Sự trắng trợn của chương trình
“Tôn vinh Nghệ nhân văn hoá dân gian”
Dân trí
Thứ Sáu, 27/11/2015 - 11:02
Tễu Blog: Nhờ các bác kiểm tra giúp xem ông Hoàng Chương có phải là giáo sư thật, đã được phong, hay là giáo sư rởm. Nhà báo Kiều Mai Sơn cho biết: "Tôi tra trong cuốn Giáo sư Việt Nam, do Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước xuất bản thì ko có tên ông nào là Hoàng Chương".Một công ty tư nhân tại Hà Nội đã lấy danh nghĩa của Bộ VH,TT&DL, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa tôn giáo Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc để tổ chức chương trình “Tôn vinh Nghệ nhân văn hoá dân gian” khiến cả nghệ nhân lẫn cơ quan quản lý văn hoá một phen hoảng hốt.
“Tài trợ” 30 triệu đến 1 tỷ mới được nhận bằng
Sự việc được phát hiện khi cách đây không lâu một số thành viên của diễn đàn Đạo Mẫu Việt Nam đưa lên trang Facebook thắc mắc vì lần đầu tiên thấy một chương trình “Tôn vinh Nghệ nhân văn hóa dân gian” đầy lạ lùng và khó hiểu.
Theo đó, trung tuần tháng 8 vừa qua, một số cá nhân và doanh nghiệp bỗng nhiên nhận được hồ sơ hoặc mail do Công ty CP Truyền thông - DV Truyền hình (địa chỉ ở số 1, ngõ 91, đường Nguyễn Khang, P. Yên Hoà, Q. Cầu Giấy, Hà Nội) gửi. Hồ sơ gồm đơn đăng ký tham dự chương trình Nghệ nhân văn hóa dân gian, cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp cống hiến vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
Đơn đăng ký mà BTC chương trình gửi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nhân,
doanh nghiệp... đề nghị tự nguyện tài trợ.
Đơn đăng ký này đề nghị người đăng ký hỗ trợ (tài trợ) hoạt động quảng bá - truyền thông cho chương trình với mức tối thiểu 30 triệu đồng và mức tối đa là 1 tỷ. Nếu các cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp... nào hỗ trợ (tài trợ) số tiền trên sẽ được tặng bằng Nghệ nhân văn hóa dân gian hoặc bằng Chứng nhận vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa di sản dân tộc, được báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong phủ chủ tịch. Chương trình vinh danh và trao bằng sẽ được diễn ra vào 29/11 tới đây tại Phủ Chủ tịch nước.
Kèm theo hồ sơ còn có hình ảnh 2 mẫu dự kiến “Bằng chứng nhận Nghệ nhân văn hóa dân gian” và “Bằng chứng nhận có đóng góp vì sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc”. Trong bằng, đề rõ 3 đơn vị tham gia trao tặng bằng là: Bộ VH,TT&DL, Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa tôn giáo Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc.
Điều đáng nói là một “bằng chứng nhận” cấp nhà nước mà quốc huy lại là một hình thù kỳ lạ không giống quốc huy thường thấy trên các mẫu bằng do Nhà nước ban hành. Ngoài ra, cách trình bày trên bằng cũng bị sai về mặt văn bản hành chính.
Làm giảm uy tín của cơ quan quản lý văn hoá, gây phản cảm
Ngay khi thông tin này được các thành viên trong cộng đồng Đạo Mẫu Việt Nam gửi đến PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội di sản văn hóa Việt Nam thì ông đã ngay lập tức liên lạc với ông Trần Khánh Dư - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn văn hóa tôn giáo (Đơn vị thành viên của Hội di sản văn hóa Việt Nam và là đơn vị có tên trong tấm bằng dự kiến) thì bản thân ông Dư cũng không hề hay biết gì về chương trình này.
GS Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam cho biết Ban tổ chức Chương trình này có mời Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam do ông làm Giám đốc đứng ra bảo trợ và đóng góp bằng việc tặng bằng khen động viên tinh thần. Ngoài ra, cá nhân GS Hoàng Chương không biết gì thêm.
Thư ngỏ chương trình gửi cho các cá nhân và tổ chức.
Tuy nhiên, dưới góc độ là Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội di sản văn hóa Việt Nam, PGS.TS Đỗ Văn Trụ chia sẻ với Dân Trí rằng, đây là một chương trình không đúng đắn vì đơn vị này không có thẩm quyền phong tặng hay vinh danh nghệ nhân hoặc thực hiện các công việc tương tự.
Theo PGS Trụ, đơn vị có thẩm quyền phải là Bộ VH,TT&DL và trong đợt rồi Bộ cũng đã tổ chức trao bằng “Nghệ nhân ưu tú” cho một số nghệ nhân. Tiếp đến, PGS Trụ cho rằng đơn vị này không đàng hoàng khi lấy danh nghĩa của Bộ VH,TT&DL, Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa tôn giáo Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc để phong tặng (vinh danh) nghệ nhân mà lại “vòi tiền” gây hoang mang cho nhiều cá nhân và tổ chức, làm giảm uy tín của các cơ quan trên, gây phản cảm. PGS Trụ nhấn mạnh, ngay cả Hội di sản văn hóa Việt Nam thì cũng chỉ được phép làm những gì theo đúng điều lệ mà Nhà nước cho phép.
Cuối cùng, PGS Trụ cho rằng việc làm của đơn vị này không đúng pháp luật nhưng may là chưa triển khai nên đã ngăn chặn được kịp thời. Tuy nhiên, thông qua sự việc này phải đưa ra một sự cảnh báo và chấn chỉnh để hoạt động quản lý – bảo tồn di sản văn hóa không bị lợi dụng.
Chỉ nhắc nhở và chấn chỉnh, không phạt
Ông Vũ Xuân Thành - Chánh Thanh tra Bộ VH,TT&DL cũng chia sẻ vớiDân trí rằng, ông cảm thấy hài hước khi nắm được thông tin về chương trình này. Ông không nghĩ một doanh nghiệp tư nhân lại táo bạo tới mức nghĩ ra những điều to tát mà xưa nay chỉ cấp Bộ, cấp Nhà nước mới có thẩm quyền thực hiện.
Theo ông Thành sau khi nắm được thông tin, Thanh tra Bộ VH,TT&DL đã chỉ đạo chấm dứt việc này. Ngày 26/11, Thanh tra Bộ cũng đã có báo cáo cụ thể gửi lên Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và có công văn chỉ đạo cho các đơn vị liên quan để chấn chỉnh vụ việc. Báo cáo ghi rõ: “Qua thông tin phản ánh trên một số trang mạng xã hội và Facebook có đăng tải thông tin, ảnh việc cấp Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian” giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo. Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiểm tra thông tin trên các mạng xã hội và nhận thấy:
Có văn bản của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam do Giáo sư Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm ký ngày 01 tháng 7 năm 2015 gửi các cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp.
Mẫu bằng chứng nhận in trên tờ rơi mà đơn vị tổ chức chương trình gửi cho các nghệ nhân.
Thông báo gửi Nghệ nhân dân gian ưu tú chương trình “Vinh danh nghệ nhân văn hóa dân gian” do Bộ VH,TT&DL tổ chức nhằm tôn vinh những cá nhân, tập thể có những đóng góp lớn lao trong bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Chương trình dự kiến tổ chức vào ngày 29/11/2015, buổi vinh danh được báo cáo trực tiếp tại Phủ Chủ tịch.
Thư chào mừng của đồng chí Thứ trưởng Vương Duy Biên với nội dung: Đánh giá cao sáng kiến tổ chức chương trình vinh danh “Nghệ nhân văn hóa dân gian” tôn vinh “cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp cống hiến vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc”... Với ý nghĩa đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chào mừng và ủng hộ chủ trương tổ chức vinh danh “Nghệ nhân văn hóa dân gian” tôn vinh “cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp cống hiến vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc”.
Ảnh mẫu Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian” có Quốc huy trên mẫu Bằng chứng nhận được thiết kế khác lạ không đúng với Quốc huy, rất phản cảm.
Việc vinh danh và cấp Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian” của các đơn vị trên là không đúng thẩm quyền. Bộ VH,TT&DL chưa có văn bản nào chỉ đạo các Cục, Vụ chuyên môn để phối hợp tổ chức chương trình vinh danh nêu trên. Việc đưa tên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian” là để đánh lừa các tổ chức, đơn vị và cá nhân tham gia sự kiện vinh danh này.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Trụ, Phó chủ tịch Thường trực Hội Di sản văn hóa Việt Nam xác nhận Hội Di sản văn hóa Việt Nam có Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo. Ông Trần Khánh Dư, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo khẳng định hoàn toàn không biết việc phối hợp tổ chức vinh danh này.
Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Bộ trưởng và đề nghị Bộ có văn bản yêu cầu Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam dừng việc vinh danh “Nghệ nhân văn hóa dân gian” của Trung tâm tổ chức”.
Trao đổi thêm, ông Vũ Xuân Thành cho biết, vì chương trình chưa diễn ra nên chưa cấu thành hành vi để thông qua đó mà xử phạt theo luật. Tuy nhiên, sau khi gửi công văn chỉ đạo, nếu đơn vị này không có động thái chấm dứt thì Thanh tra Bộ sẽ có biện pháp xử lý.
Hà Tùng Long
Có gì là lạ đâu ? thời buổi kim tiền mà ! đây là biểu hiện rõ nhất của cái bọn vô liêm sỉ chúng không có cải gì là không dám làm kể cả những việc làm nhục quốc thể như thế
Trả lờiXóaNhững tấm bằng dổm của thời đại không có gì là quang minh .
Trả lờiXóaở VN có nhiều kiểu chết nhiều kiểu làm tiền
Trả lờiXóaKhối trường hợp vừa vinh danh xong đã phải tra tay vào còng số 8. Chỉ giỏi phô trương hình thức và thủ đoạn moi tiền.
Trả lờiXóaMột xã hội bat nháo !
Trả lờiXóa