Ngôn từ là thần hai mặt!
Danh Đức
Danh Đức
Tuổi trẻ
08/11/2015 09:01 GMT+7
TT - Trong 20 phút nói chuyện tại Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọn cách tiếp cận “thân thiết” từ vị trí “láng giềng” mà thôi.
Chính vì thế, thay vì trực tiếp và cụ thể đề cập đến những bất đồng, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, ông đã đơn giản gói gọn mọi vấn đề giữa nước ông và nước Việt Nam một cách “vắn tắt” như sau:
“Đã là láng giềng thì khó tránh xảy ra va chạm nhưng hai bên cần kiên trì giải quyết, vì khi đã được đại sự thì không khó để giải quyết tiểu sự”.
Cứ như thể giữa nước ông và đất nước của hơn 90 triệu người Việt này đã chỉ có những hục hặc “tiểu sự” chứ không hề có những tranh chấp lãnh thổ vốn là những vấn đề đại sự liên quan đến sự sống còn của một quốc gia, dân tộc.
Và rằng các tranh chấp này càng trầm trọng hơn từ sau khi nước ông vạch ra tấm bản đồ “đường chín đoạn” trên Biển Đông để rồi từ đó tự tiện ấn định chủ quyền trên Biển Đông và dùng võ lực “thực thi chủ quyền” như kiểu thường xuyên ức hiếp ngư dân Việt!
Rất tiếc là trong khi ông lẽ ra đã có thể nói đến các tranh chấp đó và đề nghị một cách thức giải quyết ở ngay tại Việt Nam, một trong những quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông và đang tranh chấp, thì ông đã chỉ đề cập đến việc này khi ông sang đến... Singapore, một nước không liên quan gì đến các tranh chấp trên Biển Đông.
Cụ thể là hôm qua, chỉ vừa rời Việt Nam được vài giờ, ông đã dành thời giờ để nói ngay đến chuyện này tại đảo quốc sư tử:
“Trung Quốc cam kết hợp tác với các nước có liên quan lợi ích trực tiếp đến vấn đề này để giải quyết các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng các dữ kiện lịch sử, đúng theo luật pháp quốc tế, thông qua các cuộc thảo luận và đàm phán”.
Việc ông chọn sang đến Singapore, trước một cử tọa đông đến 450 học giả, nhà nghiên cứu Singapore, để đưa ra “cam kết” vừa nêu, cũng như để phân bua rằng đã chẳng hề có bất cứ vấn đề nào với quyền tự do hàng hải và hàng không, và rằng sẽ không bao giờ có vấn đề như thế trong tương lai, cho thấy các vấn đề trên Biển Đông như ông đã nêu chính là chuyện đại sự chứ không hề là chuyện “tiểu sự” như ông đã ám chỉ tại Hà Nội.
Nhân đề xuất của ông, “giải quyết các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng các dữ kiện lịch sử, đúng theo luật pháp quốc tế, thông qua các cuộc thảo luận và đàm phán”, nhân dân những nước “có liên quan lợi ích trực tiếp” (đến Biển Đông như theo lời ông nói ở Singapore), Philippines cũng mong “giải quyết các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng các dữ kiện lịch sử, đúng theo luật pháp quốc tế” bằng cách cùng ra trước tòa trọng tài thường trực quốc tế để phân định các dữ kiện lịch sử đó, đúng theo Công ước luật biển UNCLOS 1982, mà tòa án tối thượng này của nhân loại mới vừa tuyên định hoàn toàn đủ thẩm quyền thụ lý hôm 29-10 vừa qua, nhưng nước ông cứ tránh né là sao?
Tin rằng ở thế kỷ 21 này, bất luận nước lớn hay nước nhỏ, cũng đều phải tôn trọng trước hết những gì đã ký kết, trong đó có Công ước luật biển, mà trong đó có quy định chức trách và thẩm quyền của tòa án này.
Chủ quyền có từ lịch sử cổ đại hay không, tòa sẽ nghị quyết. Và “luật pháp, có khắt khe hay không cũng là luật pháp” thì phải chấp hành, người La Mã cổ đại đã nêu ra nguyên tắc đó. Bằng không, sẽ như nhà thơ Paul Valéry đã viết: “Ngôn từ là thần hai mặt Janus”.
08/11/2015 09:01 GMT+7
TT - Trong 20 phút nói chuyện tại Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọn cách tiếp cận “thân thiết” từ vị trí “láng giềng” mà thôi.
.
Ông Tập Cận Bình phát biểu tại Đại học quốc gia Singapore (NUS) - Ảnh:Reuters
Chính vì thế, thay vì trực tiếp và cụ thể đề cập đến những bất đồng, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, ông đã đơn giản gói gọn mọi vấn đề giữa nước ông và nước Việt Nam một cách “vắn tắt” như sau:
“Đã là láng giềng thì khó tránh xảy ra va chạm nhưng hai bên cần kiên trì giải quyết, vì khi đã được đại sự thì không khó để giải quyết tiểu sự”.
Cứ như thể giữa nước ông và đất nước của hơn 90 triệu người Việt này đã chỉ có những hục hặc “tiểu sự” chứ không hề có những tranh chấp lãnh thổ vốn là những vấn đề đại sự liên quan đến sự sống còn của một quốc gia, dân tộc.
Và rằng các tranh chấp này càng trầm trọng hơn từ sau khi nước ông vạch ra tấm bản đồ “đường chín đoạn” trên Biển Đông để rồi từ đó tự tiện ấn định chủ quyền trên Biển Đông và dùng võ lực “thực thi chủ quyền” như kiểu thường xuyên ức hiếp ngư dân Việt!
Rất tiếc là trong khi ông lẽ ra đã có thể nói đến các tranh chấp đó và đề nghị một cách thức giải quyết ở ngay tại Việt Nam, một trong những quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông và đang tranh chấp, thì ông đã chỉ đề cập đến việc này khi ông sang đến... Singapore, một nước không liên quan gì đến các tranh chấp trên Biển Đông.
Cụ thể là hôm qua, chỉ vừa rời Việt Nam được vài giờ, ông đã dành thời giờ để nói ngay đến chuyện này tại đảo quốc sư tử:
“Trung Quốc cam kết hợp tác với các nước có liên quan lợi ích trực tiếp đến vấn đề này để giải quyết các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng các dữ kiện lịch sử, đúng theo luật pháp quốc tế, thông qua các cuộc thảo luận và đàm phán”.
Việc ông chọn sang đến Singapore, trước một cử tọa đông đến 450 học giả, nhà nghiên cứu Singapore, để đưa ra “cam kết” vừa nêu, cũng như để phân bua rằng đã chẳng hề có bất cứ vấn đề nào với quyền tự do hàng hải và hàng không, và rằng sẽ không bao giờ có vấn đề như thế trong tương lai, cho thấy các vấn đề trên Biển Đông như ông đã nêu chính là chuyện đại sự chứ không hề là chuyện “tiểu sự” như ông đã ám chỉ tại Hà Nội.
Nhân đề xuất của ông, “giải quyết các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng các dữ kiện lịch sử, đúng theo luật pháp quốc tế, thông qua các cuộc thảo luận và đàm phán”, nhân dân những nước “có liên quan lợi ích trực tiếp” (đến Biển Đông như theo lời ông nói ở Singapore), Philippines cũng mong “giải quyết các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng các dữ kiện lịch sử, đúng theo luật pháp quốc tế” bằng cách cùng ra trước tòa trọng tài thường trực quốc tế để phân định các dữ kiện lịch sử đó, đúng theo Công ước luật biển UNCLOS 1982, mà tòa án tối thượng này của nhân loại mới vừa tuyên định hoàn toàn đủ thẩm quyền thụ lý hôm 29-10 vừa qua, nhưng nước ông cứ tránh né là sao?
Tin rằng ở thế kỷ 21 này, bất luận nước lớn hay nước nhỏ, cũng đều phải tôn trọng trước hết những gì đã ký kết, trong đó có Công ước luật biển, mà trong đó có quy định chức trách và thẩm quyền của tòa án này.
Chủ quyền có từ lịch sử cổ đại hay không, tòa sẽ nghị quyết. Và “luật pháp, có khắt khe hay không cũng là luật pháp” thì phải chấp hành, người La Mã cổ đại đã nêu ra nguyên tắc đó. Bằng không, sẽ như nhà thơ Paul Valéry đã viết: “Ngôn từ là thần hai mặt Janus”.
.
Đừng tin những gì ông Tập nói, hãy nhìn vào hành động của ông ta là luôn muốn cướp biển đảo của Việt Nam.
Trả lờiXóaTin hay không tin thì đảng ta cũng đã cảm ơn 1 tỷ mao tệ ròi.
Trả lờiXóaTừ Mao đến Đặng. Từ Đặng đến Tập . Những trò thâm hiểm của BK bộc lộ co67ng khai đối với VN . Thế mà LĐ csVN vẫn cứ hăm hở đón tiếp, nịnh bợ . Ngày xưa các bậc thức giả VN CS bắt ngủ cả , nay có một số tỉnh thức vạch ra những ngón độc hiểm của Tầu Cộng . Thế mà các nhà LĐcsVN vẫn ngủ mê . Đúng là bị chúng cho uống thuốc Lú như tên bácTBT ! Đây là thời điểm NDVN dọn các cái cũ kĩ đi, ném cái chế độ XHCN lệ thuộc TC vào sọt rác , để cho NDVN góp mặt với thế giới !
Trả lờiXóaCảm ơn nhà báo Danh Đức đã viết một bài thể hiện phong cách của một công dân tự do, và yêu nước. Tiếc là họ Tập đã không được nghe một bài diễn văn đáp trả giống như vầy!
Trả lờiXóaNgay trên thủ đô, quê hương mình mà chẳng nghe ai trong chính phủ hay quốc hội đứng lên và nói "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" cho ông Bình nghe. Sợ ông ta giận bỏ ra về, hay là sợ bị ổng ra lệnh đem về nhốt tù bên Tàu?
Ngược lại, chỉ toàn thấy mọi người vui vẻ, cúi lưng, nâng ly, cạn chén và vỗ tay để chúc mừng ông ta đã xuất sắc hoàn thành sứ mệnh làm nhục dân Việt ngay trên đất Việt.
Vua Hùng, Bà Trưng, Nguyễn Huệ... và bao anh hùng, cha ông khác chắc cũng đang phải ngậm đắng, nuốc cay và khóc thầm nơi Chín Suối.
Chúng ta hãy chờ xem thử khi nào một người đại diện cho Việt Nam ra nói chuyện trước quốc hội Trung Quốc, nếu điều đó sẽ xảy ra, thì có được như Mạc Đĩnh Chi ngày xưa khẳng khái, cứng rắn mà nói rằng "Trăng là cung, sao là đạn; chiều tối bắn rụng mặt trời" để đáp trả lại câu thách đối "Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng" trịch thượng của vua Nguyên ngay trên đất Mông Cổ khi xưa không!