Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU NÓI LẠI VỀ BÀI PV TRÊN VIETNAMNET

Một câu hỏi về vụ đạo thơ

Nguyễn Quang Thiều
.
Thưa các bạn, 

Bài trả lời PV của tôi trên Vietnamnet về vụ đạo thơ liên quan đến hai nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan và Phan Huyền Thư nhận được nhiều ý kiến. Trong đó có một số ý kiến không đồng tình (kể cả những ý kiến sai lệch và rất cực đoan) với quan điểm của tôi về quyết định thu hồi giải thưởng trao cho nhà thơ Phan Huyền Thư của Hội Nhà văn Hà Nội là chưa hợp tình hợp lý.

Tôi không có điều kiện trả lời cám ơn từng ý kiến chia sẻ và đồng tình cũng như từng ý kiến trái chiều và cũng không trả lời trên các phương tiện truyền thông chính thống vì tôi đã đưa ra quan điểm của mình và bảo vệ quan điểm đó.

Tuy nhiên tôi luôn lắng nghe các ý kiến trao đổi bởi chúng ta đang là những người hướng tới một nền dân chủ và văn minh. Vì vậy tôi xin nói lại mấy điều trên FB để mọi người hiểu rõ.


1/ Tôi đã khẳng định trong bài phỏng vấn là trong hai nhà thơ có một người đạo thơ. Đó là một sự rành mạch đau lòng.

2/ Cần có một kết luận chính thức về ai là tác giả của bài thơ này sau khi người đạo thơ công khai nhận lỗi hoặc cơ quan chức năng phải tiến hành điều tra và kết luận khi có yêu cầu của một trong hai nhà thơ đó hoặc cả hai. Để sau đó người chủ thực sự của bài thơ yên lòng vì sự minh bạch của luật pháp và người có lỗi sửa chữa lỗi lầm của mình trong sự nghiêm khắc nhưng lại chứa đựng lòng nhân từ của chúng ta.

Chưa bao giờ, chúng ta cần một kết luận của cơ quan luật pháp như lúc này. Vì lâu nay, chúng ta vẫn phán xét nhiều chuyện nghiêm trọng bằng dư luận mà không thực hiện phán xét đó bằng luật pháp. Chỉ khi phán xét bằng luật pháp thì người mắc lỗi, người phạm tội mới bị xử lý với mức hình phạt nào đó và mới tỉnh ngộ cho dù tòa án lương tâm là vô cùng ghê gớm.

3/ Một số người cho rằng quyết định thu hồi giải thưởng nói trên làm cho dư luận dịu đi. Xin thưa, mục đích cao nhất của dư luận không phải là thu hồi giải thưởng mà là tìm ra ai là người đạo thơ. Nếu chúng ta không tìm ra người đạo thơ bằng chứng lý thì mọi tranh cãi của chúng ta sẽ mang lại điều gì. Rồi thời gian sẽ trùm lên và nhiều khi để lại câu chuyện một cách lờ mờ mà thôi.

4/ Nếu việc thu hồi giải thưởng làm chúng ta thỏa mãn mà quên dần việc tìm ra người ăn cắp bằng chứng lý và có phán quyết công khai cuối cùng thì có phải chúng ta là những đứa trẻ ngây thơ và nông cạn không ???

5/ Cái lý , cái tình mà tôi nói đến trong bài phỏng vấn là :

Lý : Nếu chúng ta là tòa án thì chúng ta phải có thời gian để thu thập chứng cứ rồi mới tiến hành xử án. Một vụ giết người công an bắt được nghi can và dù tin chắc đó là tội phạm nhưng cũng phải thu thập chứng cứ từ nhiều nguồn cho đến khi đủ mới đưa ra xử và tuyên án. Như thế là đúng luật và cũng để cho người có lỗi không thể lẩn tránh.

Tình : Chúng hãy để cho chị Thư có một thời gian nhất định tìm bản viết tay bài thơ từ năm 1996 như chị ấy nói cách đây đôi ba ngày. Rồi sau đó sẽ có kết luận ai đúng ai sai cũng chưa muộn. Vì sự đúng sai phải được chứng minh đàng hoàng và vì cơ hội cho người có lỗi sửa chữa. Điều nhân văn mà chúng ta thường nói đến cũng có thể được thể hiện ở hành động này.

Chính vì những điều nói trên mà tôi thấy Hội NV Hà Nội chưa cần thiết phải thu hồi giải thưởng đã trao cho nhà thơ Phan Huyền Thư.

Rất tiếc, có những người đã đọc bài phỏng vấn của tôi không kỹ hoặc chỉ nghe nói không đầy đủ, không chính xác rồi có những phát ngôn sai lệch và cực đoan làm cho nhiều người chưa đọc bài phỏng vấn hiểu sai vấn đề tôi đề cập. Nhưng tôi có thể thông cảm một phần bởi những người đó đang quá bức xúc.

Hãy giải quyết mọi việc bằng cả tình và lý.

Hãy bảo vệ sự thật.

Cuối cùng, tôi chỉ xin phép đặt một câu hỏi cho chúng ta ( trong đó có cả tôi ):

- Chúng ta có cần thiết đến mức phải làm cho người có lỗi KHIẾP SỢ chúng ta mà không dám nhận lỗi hoặc phải sống mãi trong ám ảnh và chạy trốn đồng loại của mình không ?

Tôi chỉ nói với các bạn một vài điều như vậy vì sự công bằng chứ không vì bất cứ một thiên vị nào và sẽ không nói thêm gì nữa.

Cầu xin những điều tốt lành đến với mỗi chúng ta.

12 nhận xét :

  1. Vậy theo ông trong hai người ai là người ăn cắp ,trả lời ngay tắp lự đừng vòng vo.

    Trả lờiXóa
  2. Dân gian ta có câu " đánh kẻ chạy đi chứ không ảnh kẻ chạy lại ". Xin hỏi nhà thơ Nguyễn quang Thiều .? Kẻ chạy lại đã thiệt tình hối lỗi chưa ...???

    Trả lờiXóa
  3. Ông Thiều nên có phát ngôn kiểu quan tòa: Chưa có chứng cứ của hai bên. Tôi chưa thể nói gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với những vụ như này, phán quyết của quan tòa ko quan trọng lắm đâu nhé.

      Xóa
    2. Tòa án (dân chủ) là nơi giải quyế cuối cùng, bạn 1138 ạ. Không lẽ bạn tính giải quyết kiểu tin đồn?

      Xóa
  4. Tình : Chúng hãy để cho chị Thư có một thời gian nhất định tìm bản viết tay bài thơ từ năm 1996 (NQT)

    Một bản viết tay hay pringting muốn có giá trị pháp lý, phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

    - Có dấu chứng thực endorsement như bưu điện, cơ quan hành chánh, tổ chức dân sự như trường học, bệnh viện, thư viện v.v... Nói thí dụ, thư đề gửi cho ông A tại thành phố B, thì phải có bao thư với địa chỉ như thế và phải có dấu bưu điện cùng thời gian.
    - Có sự xác nhận của khoa học giảo nghiệm vời thời điểm viết lá thư (điều này rất tốn kém)
    - Và các thứ chứng từ khác như hình ảnh, vật kỹ niệm, biên nhận, kèm theo càng nhiều thứ càng tốt

    Nếu không, anh chỉ có trụi lũi tờ giấy viết nguệch ngoạc mà bảo là chứng từ thì khá khôi hài.

    Một bản viết tay hay pringting muốn có giá trị pháp lý, phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

    - Có dấu chứng thực endorsement như bưu điện, cơ quan hành chánh, tổ chức dân sự như trường học, bệnh viện, thư viện v.v... Nói thí dụ, thư đề gửi cho ông A tại thành phố B, thì phải có bao thư với địa chỉ như thế và phải có dấu bưu điện cùng thời gian.
    - Có sự xác nhận của khoa học giảo nghiệm vời thời điểm viết lá thư (điều này rất tốn kém)
    - Và các thứ chứng từ khác như hình ảnh, vật kỹ niệm, biên nhận, kèm theo càng nhiều thứ càng tốt

    Nếu không, anh chỉ có trụi lũi tờ giấy viết nguệch ngoạc mà bảo là chứng từ thì khá khôi hài.

    Ngoài ra, bà PHT cũng nói từng gởi đăng bài thơ ở nước ngoài. Chuyện này chính là trong tầm tay của các hội đoàn. Quý vị chỉ cần viết thư xin tờ báo nào đó xác nhận dùm có hay không là được. Theo thông lệ và lịch sự, quý vị có thể phải trả lệ phí cho người sao lục và gữi thư qua mail hay e-mail v.v...

    Trả lờiXóa
  5. Nhà thơ - nhà phê bình Trần Mạnh Hảo sau khi đọc bài thơ Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư đã nói như thế này:"Cả “bài thơ” là những câu nói tầm thường, không có câu nào là thơ cả, Phan Huyền Thư viết theo lối cực kỳ dễ dãi, nhạt nhẽo, tầm phào theo tiêu chí “Tân con cóc” của chủ soái Nguyễn Quang Thiều. Hèn gì sáng nay, ông chủ soái trường thơ “Tân con cóc” Nguyễn Quang Thiều lên mạng bênh Phan Huyền Thư, lên án Hội nhà văn Hà Nội thu hồi giải thưởng của Phan Huyền Thư là sai vì bà này có nhận mình đạo thơ đâu".

    Trả lờiXóa
  6. Từ khi làm phó chủ tịch Hội NVVN, ăn nói bắt đầu hàm hồ, chằng như khi là nhà thơ bình thường. CÒn nhớ anh Thiều này tuyên bố ai vào một hội nhà văn khác là "bất hợp pháp".

    Trả lờiXóa
  7. Nếu người phạm lỗi lần đầu, kể cả vô tình hay cố ý, thì việc làm họ khiếp sợ thậm chí có thể coi là tội ác nhưng không phải là lần hai thí rất cần thiết xử lý nghiệm khắc chứ không chỉ là làm khiếp sợ. Ông Thiều là văn nhân. Lời Ông nói có vẻ rất nhân văn. Nhưng. Hình như không phải thế.

    Trả lờiXóa
  8. Đọc bài, biết Thiều là người thế nào. Cùng một duộc với Thư, Thỉnh. Mà nghe nói Thỉnh cũng đạo thơ ghê lắm, sao không thấy Thỉnh lên tiếng nhỉ?

    Trả lờiXóa
  9. Thơ Quang Thiều,Tranh Hữu Ước,Báo Như Phong...chỉ vậy thôi

    Trả lờiXóa
  10. Nguyễn Quang Thiều
    cũng là môn đệ của đạo đoạ văn chứ.
    Tác phẩm vang dội nhất của ông ta
    là truyện ngắn "Mùa hoa cải bên sông" .
    Truyện này là ăn cắp của một tác giả Mỹ La tinh.
    Trần Đăng Khoa đã kể rõ việc này trong " Chân dung và đối thoại".
    Không tin đọc lại mà xem.

    Trả lờiXóa