Từ cái chết của em Đỗ Đăng Dư và hai luật sư bị đánh:
Hành xử của Công an Hà Nội nói lên điều gì?
Hành xử của Công an Hà Nội nói lên điều gì?
- Phần I
Blog RFA
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Thu, 11/12/2015 - 01:56 — nguyenhuuvinh
Một cái chết oan khuất và sự lúng túng của Công an Hà Nội
Có lẽ, cái chết của Đỗ Đăng Dư, một trẻ vị thành niên 17 tuổi do bị đánh chết sẽ không ồn ào và không tạo nên nhiều hệ quả như thời gian vừa qua, nếu cái chết của em không phải ở trong đồn Công an.
Câu chuyện bắt nguồn từ việc em này đã trộm số tiền 1,8 triệu đồng bị bắt và đã trả lại. Nhưng em vẫn bị Công an Chương Mỹ bắt đi giam cầm và kết quả là cái chết khuất tất trong nơi tạm giam. Vụ bắt bớ này, theo các luật sư, thì Công an đã vi phạm nguyên tắc tố tụng hình sự khi bắt giữ trẻ em vị thành niên mà không đúng với các quy định pháp luật.
.
Blog RFA
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Thu, 11/12/2015 - 01:56 — nguyenhuuvinh
Một cái chết oan khuất và sự lúng túng của Công an Hà Nội
Có lẽ, cái chết của Đỗ Đăng Dư, một trẻ vị thành niên 17 tuổi do bị đánh chết sẽ không ồn ào và không tạo nên nhiều hệ quả như thời gian vừa qua, nếu cái chết của em không phải ở trong đồn Công an.
Câu chuyện bắt nguồn từ việc em này đã trộm số tiền 1,8 triệu đồng bị bắt và đã trả lại. Nhưng em vẫn bị Công an Chương Mỹ bắt đi giam cầm và kết quả là cái chết khuất tất trong nơi tạm giam. Vụ bắt bớ này, theo các luật sư, thì Công an đã vi phạm nguyên tắc tố tụng hình sự khi bắt giữ trẻ em vị thành niên mà không đúng với các quy định pháp luật.
.
Điều cần nói ở đây, không chỉ là việc bắt bớ có nhiều vấn đề khuất tất mà sau khi em bị đánh trọng thương, cũng như sau khi đưa em đến bệnh viện và chết, nhiều động tác của Công an Hà Nội cũng như hệ thống báo chí, truyền thông không kịp thời nắm bắt, điều tra... đã bộc lộ những điều không thể không nghi ngờ.
Việc giam giữ trẻ vị thành niên một thời gian dài trong trại, mà bà mẹ chỉ nghĩ rằng em bị giữ mấy ngày rồi sẽ về, không hề biết con mình được đối xử thế nào, cũng như sau khi bị đánh trọng thương đưa đến bệnh viện, vẫn bị canh giữ bằng công an các loại. Người nhà cũng bị hạn chế không được vào chăm sóc cho em những ngày cuối đời. Điều này không chỉ nói lên việc vi phạm pháp luật về tố tụng, mà còn nói lên tình người và đạo đức thông thường của lực lượng công an như thế nào trước một mạng người. (Hình: Đỗ Đăng Dư chết sau khi vào nơi tạm giữ)
Không chỉ vậy, khi mạng xã hội đưa tin liên tục và làm nóng các diễn đàn trong và ngoài nước, các báo chí trong nước im bặt. Chỉ đến khi, tờ báo của ngành công an đưa bản tin, như bản kết tội người đã chết, thì các báo chí khác mới đua nhau... chép lại.
Cái lý do đưa ra từ phía công an là em bị dánh bởi một phạm nhân vị thành niên đã khó đứng vững trước nghi ngờ của dư luận xã hội. Bởi trong mấy ngày khi dư luận nóng lên đến mức độ căng thẳng, phía công an gần như im hơi lặng tiếng, chỉ lo canh giác người nhà và những người quan tâm. Và, ngay cả nếu em Dư có bị đánh chết bởi phạm nhân trong trại tạm giam, thì vẫn là trách nhiệm của ngành Công an về cái chết này.
Vì sao dư luận bức xúc?
Một người "tự tử bằng treo cổ" ở tư thế ngồi trên mặt đất
.
.
Sở dĩ cái chết của em được chú ý nhiều trên mạng xã hội và sau đó là trên các phương tiện truyền thông nhà nước, bởi những vụ chết trong đồn Công an Việt Nam ngày càng nhiều và ngày càng có lắm khuất tất. Bởi theo giải thích của ngành công an thì đã có rất nhiều người "đến đồn công an để tự tử" (!). (Hình: Một người "tự tử bằng treo cổ" ở tư thế ngồi trên mặt đất)
Thậm chí, báo chí còn phải kêu lên rằng: "Dễ như treo cổ trong đồn Công an". Ở đó, người ta thống kê mấy vụ nổi bật như " Ngày 20.12, anh H. có dấu hiệu sử dụng ma túy bị công an phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An bắt về trụ sở. Sáng hôm sau, cán bộ phát hiện anh H. treo cổ bằng thắt lưng của mình.
Ngày 15.2.2012, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cũng ra kết luận về cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt, một thủ kho tại công ty Kumho đóng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, cái chết của anh Nhựt là do treo cổ tự tử chết trong trụ sở công an.
.
Thậm chí, báo chí còn phải kêu lên rằng: "Dễ như treo cổ trong đồn Công an". Ở đó, người ta thống kê mấy vụ nổi bật như " Ngày 20.12, anh H. có dấu hiệu sử dụng ma túy bị công an phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An bắt về trụ sở. Sáng hôm sau, cán bộ phát hiện anh H. treo cổ bằng thắt lưng của mình.
Ngày 15.2.2012, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cũng ra kết luận về cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt, một thủ kho tại công ty Kumho đóng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, cái chết của anh Nhựt là do treo cổ tự tử chết trong trụ sở công an.
.
Ông Hoàng Văn Nghi bị tra tấn đến chết trong đồn Công an Đak Nông,
nhưng được coi là tự tử.
nhưng được coi là tự tử.
.
Ngày 14.9.2012, tại trụ sở công an thị xã Long Khánh, người ta phát hiện anh Hồ Long Giang, 27 tuổi, chết ở tư thế treo cổ. Trước đó, lúc 16 giờ 30 cùng ngày anh Giang còn ăn cơm bình thường, nhưng đến hai giờ đồng hồ sau thì treo cổ tự tử…"
và “Việc Tư bị bắt không ai trong nhà hay biết. Cho đến khoảng 9 giờ sáng hôm sau, công an xã đến báo tin thì gia đình tôi mới biết. Tại trụ sở công an xã, tôi thấy Tư chết trong tư thế quỳ gối dưới sàn nhà, hai tay co cụm lại trước ngực, treo cổ lên cửa sổ bằng một cái mền” - ông Ba nói." (Hình minh họa: Ông Hoàng Văn Nghi bị tra tấn đến chết trong đồn Công an Đak Nông, nhưng được coi là tự tử)
Nhiều người đang yêu đời, khỏe mạnh bị đưa về đồn, chỉ vài ngày sau được chết một cách bí ẩn, bởi nhiều lý do, mà nhiều khi lý do được đưa ra như một sự chọc tức thiên hạ.
Rất nhiều vụ việc được công an giải thích rằng nạn nhân treo cổ, với thi thể bầm tím và đủ các loại vết thương...
Đây là chuyện lạ hiếm có trên đời. Bởi theo lệ thường và tại các nước văn minh, thì đồn công an là nơi bảo vệ người dân khi có nguy hiểm, nếu họ có bất cứ một vấn đề gì ảnh hưởng đến tính mạng, thì lẽ thường, đồn công an là nơi họ cần tìm đến để bảo vệ họ. Hà cớ gì họ phải vào đồn công an để tự tử, thậm chí có người được thả về nhưng không về mà ở lại đó để tự tử? Rồi cảnh những công dân tự tử treo cổ ở tư thế ngồi trong đồn công an được đưa ra giải thích cho cái chết của công dân, đã trở thành chuyện hài hước chỉ có Việt Nam.
Những sự bất thường đó, được lặp đi lặp lại khắp nơi và trở thành một đề tài để người dân chú ý.
Và hầu hết, những vụ dân chết trong đồn công an với bất cứ lý do gì, thì các cơ quan công quyền, công an... hầu hết đều vô tội và nguyên nhân cái chết đều do nạn nhân.
Thực chất, không cần nói thì người dân ai cũng hiểu, hiện tượng ép cung, tra tấn trong đồn công an không phải là chuyện lạ ở Việt Nam, dù đã rất nhiều tiếng nói, nhiều vụ án đã được đưa ra, nhưng tình hình không có gì thay đổi mấy. Và dù Việt Nam đã ký vào công ước chống tra tấn đi nữa, thì vấn đề vẫn cứ như cũ mà thôi.
Mới đây, một công dân đã tự tử sau khi từ đồn công an về nhà và để lại một bức thư cho vợ để tố cáo việc ép cung. Điều này nói lên mức độ sử dụng bạo lực và nhục hình để nhằm khai thác thông tin và ép tội phạm nhân đến mức độ nào.
Liệu có thể chấm dứt trình trạng ép cung và dùng nhục hình?
Hậu quả của việc ép cung, nhục hình và tra tấn là hàng loạt án oan, tù oan đang chiếm một tỷ lệ rất lớn trong số các vụ án ở Việt Nam, theo con số được báo chí cho biết là hơn 10% - một tỷ lệ khủng khiếp.
.
và “Việc Tư bị bắt không ai trong nhà hay biết. Cho đến khoảng 9 giờ sáng hôm sau, công an xã đến báo tin thì gia đình tôi mới biết. Tại trụ sở công an xã, tôi thấy Tư chết trong tư thế quỳ gối dưới sàn nhà, hai tay co cụm lại trước ngực, treo cổ lên cửa sổ bằng một cái mền” - ông Ba nói." (Hình minh họa: Ông Hoàng Văn Nghi bị tra tấn đến chết trong đồn Công an Đak Nông, nhưng được coi là tự tử)
Nhiều người đang yêu đời, khỏe mạnh bị đưa về đồn, chỉ vài ngày sau được chết một cách bí ẩn, bởi nhiều lý do, mà nhiều khi lý do được đưa ra như một sự chọc tức thiên hạ.
Rất nhiều vụ việc được công an giải thích rằng nạn nhân treo cổ, với thi thể bầm tím và đủ các loại vết thương...
Đây là chuyện lạ hiếm có trên đời. Bởi theo lệ thường và tại các nước văn minh, thì đồn công an là nơi bảo vệ người dân khi có nguy hiểm, nếu họ có bất cứ một vấn đề gì ảnh hưởng đến tính mạng, thì lẽ thường, đồn công an là nơi họ cần tìm đến để bảo vệ họ. Hà cớ gì họ phải vào đồn công an để tự tử, thậm chí có người được thả về nhưng không về mà ở lại đó để tự tử? Rồi cảnh những công dân tự tử treo cổ ở tư thế ngồi trong đồn công an được đưa ra giải thích cho cái chết của công dân, đã trở thành chuyện hài hước chỉ có Việt Nam.
Những sự bất thường đó, được lặp đi lặp lại khắp nơi và trở thành một đề tài để người dân chú ý.
Và hầu hết, những vụ dân chết trong đồn công an với bất cứ lý do gì, thì các cơ quan công quyền, công an... hầu hết đều vô tội và nguyên nhân cái chết đều do nạn nhân.
Thực chất, không cần nói thì người dân ai cũng hiểu, hiện tượng ép cung, tra tấn trong đồn công an không phải là chuyện lạ ở Việt Nam, dù đã rất nhiều tiếng nói, nhiều vụ án đã được đưa ra, nhưng tình hình không có gì thay đổi mấy. Và dù Việt Nam đã ký vào công ước chống tra tấn đi nữa, thì vấn đề vẫn cứ như cũ mà thôi.
Mới đây, một công dân đã tự tử sau khi từ đồn công an về nhà và để lại một bức thư cho vợ để tố cáo việc ép cung. Điều này nói lên mức độ sử dụng bạo lực và nhục hình để nhằm khai thác thông tin và ép tội phạm nhân đến mức độ nào.
Liệu có thể chấm dứt trình trạng ép cung và dùng nhục hình?
Hậu quả của việc ép cung, nhục hình và tra tấn là hàng loạt án oan, tù oan đang chiếm một tỷ lệ rất lớn trong số các vụ án ở Việt Nam, theo con số được báo chí cho biết là hơn 10% - một tỷ lệ khủng khiếp.
.
.
Theo báo cáo của Bộ Công an, nhu cầu cho biết số chỗ tạm giữ cần 43.000 chỗ theo quy hoạch; chỗ tạm giam là 46.000. Tổng cộng là có gần 100.000 công dân được đưa vào hệ thống tạm giam, tạm giữ. Vậy con số tù nhân chính thức sẽ là con số không hề nhỏ. Do đó có thể thấy rằng với tỷ lệ hơn 10%, thì có hàng chục ngàn công dân vô tội vẫn tiếp tục chịu án oan, án sai và thậm chí bỏ mạng.
Mới đây, để phụ họa cho tội ác đưa người lương thiện vào tù, một ông thầy chùa quốc doanh là Thượng Tọa Thích Thanh Quyết đã dùng cả nhà Phật và lịch sử để chứng minh việc oan sai, việc chết một số người là bình thường, là công an vẫn cứ giỏi. Thế nhưng, với những người bình thường, việc tước đoạt quyền tự do, quyền sống của hàng chục ngàn người một cách vô lý bởi chính cơ chế độc tài là điều không ai chấp nhận được, chứ chưa nói đến một người tu hành không được phép sát sinh.
Đề cập tình trạng bức cung, nhục hình với người bị tạm giữ, tạm giam, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng số lượngvà mức độ nghiêm trọng đang gia tăng, "vượt khỏi vòng kiểm soát".
.
Theo báo cáo của Bộ Công an, nhu cầu cho biết số chỗ tạm giữ cần 43.000 chỗ theo quy hoạch; chỗ tạm giam là 46.000. Tổng cộng là có gần 100.000 công dân được đưa vào hệ thống tạm giam, tạm giữ. Vậy con số tù nhân chính thức sẽ là con số không hề nhỏ. Do đó có thể thấy rằng với tỷ lệ hơn 10%, thì có hàng chục ngàn công dân vô tội vẫn tiếp tục chịu án oan, án sai và thậm chí bỏ mạng.
Mới đây, để phụ họa cho tội ác đưa người lương thiện vào tù, một ông thầy chùa quốc doanh là Thượng Tọa Thích Thanh Quyết đã dùng cả nhà Phật và lịch sử để chứng minh việc oan sai, việc chết một số người là bình thường, là công an vẫn cứ giỏi. Thế nhưng, với những người bình thường, việc tước đoạt quyền tự do, quyền sống của hàng chục ngàn người một cách vô lý bởi chính cơ chế độc tài là điều không ai chấp nhận được, chứ chưa nói đến một người tu hành không được phép sát sinh.
Đề cập tình trạng bức cung, nhục hình với người bị tạm giữ, tạm giam, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng số lượngvà mức độ nghiêm trọng đang gia tăng, "vượt khỏi vòng kiểm soát".
.
Ông Lương Công Quyết (tức Thích Thanh Quyết)
Để chấm dứt trình trạng ép cung, tra tấn, dùng nhục hình, các nền tư pháp thế giới đã buộc phải tuân theo nguyên tắc của một nhà nước Tam quyền phân lập - Nghĩa là Tòa án tuyên án công dân hoàn toàn căn cứ luật pháp và tranh tụng trên cơ sở pháp luật mà không chịu "sự lãnh đạo sáng suốt" nào làm áp lực, chỉ đạo án.
Thế nhưng, ở Việt Nam, tư duy "lãnh đạo sáng suốt và toàn diện" không thế chấp nhận điều này. Nguyễn Phú Trọng coi rằng đó là "suy thoái", chỉ vì sự cai trị độc tài.
Tuy nhiên, đã có nhiều tiếng nói đòi hỏi chấm dứt hiện tượng trái lương tâm, đạo đức làm người, luật pháp quốc tế trong việc ép cung, tra tấn và nhục hình. (Hình: Thích Thanh Quyết: “Thời nhà Lê, vua Lê còn xử oan cho Nguyễn Trãi, một công thần của mình trong vụ án Lệ Chi Viên. Nhà Phật chúng tôi, có nghìn mắt, nghìn tay nhưng vẫn có câu chuyện xử oan cho Thị Kính đến khi chết”)
Mới đây, trước những hiện tượng dùng nhục hình, bức cung, tra tấn các nghi can, phạm nhân, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề nghị tách cơ quan giam giữ ra khỏi Bộ Công an, đưa về Bộ tư pháp. Nhưng có lẽ còn lâu điều này mới thực hiện được vì nhiều lý do. Bởi như vậy thì công an điều tra đâu có quyền hành xử hoàn toàn tự do đối với công dân khi rơi vào tay họ? Ngoài ra, hệ thống nhà tù cũng là nguồn thu vô cùng lớn đối với ngành này từ việc giam giữ tù nhân và kinh doanh trên mạng sống của họ.
Theo thông lệ và luật lệ quốc tế, việc các nghi can được quyền có luật sư bào chữa ngay từ đầu vụ án. Điều này đã bị hạn chế ở Việt Nam bằng chính cái quy định "phải được cơ quan điều tra cho phép". Mà cơ quan điều tra cho phép sự có mặt của luật sư khi hỏi cung, thì làm sao có thể khai thác nghi can, làm sao có thể dùng nhục hình, ép cung và mớm cung, tra tấn tù nhân "bằng biện pháp nghiệp vụ"?
Khi Quốc hội bàn về "quyền im lặng" của công dân, đã là một phép thử của hệ thống công an điều tra của Việt Nam. Đó là quyền của công dân được im lặng trước quá trình điều tra buộc tội mình mà không cần chứng minh mình vô tội. Điều này, chính các nhân vật của ngành công an đã phản ứng dữ dội nhất.
Tại sao lại thế?
Chỉ vì, nếu để cho bị cáo quyền im lặng, thì "cản trở quá trình điều tra" - Nghĩa là việc buộc nghi can phải khai bằng cách nào đó là việc đương nhiên. Nếu không có điều này, thì việc điều tra "bị cản trở"(!). Chính tư duy này là nền móng cho việc cơ quan điều tra ép cung, tra tấn, dùng nhục hình với công dân
Vì vậy, nếu vẫn cứ duy trì mô hình nửa dơi, nửa chuột là "Nhà nước pháp quyền XHCN" kiểu này, thì xin thưa rằng, việc chống nhục hình, tra tấn là một việc hết sức khó khăn cho ngành công an hiện nay, dù ngành công an đã được ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng, "cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh".
Thế nhưng, ở Việt Nam, tư duy "lãnh đạo sáng suốt và toàn diện" không thế chấp nhận điều này. Nguyễn Phú Trọng coi rằng đó là "suy thoái", chỉ vì sự cai trị độc tài.
Tuy nhiên, đã có nhiều tiếng nói đòi hỏi chấm dứt hiện tượng trái lương tâm, đạo đức làm người, luật pháp quốc tế trong việc ép cung, tra tấn và nhục hình. (Hình: Thích Thanh Quyết: “Thời nhà Lê, vua Lê còn xử oan cho Nguyễn Trãi, một công thần của mình trong vụ án Lệ Chi Viên. Nhà Phật chúng tôi, có nghìn mắt, nghìn tay nhưng vẫn có câu chuyện xử oan cho Thị Kính đến khi chết”)
Mới đây, trước những hiện tượng dùng nhục hình, bức cung, tra tấn các nghi can, phạm nhân, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề nghị tách cơ quan giam giữ ra khỏi Bộ Công an, đưa về Bộ tư pháp. Nhưng có lẽ còn lâu điều này mới thực hiện được vì nhiều lý do. Bởi như vậy thì công an điều tra đâu có quyền hành xử hoàn toàn tự do đối với công dân khi rơi vào tay họ? Ngoài ra, hệ thống nhà tù cũng là nguồn thu vô cùng lớn đối với ngành này từ việc giam giữ tù nhân và kinh doanh trên mạng sống của họ.
Theo thông lệ và luật lệ quốc tế, việc các nghi can được quyền có luật sư bào chữa ngay từ đầu vụ án. Điều này đã bị hạn chế ở Việt Nam bằng chính cái quy định "phải được cơ quan điều tra cho phép". Mà cơ quan điều tra cho phép sự có mặt của luật sư khi hỏi cung, thì làm sao có thể khai thác nghi can, làm sao có thể dùng nhục hình, ép cung và mớm cung, tra tấn tù nhân "bằng biện pháp nghiệp vụ"?
Khi Quốc hội bàn về "quyền im lặng" của công dân, đã là một phép thử của hệ thống công an điều tra của Việt Nam. Đó là quyền của công dân được im lặng trước quá trình điều tra buộc tội mình mà không cần chứng minh mình vô tội. Điều này, chính các nhân vật của ngành công an đã phản ứng dữ dội nhất.
Tại sao lại thế?
Chỉ vì, nếu để cho bị cáo quyền im lặng, thì "cản trở quá trình điều tra" - Nghĩa là việc buộc nghi can phải khai bằng cách nào đó là việc đương nhiên. Nếu không có điều này, thì việc điều tra "bị cản trở"(!). Chính tư duy này là nền móng cho việc cơ quan điều tra ép cung, tra tấn, dùng nhục hình với công dân
Vì vậy, nếu vẫn cứ duy trì mô hình nửa dơi, nửa chuột là "Nhà nước pháp quyền XHCN" kiểu này, thì xin thưa rằng, việc chống nhục hình, tra tấn là một việc hết sức khó khăn cho ngành công an hiện nay, dù ngành công an đã được ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng, "cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh".
Hà Nội, ngày 12/11/2015
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Tởm lợm quá. Mạng con người bị coi không khác một con vật .
Trả lờiXóaĐau lòng là những chuyện như thế sao cứ mãi (bị để cho) xảy ra trên một đất nước "ra ngõ là gặp anh hùng" ?
CA Việt nam bây giờ không khác gì đám KIÊU BINH thời Vua LÊ Chúa TRỊNH
Trả lờiXóaXin lổi bác Tểu phải mượn câu nói thời đại của dân Tràng an trước khi còm ! tiên nhân ,,cha lũ chúng nó ! thằng nào thằng nấy ăn cắp bằng cơ chế hàng tỷ xây biệt thư .mua cổ phiếu ,đất đai ,thế mà không ai vào tù ! ,còn dân chỉ hơn triệu bạc mà mất mạng ! ôi bác ơi thôi đả thôi rồi !chế độ xả nghỉa ngậm ngùi dân nam
Trả lờiXóaCảm ơn anh Vinh. Những hành vi bỉ ổi-khốn nạn nó là bản chất gắn liền với chế độ rồi!
Trả lờiXóaTháng 12 này mà nguyễn đức chung được bầu làm CTTP, liệu Hà Nội sẽ đi về đâu ??
Trả lờiXóa