Bà Aung Sang Suu Kyi đã lãnh đạo đảng NLD tới thắng lợi 'áp đảo' lịch sử
tại cuộc bầu cử tự do 2015 ở Myanmar.
Myanmar thành công vì dám 'thoát Trung'?
BBC
BBC
Myanmar chuyển đổi thành công vì đã 'kiên quyết thoát Trung', theo ý kiến của nhà bình luận và quan sát từ Hà Nội.
Trao đổi tại Bàn Tròn Thứ Năm tuần này của BBC với chủ đề 'Bầu cử Myanmar 2015 và bài học với Việt Nam', nhà báo tự do Trần Tiến Đức nói:
"Sở dĩ Myanmar có thể đạt được những bước tiến trong quá trình dân chủ hóa là vì họ đã thoát Trung, họ đã kiên quyết thoát Trung và điều đó không diễn ra ở Hà Nội...
"Vì chuyến thăm vừa rồi của Tập Cận Bình (Chủ tịch Trung Quốc) cho thấy rằng một bộ phận trong giới cầm quyền của Hà Nội vẫn còn cứ mong chờ vào sự hợp tác và sự thiện chí của Trung Hoa lục địa, Trung Hoa Cộng sản.
"Nhưng tôi nghĩ rằng không biết thực tâm họ có nghĩ thế không, nhưng thái độ của người dân Việt Nam thì hoàn toàn không đồng tình với điều đó."
Nhà báo Trần Tiến Đức cho rằng Myanmar đã 'thành công' vì 'kiên quyết thoát Trung'.
Phát biểu của ông Trần Tiến Đức, được đưa ra bình luận ý kiến của một cựu Đại sứ Việt Nam tại Myanmar.
'Cực kỳ nguy hiểm'
Hôm thứ Ba, ông Chu Công Phùng, nói với BBC vì sao chính quyền do phe quân sự nắm chấp nhận thất bại và sẽ chuyển giao chính quyền cho phe dân sự, mà không lựa chọn cách dựa vào nước ngoài để 'níu kéo quyền lực.'
"Họ hiểu rằng uy tín của họ đã xuống rồi, các biện pháp làm của họ đã hết sức rồi, bây giờ tốt nhất là để cho một Đảng khác lãnh đạo đi, rồi mình tự kiểm điểm, tự phản biện, để 5 năm sau, ta lại tính chuyện là giành lại chính quyền, cũng như các nước khác có hai đảng đối lập.
"Thế còn bây giờ lựa chọn con đường mà ngả theo nước ngoài, ví dụ như ngả theo Trung Quốc, để mà giữ quyền thì là điều cực kỳ nguy hiểm. Trong khi đó, trong mấy năm vừa rồi, Myanmar đã thực hiện một số động tác có tính chất dần dần tách khỏi quỹ đạo thân Trung Quốc trước đây...
"Đối với Trung Quốc là họ tương đối rõ ràng. Cho nên trở lại câu hỏi bảo rằng bây giờ dựa vào Trung Quốc để giữ quyền lãnh đạo thì đó là một sai lầm ai cũng biết, mà không thể dựa được.
"Xin nói thêm là Trung Quốc hiện nay là một nước lớn cô đơn, không có bạn bè chiến lược, không có bạn thân, mà toàn có những mối bạn bè dùng tiền đi mua chuộc thôi."
"Tình hình thực tế ở Myanmar cho thấy rằng là hiện nay xu hướng của người dân người ta mong muốn cái gì? Mong muốn cởi mở hơn về chính trị, phát triển hơn về kinh tế và dân chủ hơn nữa về chính trị, xã hội...", cựu Đại sứ nói với BBC hôm 11/11.
Hôm thứ Ba, ông Chu Công Phùng, nói với BBC vì sao chính quyền do phe quân sự nắm chấp nhận thất bại và sẽ chuyển giao chính quyền cho phe dân sự, mà không lựa chọn cách dựa vào nước ngoài để 'níu kéo quyền lực.'
"Họ hiểu rằng uy tín của họ đã xuống rồi, các biện pháp làm của họ đã hết sức rồi, bây giờ tốt nhất là để cho một Đảng khác lãnh đạo đi, rồi mình tự kiểm điểm, tự phản biện, để 5 năm sau, ta lại tính chuyện là giành lại chính quyền, cũng như các nước khác có hai đảng đối lập.
"Thế còn bây giờ lựa chọn con đường mà ngả theo nước ngoài, ví dụ như ngả theo Trung Quốc, để mà giữ quyền thì là điều cực kỳ nguy hiểm. Trong khi đó, trong mấy năm vừa rồi, Myanmar đã thực hiện một số động tác có tính chất dần dần tách khỏi quỹ đạo thân Trung Quốc trước đây...
"Đối với Trung Quốc là họ tương đối rõ ràng. Cho nên trở lại câu hỏi bảo rằng bây giờ dựa vào Trung Quốc để giữ quyền lãnh đạo thì đó là một sai lầm ai cũng biết, mà không thể dựa được.
"Xin nói thêm là Trung Quốc hiện nay là một nước lớn cô đơn, không có bạn bè chiến lược, không có bạn thân, mà toàn có những mối bạn bè dùng tiền đi mua chuộc thôi."
"Tình hình thực tế ở Myanmar cho thấy rằng là hiện nay xu hướng của người dân người ta mong muốn cái gì? Mong muốn cởi mở hơn về chính trị, phát triển hơn về kinh tế và dân chủ hơn nữa về chính trị, xã hội...", cựu Đại sứ nói với BBC hôm 11/11.
Ít nhất một thập kỷ?
Từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cũng bình luận về ý kiến của cựu quan chức ngoại giao này.
Ông nói: "Ông Chu Công Phùng nói Trung Quốc là một nước lớn cô đơn, đúng nhưng mà không đầy đủ. Trung Quốc không cô đơn đâu.
"Tại vì Trung Quốc có Hà Nội, Trung Quốc có Việt Nam và phải nói là có một trường phái 'thân Trung' ở Hà Nội vẫn luôn trung thành với Trung Quốc.
"Tôi cho điều đó sẽ diễn ra và ít nhất là một thập kỷ tới và đó là một mối nguy hại đối với Việt Nam."
Từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore (ISEAS), chia sẻ với Tọa đàm, TS. Hà Hoàng Hợpnói:
"Tôi đánh giá cao ý kiến của Đại sứ Chu Công Phùng và của các anh (khách mời Tọa đàm BBC) và tôi thấy rằng sự liên hệ giữa chuyện đang xảy ra ở Myanmar khá là gần gũi với Việt Nam.
"Thực sự, nếu mà nhìn lại thì ngay từ những năm 1996, 1997 cho tới 2001, từ Việt Nam cũng đã có những nhà lãnh đạo, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm đến chính trị của Myanmar.
TS. Hà Hoàng Hợp cho rằng 'chuyển biến' đang xảy ra ở Myanmar 'khá gần gũi' với VN.
"Theo tôi biết, lúc đó có Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã bàn cùng một số người khác, trong đó có Chủ tịch nước Lê Đức Anh, để thăm Myanmar để có cuộc gặp gỡ rất thú vị với những người lãnh đạo của Myanmar lúc bấy giờ là ông Thống chế Than Shwe.
"Và họ có nói với nhau rất nhiều những việc là làm sau có thể trao đổi những kinh nghiệm để tiến lên cho cả hai bên. Rất tiếc là những trao đổi như thế sau này nó có bị ít đi và kết quả không được rõ lắm.
"Nhưng bây giờ với một cuộc bầu cử, với thắng lợi của NLD (Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ) như thế thì tôi rất hy vọng rằng từ Hà Nội, cũng như từ trên toàn Việt Nam sẽ gợi lại được một cảm hứng mà có từ trước," TS Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp của ISEAS, nói.
Có thể đảo ngược?
Nếu phe quân sự cảm thấy sự an toàn và an ninh của họ sẽ bị đe dọa, khi đó sẽ có khả năng họ sẽ có các vấn đề với chính phủ. Điều đó có nghĩa là phe quân sự có thể sẽ không giữ im lặngTin Htar Swe, Trưởng ban Myanmar của BBC
Hôm thứ Năm, bà Tin Htar Swe, Trưởng ban Myanmar của BBC bình luận với bàn tròn về khả năng có thể đảo ngược lại hay không của tiến trình dân chủ và chuyển giao quyền lực ở Myanmar.
Bà Swe nói: "Quá trình chuyển giao chưa xảy ra, chúng tôi hy vọng quyền lực sẽ được chuyển giao trong vài tháng tới. Theo Hiến pháp, việc chuyển giao sẽ diễn ra trong vòng 5 tháng tới.
"Liệu quá trình này có thể không đảo ngược được hay không?
"Tất cả phụ thuộc vào đảng của bà Aung Sang Suu Kyi và phe quân sự có thể tìm được một nền tảng chung.
"Nếu họ tìm được điều đó, nếu họ có thể hợp tác với nhau được, khi đó chính quyền dân sự sẽ ổn định.
"Và chính phủ sẽ có thể có được đầy đủ 5 năm nhiệm kỳ của Quốc hội.
"Nếu phe quân sự và chính quyền dân sự không thể làm việc được với nhau, điều tôi muốn nói là nếu phe quân sự cảm thấy sự an toàn và an ninh của họ sẽ bị đe dọa, khi đó sẽ có khả năng họ sẽ có các vấn đề với chính phủ.
"Điều đó có nghĩa là phe quân sự có thể sẽ không giữ im lặng," bà Tin Htar Swe nói với tọa đàm của BBC Việt ngữ.
Quý vị có thể theo dõi toàn văn nội dung Bàn Tròn Thứ Năm về Myanmar và Bài học với Việt Nam tại đây và bài viết có liên quan tới cuộc Tọa đàm này tại đây.
Nếu phe quân sự cảm thấy sự an toàn và an ninh của họ sẽ bị đe dọa, khi đó sẽ có khả năng họ sẽ có các vấn đề với chính phủ. Điều đó có nghĩa là phe quân sự có thể sẽ không giữ im lặngTin Htar Swe, Trưởng ban Myanmar của BBC
Hôm thứ Năm, bà Tin Htar Swe, Trưởng ban Myanmar của BBC bình luận với bàn tròn về khả năng có thể đảo ngược lại hay không của tiến trình dân chủ và chuyển giao quyền lực ở Myanmar.
Bà Swe nói: "Quá trình chuyển giao chưa xảy ra, chúng tôi hy vọng quyền lực sẽ được chuyển giao trong vài tháng tới. Theo Hiến pháp, việc chuyển giao sẽ diễn ra trong vòng 5 tháng tới.
"Liệu quá trình này có thể không đảo ngược được hay không?
"Tất cả phụ thuộc vào đảng của bà Aung Sang Suu Kyi và phe quân sự có thể tìm được một nền tảng chung.
Quá trình dân chủ hóa của Myanmar có thể đảo ngược hay không đều tùy thuộc vào khả năng hợp tác giữa hai phe dân sự và quân sự, theo bà Tin Htar Swe.
"Nếu họ tìm được điều đó, nếu họ có thể hợp tác với nhau được, khi đó chính quyền dân sự sẽ ổn định.
"Và chính phủ sẽ có thể có được đầy đủ 5 năm nhiệm kỳ của Quốc hội.
"Nếu phe quân sự và chính quyền dân sự không thể làm việc được với nhau, điều tôi muốn nói là nếu phe quân sự cảm thấy sự an toàn và an ninh của họ sẽ bị đe dọa, khi đó sẽ có khả năng họ sẽ có các vấn đề với chính phủ.
"Điều đó có nghĩa là phe quân sự có thể sẽ không giữ im lặng," bà Tin Htar Swe nói với tọa đàm của BBC Việt ngữ.
Quý vị có thể theo dõi toàn văn nội dung Bàn Tròn Thứ Năm về Myanmar và Bài học với Việt Nam tại đây và bài viết có liên quan tới cuộc Tọa đàm này tại đây.
Cứ nhìn lại Ls VN , những thời kì lệ thuộc hay nô lệ Bắc Triều là thời kì đen tối nhất . Cuối thời Nguyễn vua quan triều đình cũng nhờ tới nhà Thanh . Rút cục nước vẫn mất vào tay Thực Dân . Thời tiền khởi nghĩa 1945, các đảng phái cũng cậy nhờ Trung Hoa như QDĐ và ngay cả VM cũng nhờ TQ . Kết quả đất nước bị phân hóa cùng cực cho tới ngày nay . Anh em trong nhà , đồng bào giết nhau . Chưa bao giờ nhờ cậy Bắc phương mà VN khá lên được . Vì không bao giờ BK muốn VN độc lập, thống nhất và giàu mạnh . VN độc lập, giàu mạnh luôn là mũi nhọn đâm vào Trung Quốc . Chỉ có độc lập, tự chủ hoàn toàn thoát lệ thuộc TQ , Đại Việt mới khá lên được !
Trả lờiXóaKhông có ý thức hệ cộng sản ( tuy độc tài ) + sáng suốt nhận ra bản chất tàu cộng + có một nhân vật đối lập quá giỏi ( bà Aung Sang Suu Kyi ) + có một "Gorbachyov" ( ông Thein Sein ) = thành công hiện tại. Ngoài ra phải kể đến sự tác động của Mỹ và phương Tây.
Trả lờiXóaNgười Myanmar ăn cái gạo gì mà họ khôn thế nhỉ? TQ bao vây như thế mà thoát Trung ngon ơ !
Trả lờiXóa