào thủ đô Paris đêm 13-11 khiến hơn 150 người thiệt mạng. - Theo tin của Người lao động.
Phạm Cao Phong
Ngày 13.11.2015 được xem là ngày đẫm máu nhất đối với nước Pháp.
Một tiếng nổ rất lớn gần sân vận động Stade de France tại vùng St. Denis ngoại ô phía đông Paris nơi tôi tới để chụp hình đưa tin về trận đấu giao hữu giữa đội tuyển quốc gia Pháp và đội tuyển Đức diễn ra được 16 phút. Sau đó 5 phút lại một vụ nổ nữa cũng ngay gần tại sân vận động.
Tổng thống Pháp cũng đến xem trận đấu đã được các cận vệ di tản tuy trận đấu vẫn diễn ra bình thường.
Tôi thấy sau đó khán giả được mời xuống mặt sân trong khi cảnh sát kiểm tra những trạm metro và RER trước khi giải tỏa từng nhóm nhỏ khỏi khu vực St.Denis.
Đây là lần đầu tiên những nhóm tấn công sử dụng biện pháp đánh bom tự sát trên lãnh thổ Pháp.
Đồng thời phối hợp với hành động khủng bố này còn có một loạt vụ xả súng tại Paris trong những quán bar, nhà hát của thủ đô Paris, đến 7 địa điểm khác nhau và sử dụng cả biện pháp bắt giữ con tin.
Lúc đó là khoảng 21 giờ 20 phút tại các địa điểm quận 10 và 11 gần rue Bichat, boulevard Voltaire, bệnh viện st- Louis, rue de Charonne, rue Beaumarchais, rue Faidherbe.
Tin tức đầu tiên đã cho những con số nạn nhân rất lớn. 41 người chết trong những vụ xả súng và 60 người bị thương, chưa kể hơn hàng chục người bị bắn chết tại nhà hát Bataclan.
Tạm kết luận là tổ chức khủng bố nhắm mục đích giết tối đa người dân vô tội để gây tình trạng hoảng loạn cao nhất trong dân chúng và tuyên bố tình trạng chiến tranh với nền dân chủ Pháp.
Mặc dù không có lệnh giới nghiêm nhưng Bộ Nội Vụ Pháp đưa lời khuyên người dân không nên ra khỏi nhà và nước Pháp tuyên bố đóng cửa biên giới.
Mức độ nghiêm trọng cao nhất alpha trên bậc thang báo động được chính Tổng thống Pháp loan báo trên vô tuyến truyền hình lúc 23h50.
Tổng thống François Holland cũng sẽ không trở lại Malta để tiếp tục tham dự Thượng đỉnh G20 do mức độ nghiêm trọng của tình hình.
Cuộc vận động bầu cử cấp vùng cũng dự tính hủy bỏ. Ngày thứ bảy 14.12 các buổi trình diễn nghệ thuật, trường học và các tụ điểm giải trí tạm thời đóng cửa. 1500 cảnh sát được huy động để kiểm soát tình hình.
.
Sau vụ máy bay Nga rơi trên bán đảo Sinai ở Ai Cập mà IS nhận trách nhiệm, nước Pháp đã gián tiếp nhận được lời cảnh báo khủng bố vì nước Pháp cũng tham chiến tại Syria.
Tuy nhiên những biện pháp đảm bảo an ninh cũng như những nguồn tin tình báo đã không tỏ ra hữu hiệu nhằm ngăn chặn cuộc tắm máu.
Chính tại nhà hát Bataclan vào tháng Tám vừa qua cảnh sát đã giữ một thanh niên đã từng tham chiến tại Syria có hành vi đáng ngờ, tuy nhiên sau 72 giờ thẩm vấn đã lại thả ra.
Vào lúc gần 2 giờ sáng thứ Bảy, Tổng thống Pháp đã đến hiện trường nhà hát Bataclan ngay sau vụ thảm sát kết thúc và lên án hành động dã man này và nói đây thật sự là một thảm họa.
Hai tay súng đã kích hoạt thắt lưng cài chất nổ tại hai tiệm ăn nhanh McDonald's và Quick trên đường Jules Rimet và Plande de St. Denis. Năm người thiệt mạng ngay tại chỗ, 11 người bị thương nặng và 39 người bị thương nhẹ.
Sự việc nghiêm trọng nhất diễn ra tại nhà hát Bataclan, khi những tay súng bắn thẳng vào những người đang xem buổi trình diễn hoà nhạc của nhóm nhạc rock Eagles of Death Metal, nhiều nhân chứng sống sót kể lại là người những người nằm dưới nền nhà do hoảng sợ cũng bị giết.
Vào lúc 0.30 lực lượng đặc nhiệm Pháp tấn công vào Bataclan giải thoát con tin và bắn hạ 3 tay súng.
Đây được coi là thử thách rất nghiêm trọng về an ninh vì sắp tới nước Pháp sẽ tổ chức hội nghị COP 21 quy tụ 115 nguyên thủ quốc gia, 10.000 đại biểu và 30.000 tổ chức đến Paris hội đàm về biến đổi khí hậu.
________________
Lửa ngùn ngụt thiêu đốt trại tị nạn
sau khủng bố ở Paris
Người lao động
14/11/2015 12:34
Người lao động
14/11/2015 12:34
(NLĐO)- Hỏa hoạn kinh hoàng bùng phát tại trại tị nạn Jungle gần cảng Calais của Pháp chỉ vài giờ sau vụ khủng bố đẫm máu nhằm vào thủ đô Paris đêm 13-11 khiến hơn 150 người thiệt mạng.
Phó thị trưởng Calais – ông Phillipe Mignonet cho biết giới chức thành phố đang nỗ lực hết mình để khống chế trận hỏa hoạn.
Hiện trường vụ hỏa hoạn. Ảnh: Twitter
“Hỏa hoạn xảy ra trong khu vực lên tới 10 ngàn mét vuông. Chúng tôi chưa xác định được nguyên nhân” – ông Phillipe Mignonet nói – “Lực lượng cứu hộ đang chiến đấu hết mình để chống lại ngọn lửa nhưng gió lớn đang cản trở nghiêm trọng công tác dập lửa”.
Cảnh tượng tại hiện trường cực kỳ hỗn loạn khi người tị nạn trong trại tìm cách thoát khỏi hiện trường. Hiện chưa rõ con số thương vong của vụ hỏa hoạn.
“Chúng tôi vẫn chưa biết con số thương vong bởi lực lượng cứu hộ chưa thể vào sát bên trong hiện trường do lửa bốc cháy quá dữ dội. Gió lớn kèm theo khí gas được sử dụng làm nhiên liệu trong trại khiến tình hình càng thêm nguy hiểm” – ông Mignonet cho biết thêm.
Hiện đang nổi lên những suy đoán cho rằng trại tị nạn này bị phóng hỏa để trả đũa cho hàng loạt vụ khủng bố vừa xảy ra ở Paris. Tuy nhiên, ông Mignonet bác bỏ suy đoán vội vàng này.
“Đây là hai vụ việc hoàn toàn không liên quan. Lửa ở trại tị nạn không hề có dính líu gì với các cuộc tấn công trong đêm ở Paris” – vị lãnh đạo này nhấn mạnh.
Trong những tuần qua, trại tị nạn này đang trở thành một điểm nóng vì cuộc đụng độ của người nhập cư với lực lượng thực thi pháp luật. Đây vốn là ngôi nhà tạm của hàng ngàn người tìm kiếm tị nạn từ Trung Đông và châu Phi.
Linh San (Theo RT)
.
Thương quá những người tỵ nạn ! Thân phận hẩm hưu lại càng hẩm hưu nữa sao?
Trả lờiXóaTrong khả năng của mình những người đến Pháp (hay Đức …) tỵ nạn cũng như những người theo đạo Hồi ở Pháp chớ chọn biện pháp im lặng (không ủng hộ nhưng cũng không phản đối những kẻ khủng bố) phải chứng tỏ mình cũng sẵn sàng bảo vệ nước Pháp và chống lại bạo lực, khủng bố của bất kỳ ai, dù nhân danh đạo nào, tôn giáo nào thì cũng chả có lí do đặc biệt sợ nhân dân các nước đó đối xử ngược đãi với mình.
XóaTin hiện tại từ Viện công tố Pháp: ít nhất 129 người thiệt mạng!
Trả lờiXóadân tỵ nạn sao không vào VN vào TQ vào bắc hàn đất nước này đều có chính trị ổn định mà lại vào những nước có chế độ đa đảng mà theo cách tuyên truyền thì không ổn định về chính trị
Trả lờiXóaMột phút mặc niệm cho những người bị hại,
Trả lờiXóaChia buồn với nước Pháp.