Bức tranh Cuộc tử vì đạo của cha Augustin Schoeffler Đông tại Sơn Tây ngày 1.05.1851.
Nguyễn Khắc Bình
Trong số các di vật trưng bày tại Phòng tưởng niệm những người tử vì đạo (La Salle des Martyrs du Séminaire des Missions étrangères de Paris) đặc biệt đáng chú ý là 14 bức hoạ mô tả cảnh hành quyết các thánh tử vì đạo tại Việt Nam trong những năm từ 1833 tới 1852. Hầu hết các bức hoạ này là do các hoạ sĩ bản xứ vẽ hoặc bản sao tác phẩm của họ.
Các bức hoạ đều có kích thước khá lớn (từ 89 x 129.5 cm tới 180.4 x 196.5 cm), được vẽ bằng 4 màu tự nhiên đỏ, vàng, lam và nâu (ngoài màu đen) trên giấy bồi lên canvas mỏng. Màu tự nhiên vốn được các nghệ nhân làng Hồ chiết từ sỏi son hay hoa hiên (đỏ), hoa hòe (vàng), lá chàm (lam, chàm), than lá tre (đen). Các bức hoạ đều không đề tên tác giả và năm hoàn thành, song phong cách khác nhau cho thấy chúng được vẽ bởi nhiều hoạ sĩ. Các bức hoạ này đều được vẽ theo những luật viễn cận nhất định như viễn cận song song, viễn cận quân sự hay viễn cận kỵ sĩ, viễn cận điểu khám, và viễn cận tuyến tính.
Bức tranh Cuộc tử vì đạo của cha Augustin Schoeffler Đông tại Sơn Tây ngày 1.05.1851. (Khổ 89 x 129.5 cm ) là một trong bộ 14 bức tranh nói trên.
Thành cổ Sơn Tây giờ được trưng bày một lô máy bay thải ở đâu về, nhìn mà thấy xót xa !
Trả lờiXóaThành Cổ Sơn Tây , Thành Cổ Hà Đông . Những cái địa danh thân thương tưởng chừng bất tử . Những cái tên lịch sử , những cái tên văn học . Vậy mà nó bị tích hợp vào Hà Nội như môn học Lịch Sử bị tích hợp vào các môn học lạ hoắc . Những cái quí giá của VN bây giờ phiêu bạt nơi chân trời góc biển ! Bao giờ châu về Hợp Phố ?
Trả lờiXóaTôi cũng từng viếng nơi này . Nơi chứa những kỉ vật hàng trăm năm , có đôi dép cói của vị linh mục thừa sai người Pháp từng sử dụng, mà có thể tồn tại hàng thế kỉ được trang trọng trưng bầy trong tủ kính cho khách thập phương đến chiêm bái ! Thật lắm điều kì diệu !