Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Kiều Phong: LÝ LUẬN CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN TUẤN RẤT ĐÁNG NGỜ!

Lý luận đáng ngờ của Ông Nguyễn Văn Tuấn 
ủng hộ Đại học Tôn Đức Thắng tự phong giáo sư

Kiều Phong

Câu chuyện đại học Tôn Đức Thắng tự phong chức danh giáo sư đang làm xôn xao hệ thống đại học Việt Nam. Khi cả xã hội lên án hành động có phần tùy tiện này, vẫn có những cây bút cố gắng vận động trong vô vọng để chứng minh hiệu trưởng Lê Vinh Danh không lạm quyền. Một trong số đó là ông Nguyễn Văn Tuấn, đương kim cố vấn cao cấp, người bạn thân thiết của hiệu trưởng trường này. 

Ông Nguyễn Văn Tuấn có phải là giáo sư? 
.
TS Y khoa Nguyễn Văn Tuấn
Ông Nguyễn Văn Tuấn, được đông đảo mọi người biết đến với danh xưng giáo sư y khoa hiện công tác tại Đại học New South Wales ở Australia (UNSW Medicine). Có một điều bất ổn ở đây, đó là sở làm việc của ông Nguyễn Văn Tuấn là Garvan không hề được coi là một school (trường) hay institute (viện) của đại học UNSW . Trung tâm Garvan chỉ được coi là nơi cộng tác (associated) với đại học New South Wales mà thôi. Chính quyền tiểu bang New South Wales đã cấm trung tâm Garvan không được dùng domain của trường đại học UNSW- unsw.edu, hơn thế còn yêu cầu trung tâm này hoạt động độc lập, thành tích (performance) của Garvan không được tính vào performance của đại học UNSW. Chức danh giáo sư y khoa của UNSW ( professor of medicine, được công nhận bởi khoa của faculty of medicine ) là thứ ông Nguyễn Văn Tuấn chưa từng có. Ông Tuấn chỉ làm việc ở Garvan với chức danh Principal Research Fellow ( tạm dịch là nghiên cứu viên trưởng), Level D (associate professor- phó giáo sư), không phải Level E (professor- giáo sư). Do thiếu tính chính danh, ông Nguyễn Văn Tuấn không thể xin được chức danh giáo sư thỉnh giảng (visiting) tại các trường y khoa như đại học Y Hà Nội, Y Thái Bình hay Y Huế. Vậy mà, một trường đại học không đào tạo ngành y như trường đại học Tôn Đức Thắng lại mời ông về làm giáo sư cố vấn. Sẽ chẳng có ai muốn lôi chuyện này ra trước công luận vì lâu nay ông Nguyễn Văn Tuấn là một người viết bài phê phán những bất công của chế độ. Nhưng sau khi Nguyễn Văn Tuấn có dấu hiệu cổ xúy đại học Tôn Đức Thắng tự phong chức giáo sư, các nhà khoa học ôn hòa nhất nhận thấy rằng đến lúc cần bàn về tư cách của con người vô cùng năng động và bí ẩn này.

Vì sao có sự thân thiết quá mức giữa Nguyễn Văn Tuấn và Lê Vinh Danh. Những phân tích trên hướng đến một giả thuyết không phải là vô lý: Khi đại học Tôn Đức Thắng có thể tùy ý phong giáo sư thì biết đâu trường này sẽ mở thêm khoa y và cố vấn Nguyễn Văn Tuấn sẽ đàng hoàng tới dạy, rồi sau một vài năm đàng hoàng lấy chức giáo sư, thứ mà ông không có được sau bao năm lăn lộn ở xứ người. Xin lưu ý, đó là một giả thuyết. Chúng tôi không muốn dùng việc bác bỏ danh hiệu giáo sư khống của ông Nguyễn Văn Tuấn ở phần này để làm bằng chứng bác bỏ những lập luận của ông ở phần ngay sau đây:

Bài đăng đầy nghi vấn trên blog cá nhân. 

Ngày 21.09.2015, ông Nguyễn Văn Tuấn đã đăng bài Thử giải đáp những ngộ nhận về đại học bổ nhiệm giáo sư trên trang blog cá nhân với những lập luận ủng hộ đại học Tôn Đức Thắng phá lệ làng tự phong giáo sư. Rất nhanh, chưa đầy một ngày sau, ngày 22.09.2015, hiệu trưởng Lê Vinh Danh trích dẫn nguyên văn bài đăng và gửi đến tập thể giảng viên trường này trong một lá thư . Nguyễn Văn Tuấn đã tung ra những lập luận mâu thuẫn trong phần chữ màu đỏ, chúng tôi tóm lược ý kiến phản biện trong phần xen kẽ vỡi chữ màu đen để bạn đọc tiện theo dõi:

Ông Tuấn lý luận rằng ĐH TĐT có những tiêu chuẩn cứng về số bài báo khoa học quốc tế (ISI), chất lượng tập san, và trích dẫn; Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (gọi tắt là HĐNN) không xem xét đến trích dẫn và chất lượng nghiên cứu. Bộ tiêu chuẩn của ĐHTĐT được tham khảo từ các đại học Mĩ và Úc, và những công trình nghiên cứu về scientometrics (trắc lượng khoa học), nhưng bộ tiêu chuẩn của HĐNN thì không rõ từ đâu.

Nhận xét: Bộ tiêu chuẩn của HĐNN không rõ từ đâu là đúng. Nhưng có gì làm tin cho sự trung thực của trường ĐH TĐT, khi Việt Nam chưa có những bộ lọc tích trung thực của một công trình khi cho nó ra quốc tế ? Trắc lượng khoa học cũng có thể là sai lầm, phong giáo sư cần có yếu tố nữa nên học tập tại các nước Âu-Mỹ là ứng cử viên phải đào tạo ra ít nhất 3 vài tiến sĩ khoa học, còn việc đăng tải lên một tạp chí quốc tế chưa đủ để chứng minh thành tích của một người, khi mà nạn mua bán công trình diễn ra không phanh như ở Việt Nam.

‘Bổ nhiệm chức vụ giáo sư là vấn đề của trường đại học, là chuyện liên quan đến học thuật, chứ không liên quan đến luật pháp.’

Nhận xét: Các trường đại học ở Việt Nam đầy rẫy tệ nạn, bổ nhiệm chức vụ giáo sư đòi hỏi sự cẩn trọng của cả đất nước. Ông Tuấn nói là không liên quan đến luật pháp là sai lầm, vì luật pháp sinh ra để điều chỉnh các hành vi trong xã hội, bao gồm hành vi ở các trường đại học.

Trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ trao quyền tự chủ cho ĐH TĐT, có ghi rõ rằng ĐHTĐT có quyền "*tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm nhân sự là cán bộ quản lí, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, viên chức*." Như vậy, “TDTU, thì có quyền bổ nhiệm giảng viên, giáo sư vì đó là quyền được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.”

Nhận xét: Thủ tướng cho đại học Tôn Đức Thắng quyền, nhưng không nói đó là toàn quyền. Đại học Tôn Đức Thắng không thể tuỳ tiện khi xử dụng quyền này. Quyền phải đi đôi với trách nhiệm. ĐH TĐT phải có trách nhiệm khai báo với bộ GD&ĐT qui chế bổ nhiệm phù hợp với yêu cầu chung cho tất cả các trường với chế độ bình duyệt của một ban kiểm định có trình độ cấp cao và tinh thần vô tư với thành phần độc lập với nhà trường. Bộ GD&ĐT không thể đứng ngoài và sẽ theo dỏi kiểm tra quá trình bổ nhiệm để đảm bảo tính hợp lệ. Trong giai đoạn bộ chưa triển khai đồng bộ quyền tự trị đại học, chưa có qui trình cho động tác quan trọng đặc biệt là bổ nhiệm PGS và GS thì ĐH TĐT thắng không thể đi tiên phong bổ nhiệm người của mình một cách vô trách nhiệm được!

Từ “viên chức” trong quyết định chưa hề được diễn dịch, vậy nên việc ĐH TĐT cố tình hiểu “viên chức” bao gồm “giáo sư” là hành động của một cơ quan nhà nước đang tìm kẽ hở trong giai đoạn quá độ để tự tung tự tác là không thể chấp nhận được.

Qui trình phong chức danh giáo sư của HĐNN rất lạc hậu, do đó nhiều giáo sư không thật sự chất lượng. Trong khi đó các đại học thiếu giáo sư nên phải giao về cho đại học.

Nhận xét: Đại học tốt nhất là đại học quốc gia Hà Nội đứng hàng chót trong top 200 đại học châu Á và còn chưa lọt nổi vào top 500 đại học thế giới. Uy tín của các đại học ở Việt Nam còn rất thấp, do đó sẽ là một động tác ngạo mạn để một trường đại học ở Việt Nam như TĐT tự phong chức danh giáo sư.

Sau khi ĐHTĐT lên tiếng, đã có nhiều giáo sư ủng hộ việc trao quyền bổ nhiệm giáo sư cho đại học.

Nhận xét: Các giáo sư hay chuyên gia ý thức rằng việc phong hàm PGS, GS mà không gắn bó đến công việc giảng dạy hay nghiên cứu khoa học tại các trường như hiện này là không phù hợp nữa. Họ đồng loại ủng hộ hướng đổi mới giao quyền bổ nhiệm cho các trường bắt đầu bằng những trường có đông đảo giảng viên có chất lượng với qui chế thống nhất cho cả nước. Đó là xu hướng tiến bộ cần thiết cho việc cải tổ đại học đang được chính phủ phát động.

Tuy nhiên có lẽ trừ ông Nguyễn Văn Tuấn, không có giáo sư nào đi ủng hộ việc tự bổ nhiệm chức giáo sư mà lý lịch khoa học của đương sự chưa đạt yêu cầu, hai lần trượt chức danh PGS như ông Lê Vinh Danh. Đăng đàn lung tung cổ vũ cho nước cờ tiên phong tuỳ tiện của ĐH TĐT mà bỏ qua không phê phán hành động phản học thuật của ông Lê Vinh Danh là một thái độ đáng chê trách, không xứng đáng với một người tự cho mình vai trò chuyên gia quốc tế, đi rao giảng không ngừng nghĩ về tác phong học thuật!

Những nhận định phản đối ĐH TĐT chưa đủ tư cách để bổ nhiệm giáo sư là những nhận định mù mờ, chủ quan, và thiếu cơ sở khi không định nghĩa được tư cách đó là gì.

Nhận xét: Khi không ai định nghĩa được tư cách đó là gì, vậy tại sao ông Tuấn hết lòng ủng hộ TĐT lại vội vàng tự cho rằng mình có đủ tư cách để phong giáo sư - một việc nếu được triển khai một cách vô tổ chức sẽ ảnh hưởng đến sinh mệnh học thuật của cả đất nước ?

Ông Tuấn nêu ra con số 90% sinh viên TDTU có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp. Tổ chức xếp hạng đại học quốc tế QS đánh giá điểm phục vụ sinh viên của TDTU là 5/5 sao. Có trường đại học nào (ngoại trừ TDTU và FPT) dám dùng đánh giá độc lập của cơ quan nước ngoài như QS?

Khi ông Tuấn đưa ra con số 9)%, ông không nhắc đến bất cứ một mẩu thống kê nào có tính chất khoa học. Con số lấy từ đâu, khảo sát năm nào qua chiến dịch thăm dò nào. Tôi thành thật thất vọng khi tôi biết ông Tuấn là một chuyên gia dùng phương pháp thống kê trong nghiên cứu về sức khoẻ tại Garvan. Tại sao ông Tuấn lại hy sinh tính chuyên nghiệp của mình để “ra tay nghĩa hiệp” cứu TĐT một cách vội vã và vụng về như vậy?

Ở đây tôi thấy cần nhắc lại lời bình của GS Trẩn Hữu Dũng một GS Việt kiều tại Mỹ đã đưa lên chuyên sang điện tử Viet-Studies: “Tổ chức xếp hạng đại học quốc tế QS là cái gì đây”!

Tổ chức này có đáng tin không, khi mà kết quả các cuộc khảo sát phải có thù lao? Xếp hạng QS liệu có định nghĩa về thất nghiệp, việc làm tốt hay việc làm xấu đúng với Việt Nam, một đất nước công bố 1,83% dân số thất nghiệp nhưng người đi bán vé số đầy đường. Vậy, giao cho đại học TĐT tự phong giáo sư khác gì đưa dao kiếm cho đứa con nít sử dụng? Người Pháp vẫn sử dụng câu danh ngôn rằng “đứa con nít khỏe mạnh thường là đứa con nít bạo tàn”. Một đứa con nít lớn về số lượng nhưng yếu về chất lượng như Tôn Đức Thắng, khi được sổ lồng thì không biết sẽ gây ra hậu quả gì cho xã hội.

Ông Tuấn nêu ra ví dụ rằng các trường cao đẳng cộng đồng ở Mĩ có tư cách bổ nhiệm giáo sư, dù các trường này không có nghiên cứu khoa học mà chỉ thuần tuý đào tạo.

Nhận xét: Ai cũng biết tại Mỹ đại học có thượng vàng và hạ cám. Các trường cao đẳng cộng đồng ở Mỹ có cái có chất lượng có cái không. Ta biết có nhiều trường “đại học” ma hay dỏm tại Mỹ đã làm ăn, bán bằng tại Việt Nam từ nhiều năm nay. Các ngài “giáo sư” của các trường này cũng chỉ là dỏm, là ma. Chẳng nhẽ ông Tuấn lại xúi Việt Nam thoải mái đi theo xu hướng này.

Đổi mới theo hướng giao quyền tự trị cho các trường đại học trong đó có quyền bổ nhiệm các giáo sư với chức năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cần phải học hỏi cách làm hiện đại phổ biến tại các đại học nghiêm túc tại Mỹ, tại đại bộ phận các đại học tại Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Úc… Việc bổ nhiệm này phải luôn luôn thực thi một cách công khai có sự kiểm tra của một cơ cấu kiểm định với các qui chế và tiêu chí chung cho cả nước.

Khi ông Tuấn cổ vũ cho việc bổ nhiệm tư do thả lỏng theo kiểu ông Lê Vinh danh đã tự phong cho mình như ai cũng được biết ông Tuấn đang tuyên truyền cho khả năng đi xuống trong giai đoạn cải tổ đại học hiện nay. Thả lỏng tự do kiểu này thì ai cũng sẽ trở thành giáo sư đại học và không sớm thì chầy đại học mà ông đang là cố vấn cao cấp sẽ thương mại hoá việc bổ nhiệm giáo sư… 

Ông Tuấn trưng ra một loạt thành tích nghiên cứu khoa học để chứng minh rằng ĐH TĐT vượt trội, về số công bố quốc tế, về số bằng sáng chế do USPTO cấp, số lượng labo nghiên cứu do nhiều giáo sư hàng đầu thế giới lãnh đạo, số vốn đầu tư nghiên cứu khoa học, và số công trình được công bố trên những tập san số 1 trong chuyên ngành quốc tế. Sang trọng hơn nữa, là số cố vấn hàng đầu từ nước ngoài. Ông Tuấn khẳng định đó là những chứng cứ cho thấy ĐH TĐT thừa tư cách khoa học để bổ nhiệm giáo sư.

Nhận xét: Thứ nhất , các giáo sư nói tới ở đây không phải là giảng viên cơ hữu của trường, mà phần lớn chỉ là những người thỉnh giảng, không gắn bó lâu dài với nền đào tạo ở TĐT. ĐH TĐT có nhiều giáo sư xây dựng hình ảnh cho trường, theo kiểu đến rồi đi, nhưng có bao nhiêu giáo sư là giáo sư thường xuyên liên tục? Tại Việt Nam, đã có tình trạng các trường mua chuộc các nhà khoa học đứng tên trường mình rồi gửi đến các tạp chí quốc tế để mua danh tiếng.

Tôi cũng nhắc nhở ông Tuấn là vì áp lực thành tích kiểu mới, gia tăng số lượng các công bố khoa học mà một hiện tượng tiêu cực mới đang hiện hành: Công bố các bài khoa học nguỵ tạo, công bố nhiều nơi một nội dung khoa học tự sao chép. Hình như ông Tuấn chưa biết là sự việc này đã xảy ra chỉ mới đây thôi cho một thành viên nhà khoa học của ĐH TĐT!

Tôi cũng xin hỏi ông Tuấn là hai chủ nhân hai bằng sáng chế mà ông nhấc đến với lòng tự hào có phải là thành viên cơ hữu của ĐH TĐT không? Nếu không thì có phải vì đã chi tiền cho việc đóng phí xin bằng phát minh mà có không?

Lần nữa ta thấy ngay sự vượt trội mà ông nói đến có nội dung giả tạo đáng ngờ.

Phải có thẩm định nghir6m túc ông Tuấn ạ. Không thể tự tung tự tác, tự khoe mà thành sự thật đâu âu nhé !

Ông Tuấn cho rằng Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (gọi tắt là HĐNN) không giữ bản quyền danh xưng "giáo sư". Danh xưng "giáo sư" không phải do HĐNN sáng chế ra, không ai làm chủ danh từ đó cả. Do đó, nói rằng TDTU (hay bất cứ đại học nào) không lợi dụng danh xưng của HĐNN, vì các trường ở Mỹ cũng dùng từ professor.

Nhận xét: Ở Mỹ, nghề sư phạm hay nghiên cứu bình đẳng như các nghề khác, danh xưng giáo sư không ảnh hưởng đến cách đối xử giữa con người với con người. Nhưng đối với một dân tộc bỗng dưng háo danh như Việt Nam ngày nay, thả nổi việc sử dụng danh từ “ giáo sư- professor” sẽ tiếp tay cho bất bình đẳng trong xã hội, nạn mua bán danh vọng vốn khó kiểm soát sẽ càng trầm trọng.

Ông Tuấn còn cho rằng “ Qui trình bổ nhiệm giáo sư của ĐH TĐT là dựa vào bình duyệt từ các giáo sư, chứ không phải chỉ nội bộ tự phong. Hồ sơ của ứng viên sẽ được xem xét, và nếu đạt, gửi cho một số giáo sư ngoài trường, kể cả giáo sư nước ngoài, bình duyệt. Qui trình của ĐH TĐT cũng giống như bất cứ qui trình của đại học nào ở các nước tiên tiến và trong vùng ASEAN.”

Hay lắm nhưng xin GS Tuấn cho biết qui trình đã bổ nhiệm ông hiệu trưởng Lê Vinh Danh đã dựa trên một hội đồng gồm những ai? Hội đồng này có đủ tư cách và trình độ như ông nói không?

Tại sao phải áp dụng qui trình mà ông nói đến cho người khác mà lại không áp dụng cho chính ông hiệu trưởng, người lẽ ra phải làm gương cho các giảng viên khác?

Ngay việc thực thi đầu tiên đã sai trái thì còn ai có thể tin tưởng ở việc áp dụng qui trình sau này?

Thưa GS Tuấn, nói phải song hành với làm.

Là người sinh sống tại Úc hẳn ông biết việc này.

Tại sao ông không đem về Việt Nam cái phong thái nghiêm túc văn mình mà đi cổ động cho một hướng đi đầy bất trắc, ngay từ đầu đầu đã lộ ra cái sai trái?

Ngày nào mà GS Tuấn chưa khuyến cáo ông Lê Vinh Danh từ bỏ danh vị giáo sư tự phong hiện có thì ngày ấy những bài viết, bài phỏng vấn của GS Nguyễn Văn Tuần đều mang màu sắc thiếu trung thực, phản học thuật, thứ màu sắc gọi là tiêu biểu Lê Vinh Danh, nói một đàng làm một ngả…

Ngày ấy GS Tuấn chưa xứng đáng là cố vấn cao cấp của một trường công lập tại Việt Nam!

Ngày ấy tất cả những rao giảng của GS Nguyễn Văn Tuần sẽ còn rất đáng ngờ!

Kiều Phong 
__________

Bạn đọc có thể đọc nguyên văn bài đăng của Nguyễn Văn Tuấn này tại:
http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2015/09/thu-giai-ap-nhung-ngo-nhan-ve-ai-hoc-bo.html

46 nhận xét :

  1. Trần Thị Thảolúc 09:18 8 tháng 10, 2015

    " Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã " đó là câu thành ngữ VN .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. KỶ CƯƠNG PHÉP TẮC QUỐC GIA Ở ĐÂU MÀ ĐỂ MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC "LÀM LOẠN" ? NẾU NÓ SAI THÌ PHẢI TRỊ, NÓ ĐÚNG THÌ PHẢI ỦNG HỘ SAO CỨ IM LẶNG THẾ !
      HỘI ĐỒNG PHONG HỌC HÀM QUỐC GIA PHẢI CÓ BÁO CÁO TRÌNH CHÍNH PHỦ ĐỂ SỬ LÝ NGAY, KÉO DÀI BẤT LỢI CHO DƯ LUẬN XÃ HỘI? (cô Tú Tài)

      Xóa
    2. Kính gửi:

      - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
      - Bộ Giáo dục và Đào tạo
      - Thanh tra chính phủ
      - Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng
      (Trich yếu: đề nghị xem xét tư cách nhà giáo của ông Lê Vinh Danh, hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng, Bí thư đảng ủy)

      Kính thưa lãnh đạo Tổng liên đoàn lao động Việt nam và Bộ giáo dục và Đào tạo. Trước đây vì tin tưởng vào quảng cáo của trường, gia đình tôi đã động viên và con tôi đã thi và trúng tuyển vào trường. Từ khi con tôi vào học và sau gần 2 năm tìm hiểu, tôi thấy trường có nhiều mặt tốt, nhưng cũng có nhiều mặt không tốt. Những mặt không tốt này là trách nhiệm, đạo đức của ông Lê Vinh Danh. Tôi xin chỉ rõ như dưới đây.

      - Vi phạm luật khi đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu quá lớn, vượt quá năng lực đào tạo của trường, dù rằng phòng học, sân bãi của trường khang trang, sạch đẹp, nhưng vì học sinh quá đông so với năng lực đào tạo nên sinh viên phải học nhồi nhét, phải tuyển thêm giảng viên không có kinh nghiệm, giảng viên loại 2 vào giảng. Năm 2015 chỉ tiêu 4700, tuyển vào 6700, vượt chi tiêu 2000. Năm 2013 chỉ tiêu là 3600, nhập học thực tế 9800, vượt 6200 . Năm 2014 chỉ tiêu 3760, nhập học 10.600, vượt 6840.
      - Vì háo danh, Ông Lê Vinh Danh đã tự tổ chức cho trường ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm chức danh giáo sư cho chính cá nhân ông không tuân thủ theo đúng quy định của luật. Từ năm 2013 đến nay, ông Lê Vinh Danh đã ghi và ký với chức danh giáo sư trên tất cả các văn bản nội bộ và văn bản giao dịch với bên ngoài, trên văn bằng tốt nghiệp các bậc học, trên danh thiếp, trên web, giới thiệu chức danh giáo sư trên báo, trong các cuộc họp với các cơ quan cấp trên...

      - Tham quyền cố vị, muốn biến đại học Tôn Đức Thắng thành trường riêng của ông Danh, vượt khỏi sự kiểm soát của cơ quan Tổng liên đoàn, không bổ nhiệm thêm hiệu phó nào khi cả 2 hiệu phó cũ hết nhiệm kỳ và nghỉ hưu. Đến này Ban giám hiệu chỉ có một mình ông Danh. Những người trẻ, có tài, có năng lực và có nhiều cống hiến cho sự phát triển của trường như PGS NTT, TS LVU, TS TMT là những người có thể đảm nhiệm hiệu phó hoặc hiệu trưởng sau này nhưng ông Danh không hề cho bổ nhiệm.
      - Có quan hệ mờ ám với bà Trịnh Minh Huyền. Sau khi bà Huyền hết làm hiệu phó do đến tuổi nghỉ hưu công chức, ông Danh đã giao cho bà Huyền làm trợ lý hiệu trưởng quyền lực lớn hơn cả hiệu phó, tất cả lãnh đạo các phòng ban, khoa đều dưới quyền bà Huyền. Bà Huyền được thể lại càng o ép những người có năng lực như PGS NTT, TS LVU, TS TMT.

      Tôi đề nghị lãnh đạo cơ quan Tổng Liên đoàn và Bộ giáo dục và Đào tạo xem xét tư cách đạo đức nhà giáo của ông Lê Vinh Danh, đặc biết khi ngày 20-11 sắp tới.

      Trân trọng.

      Xóa
    3. Sự việc tuyển vượt chỉ tiêu ở trường ĐH Tôn Đức Thắng thì quá đúng. Từ 3 năm trở lại đây, vào trường thấy sinh viên đông kinh khủng. Trường rộng vậy mà khi giờ ra chơi hay tan học không có chỗ mà đứng. Cách kiểm tra thì quá dễ, thanh tra bộ của muốn làm hay không thôi.

      Xóa
    4. Từ trước giờ tôi thắc mắc không biết LVD làm gì mà tài sản, nhà cửa đất đai khắp nơi, biệt thư đang ở quận 2, cả một quả đồi ở Bảo Lộc gần cơ sở của trường Tôn Đức Thắng, nhà biệt thự nghỉ dưỡng ở rừng Xuyên Mộc, mua 1 lần 2 căn hộ cao cấp Masteri Thảo Điền quận 2, xe hơi sang Meccedez 2 tỷ... Nay thì biết do LVD tuyển sinh vượt chỉ tiêu mới có nhiều tiền mà làm vơ vét.

      Xóa
    5. Bây giờ tổng liên đoàn chẳng nghĩa lý gì với LVD đâu các bác ạ.

      Xóa
    6. LVD còn cho vợ đứng tên lập công ty chạy cò đất đai với ĐH Tôn Đức Thắng, lập công ty thuộc trường để ông em NTD làm công trình của trường nữa.

      Xóa
  2. Bài viết thật chí lý, rõ ràng, mạch lạc.
    Tôi đã nghe nhiều bài giảng của GS Nguyễn Văn Tuấn về thống kê.
    Nhưng khi đọc bài của ông về TDT, tôi thất vọng tràn trề.
    Chẳng lẽ trong Nguyễn Văn Tuấn có 2 con người: một người giảng rất hay về thống kê, còn người kia thể hiện sự háo danh và đằng sau đó là những gì?
    Vậy chăng: GS Nguyễn Văn Tuấn = GS rởm Lê Vinh Danh.

    Trả lờiXóa
  3. Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đang có quan hệ sâu sắc với các đại học Tầu rồi bà con ạ. Thế này còn lo sợ hơn là lập Viện Khổng tử ở Việt Nam nhiều lần: http://www.ussh.vnu.edu.vn/d4/news/Hop-tac-Dai-hoc-luu-vuc-song-Hong-Vi-su-phat-trien-ben-vung-cua-hai-quoc-gia-khu-vuc-va-quoc-te-7-12469.aspx

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn bài viết của Kiều Phong.
    Rất hay, súc tích, lập luận chặt chẽ.
    Tôi rất tán thành những ý kiến xoay quanh mối quan hệ của NVT và LVD. Bạn đã phân tích rất xác đáng; từ 5-7 năm trước LVD đã có tham vọng xây một trường Y , một bệnh viện hay chí ít là khoa Y trong trường TĐT nhưng rất tiếc là không ai giúp vì quá hiểu LVD. Nay NVT về nước "chí lớn gặp nhau", một bên cần mua danh, một bên cần bán tước, thế là hợp tác thôi.
    Thú thật trước kia xem các bài giảng thống kê của NVT tôi cũg khá ái mộ ông này. Nhưng nay biết rõ, thì cũng là một giuộc như LVD thôi, nên thực sự thất vọng! Thảo nào ông Tuấn một mực bênh vực "đồng minh" ra mặt.
    Như bạn Trần Thị Thảo đã đúc kết ngắn gọn: "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
    Kẻ cắp gặp gian hùng! Âu cũng là một phần không thể thiếu của cái xã hội đầy loạn lạc này. Chỉ buồn cho những nhà khoa học chân chính bị xấu lây, khổ cho bao phụ huynh bị lừa đảo, tội cho những thế hệ sv ngây thơ bị nhồi sọ dưới bàn tay phát xít, hoang tưởng của ông hiệu trưởng háo danh đến vô sĩ này!!

    Trả lờiXóa
  5. lĩnh nam chích quáilúc 10:56 8 tháng 10, 2015

    Rối như canh hẹ . Tìm sự nghiêm chỉnh ở VN khó thật ! Bọn trẻ học hỏi được gì ở các bậc đàn anh khi tất cả tương lai đều rối mù ?

    Trả lờiXóa
  6. Lê Vinh Danh kỳ này sẽ là "gậy ông đập lưng ông", trả giá cho sự ngạo mạn háo thắng. Nhân - Quả đấy thôi.
    Ông Nguyễn Văn Tuấn kỳ này cũng bỏ cái "khôn 3 năm" vì "dại một giờ" - mù quáng bênh vực một cái trường mà hiệu trưởng không ra người ngợm gì cả, nhưng nhiều quyền lực chở che mà ngạo mạn. Ông Tuấn không nhìn thấy sờ sờ ra đó Lê Vinh Danh kiện GS Nguyễn Đăng Hưng hay sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Văn Tuấn không dại đâu ợ, lại càng không mù quáng. Ngược lại khôn, rất khôn, sáng suốt, rất sáng suốt. LVD lấy vung tiền từ thu học phí sinh viên tuyển vượt chỉ tiêu để tài trợ vé máy bay, xe hơi đưa đón, ở khách sạn 5 sao, ăn cao lương mỹ vị, lương hậu hỉnh, cho Nguyễn Văn Tuấn lên lớp dạy dỗ giảng viên TDTU. Được ăn, được nói, được gói mang về, điều đó đã quá đú với Nguyễn Văn Tuấn. Cổ vũ cho tự chủ đại học chỉ là tấm áo choàng cho Nguyễn Văn Tuấn thôi.

      Xóa
    2. Một nhà khoa học chân chính mà co thể bị mua chuộc bởi bã dinh hoa phú quý hay sao ??

      Xóa
    3. Mỗi tháng Lê vinh danh chỉ trả cho GS Nguyễn Đăng Hưng có 15tr thôi, mà khi không vừa ý hắn lại kéo ra toà nhục mạ, phỉ báng đòi tiền lại.
      Còn Nguyễn Văn Tuấn nhận đến 120tr/tháng lận, kỳ này ông Tuấn sẽ có nhiều kết cục thú vị đây.
      Hết chuyện đi chơi với một gã trẻ con, hay mè nheo và quen thói làm càn.

      Xóa
    4. Hai năm 2013 và 2014 ĐH Tôn Đức Thắng tuyển vượt chỉ tiêu khoảng 7 ngàn sinh viên, nghĩa là vượt 3 lần chỉ tiêu. Năm 2015, có quyết định tự chủ, được tăng học phí cao nên tuyển vượt 2000 chỉ tiêu, nghĩa là vượt 30%. Nhờ tuyển vượt này mà LVD có tiền lập các labo như labo của ông Tuấn, để mua bằng sáng chế Mỹ như bằng sáng chế của ông Từ Diệp Công Thành. Hậu quả là con em mình đang học ở Tôn Đức Thắng lãnh đủ, vì phòng học nhồi nhét, giáo viên không đủ thì học hành làm sao có chất lượng. Đó là chưa nói đến chuyện danh sách nhiều giảng viên của TDTU hiện nay là ma, nhiều người trong danh sách này đã nghỉ ở TDTU đã lâu, chỉ làm công việc hành chính không giảng dạy mà vẫn để trong danh sách giảng viên để tính chỉ tiêu.

      Xóa
  7. Hai lúa Long Thạnhlúc 11:30 8 tháng 10, 2015

    Tôi là người rất ngưỡng mộ Gs Tuấn nên thường xuyên đọc các bài viết của ông nhưng gần đây khi đọc bài báo ông viết nhân dịp về thăm quê tại xã BTĐ, huyện GR, tỉnh KG có chi tiết là mỗi sinh viên ở địa phương mới ra trường muốn có việc làm phải chạy khoảng 500 (năm trăm) triệu đồng thì tôi đâm ra nghi ngờ...Là một người tuổi gần 60, có gần 40 năm làm việc và sống ở gần xã BTĐ nhưng tôi chắc con số đó không thể nào có vì nhiều lí do khác nhau...Bây giờ lại thêm trường hợp ĐH TĐT, khiến sự nghi ngờ...lại tăng lên và niềm ngưỡng mộ ông lại giảm xuống.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi lo ông Tuấn lại vướng vào cái chuyện lúng nhung như cô thi sĩ Quế thì tỏi.

    Trả lờiXóa
  9. Nếu nghi ngờ profile của GS Tuấn, vui lòng kiểm tra thông tin ở đây:
    http://www.garvan.org.au/research/bone-biology/genetic-epidemiology-of-osteoporosis/tuangu

    Trả lờiXóa
  10. Đọc các bài viết của ông Tuấn trước đây tôi cứ thấy pháo tép nổ tứ tung. Hôm nay mới ngộ ra, sao ông Tuấn giống ông Danh thế không biết!

    Trả lờiXóa
  11. 2 cái bằng sáng chế Mỹ USPTO là của ông Từ Diệp Công Thành, một kỹ sư, tiến sĩ cơ khí, Phó ban Khoa học công nghệ ĐHQG TP.HCM. Các bác xem đây ợ: http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_khoahoc/_mobile_khoahoakh/item/24918602.html
    TDTU không có đào tạo, nghiên cứu gì về cơ khí thì làm sao mà sáng chế được. TDTU cho nhóm ông Thành tiền để làm thủ tục đăng ký thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. THẾ MỚI TÀI.
      ĐÂY CHỈ LÀ MỘT PHẦN NHỎ TRONG SỐ NHỮNG "BIỆT TÀI" CỦA LÊ VINH DANH.

      Xóa
  12. Ông Nguyễn Văn Tuấn: nghiên cứu, đăng báo quốc tế mà không gắn với đào tạo thì nghiên cứu đó phục vụ lợi ích cho ai?

    TDTU không đào tạo Y khoa, không có nhân lực cơ hữu về ngành nghề này, toàn bộ nhân lực nhóm Cơ Xương của ông NVT tại TDTU là lính đánh thuê tư ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, BV 115..., và kể cả ông cũng là lính đánh thuê. Tôi hỏi nhóm của ông đem lại lợi ích gì cho sinh viên và giảng viên của TDTU, hay là chỉ giúp cho TDTU mua danh? Khi lý do nào đó, nhóm ông giải tán, TDTU con lại được gì ngoài mấy bài báo?

    Trả lờiXóa
  13. Tôi thấy mấy anh chị cứ quá lời chê bai Giáo sư N.V. Tuấn, so với phần lớn giáo sư VN thì giáo sư Tuấn tốt hơn vạn lần, bằng chứng về năng lực nghiên cứu và giảng dạy của giáo sư Tuấn là quá rõ ràng và rất dể kiểm chứng, như bạn Trung Lập 14:25 Ngày 08 tháng 10 năm 2015 đã đưa ra một phần.
    Vấn đề giáo sư Tuấn gặp phải là tư vấn cho trường TDT của LVD mà thôi. Nếu giáo sư Tuấn tư vấn cho đại học y khoa Hà Nội hay y khoa TpHCM thì mọi việc theo chiều hướng khác rồi.
    Thiết nghĩ mọi người nên có lời trao đổi đúng mực, trao đổi thông tin để xây dựng chứ đâu phải chà đạp nhau. Mong Tễu chú ý điều này.
    Trân trọng.

    Trả lờiXóa
  14. Garvan Institute of Medical Research của Úc là mơ ước của biết bao nhiêu medical researchers. Không biết ông Kiều Phong này nghĩ gì lại viết "Trung tâm Garvan chỉ được coi là nơi cộng tác (associated) với đại học New South Wales mà thôi" haha Hay ông ta nghĩ "in conjunctin" đồng nghĩa với "associate".Garvan Institute of Medical Research is one of Australia's largest medical research institutions with approximately 650 scientists, students and support staff. In 2014 the Institute became one of only three organisations in the world – and the only one outside the United States (Wall Street Journal,19 May 2014) – able to sequence the human genome at a base cost below $US1,000 each (the $1,000 genome) when it purchased the next generation of genome sequencing equipment, which is capable of sequencing 350 genomes a week (18,000 a year). And Prof. Tuan JUST holds a VERY HUMBLE position of Principal Research Fellow and Head of the Genetics and Epidemiology of Osteoporosis Lab (Bone Biology Division). Hehe, cây đại thụ trong làng academy của VN, Kiều Phong xem ra, viết cũng hay, hehe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lĩnh Nam chích quáilúc 03:40 9 tháng 10, 2015

      Có phải người Úc viết : Prof . Tuan JUST hols a VERY HUMBLE position of Pricipal Fellow anh Head of the Genetics and Epidemioloy of Ostroporosis Lab ? It ra thì cũng Tuan Van NGUYEN , sao lại chỉ là Prof . Tuan ? Very humble position of Principal Research and Head of ... Nội cái Principal với Head cũng đáng nể rồi . Vậy mà very humble position là quá khiêm tốn ! Nhiều người mong được cái very humble position của ông NVT !

      Xóa
  15. Kiều Phong viết đúng sai lẫn lộn. Đúng khi bàn về TDTU và bài viết của prof Tuấn nhưng sai khi bàn về Garvan và cá nhân Prof Tuan...

    Trả lờiXóa
  16. Dạ thưa bác Kiều Phong,
    Nếu có trích dẫn thì cũng nên trích thông tin một cách đầy đủ và trung thực ạ. Bác viết là "Chức danh giáo sư y khoa của UNSW (professor of medicine, được công nhận bởi khoa của faculty of medicine) là thứ ông Nguyễn Văn Tuấn chưa từng có. Ông Tuấn chỉ làm việc ở Garvan với chức danh Principal Research Fellow ( tạm dịch là nghiên cứu viên trưởng), Level D (associate professor- phó giáo sư), không phải Level E (professor- giáo sư)."

    Bác nên vào website của Trung tâm Garvan tại [1] để đọc một cách đầy đủ về tiểu sử của GS Tuấn đi ạ.
    "Dr. Tuan V. Nguyen is a Principal Research Fellow and Head of the Genetics and Epidemiology of Osteoporosis Lab (Bone Biology Division). He also holds joint appointments at the UNSW School of Public Health and Community Medicine as Professor of Epidemiology, and at the University of Technology, Sydney as Professor of Predictive Medicine..."

    [1] http://www.garvan.org.au/research/bone-biology/genetic-epidemiology-of-osteoporosis/tuangu

    Trả lờiXóa
  17. Principal Research Fellow = nghiên cứu viên trưởng. Lối dịch này có vấn đề, dù là tạm dịch. Không thể nói đảng viên trưởng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Principal Research Fellow and Head of the Genetics and Epidemiology of Osteoporosis Lab (Bone Biology Division)

      Xóa
  18. @Bạn Trung Lập, Thường Dân và Nặc danh17:48 Ngày 08 tháng 10, Các bạn lưu ý là tác giả cũng chỉ nhấn mạnh là GS NVT đang làm việc tại Garvan. Các comment cũng chỉ đang đặt nghi vấn là tại sao GS NVT đang làm việc tại Garvan nhưng lại luôn xưng danh là GS của DH New SW. Vấn đề này tôi thật sự không biết là thế nào nên không nhận xét được. Trong bài viết của tác giả tôi không thấy có gì là phủ nhận các công trình nghiên cứu của GS NVT cả.

    Tôi có đọc trên FB của GS NVT thì thấy trong khoảng thời gian gần đây GS này luôn đặt ra nghi vấn với nhiều người, nhiều tổ chức và nhiều tạp chí. Vì thế cho nên bây giờ người khác đặt ra các vấn đề nghi vấn cho ông thì ông cũng phải đối mặt. Trong triêt lý sống thì người ta gọi đây là luật nhân quả. Tôi không biết GS này đang đúng hay sai nhưng cái mà ông "gặt" được bây giờ chính là cái mà ông đã "gieo".

    Còn về vấn đề phong GS thì tôi nghĩ theo cách của Anh, Mỹ, Pháp hay Việt Nam thì cũng không quan trọng. Cái quan trọng là thực hiện nó như thế nào sau này để mọi thứ đều rõ ràng, minh bạch và công bằng mới là điều cần phải chú ý.

    Trả lờiXóa
  19. Dưới góc độ của người làm khoa học, mình khẳng định bài viết này có vấn đề. Tôi vào trang của viện Garvan thì đây là link giới thiệu về Gs. Tuấn.
    http://www.garvan.org.au/research/bone-biology/genetic-epidemiology-of-osteoporosis/tuangu

    Trả lờiXóa
  20. đất nước mình ra ngõ gặp anh hùng mà .nay ra ngõ gặp tướng ra ngõ gặp giáo sư tiến sĩ. mai mốt ra ngõ còn gặp tiên sư, đại sư tổ bố chúng nó nữa cơ. hì hì.

    Trả lờiXóa
  21. Tôi thất vọng, thất vọng...về ông Nguyễn Văn Tuấn (tôi mong rằng tôi sai). Tôi đang suy sụp tinh thần.

    Trả lờiXóa
  22. Thật uổng cho một trang hảo hán, phí một đời oanh liệt lại đi làm tay sai cho một kẻ dốt nát, lưu manh giả danh trí thức. Tiếc thay, tiếc thay!!

    Trả lờiXóa
  23. Không có gì sung sướng hơn tự phong giáo sư.
    (Pa-lốp-pá-láp-ski -lờ-vờ-dờ)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không có gì hạnh phúc hơn không đủ tiêu chuẩn mà vẫn được phong giáo sư.

      Xóa
  24. Nói ông Tuấn không/chưa phải là gs là trật. Các bạn có thể xem đường dẫn này.
    http://www.uts.edu.au/staff/tuanvan.nguyen hay
    http://www.garvan.org.au/research/bone-biology/genetic-epidemiology-of-osteoporosis/tuangu
    Họ nói rõ ông Tuấn là Professor of Predictive Medicine ở University of Technology, Sydney và Professor of Epidemiology ở UNSW School of Public Health and Community Medicine
    Theo tôi nhớ ông Tuấn được phong professor khá lâu rồi .
    Tôi không bàn chuyện khác, khi các bạn nói về ai nên có chút tự trọng, chịu khó tra cứu một chút.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề học thuật và danh vị, đụng đến ông Nguyễn Văn Tuấn lập tức có người phản ứng và phản bác, bảo vệ cho ông với lý lẽ và bằng chứng thuyết phục, không thể cãi được. Hay như đụng đến Mai Hồng Quỳ cũng vậy. Vì nói gì thì nói, các vị học hành, nghiên cứu đàng hoàng, chức danh quý vị có được là do thành tích học thuật của chính quý vị kèm với quy trình chọn lựa, bổ nhiệm nghiêm túc, dù là ở Việt Nam hay ngoại quốc. Nhưng thử hỏi với ông Lê Vinh Danh, cho đến giờ này vẫn chưa có bất kỳ ý kiến nào bảo vệ tư cách Phó tiến sĩ và Giáo sư của ông. Vì chuyện học hành, chuyện bổ nhiệm giáo sư của ông LVD không đàng hoàng, thiếu nghiêm túc nên làm gì có lý lẽ, bằng chứng mà bảo vệ.

      Xóa
    2. Ông Tuấn rồi cũng sẽ bị LVD xử và kiện ra tòa như GS NĐH, Bà Tôn Nữ Thị Ninh thôi.

      Xóa
  25. Lê Vinh Danh và Trịnh Minh Huyền
    Trong một chuyến đi Thái Lan, cả đoàn có nhiều người gồm có trưởng một số phòng ban và khoa, trong đó có ông Danh và bà Huyền. Ông Danh được ở phòng riêng, bà Huyền ở chung phòng với cô Chi (Phòng SĐH). Ông Danh cùng một số người đi uống bia và xem một số dịch vụ rất "hot" ở Thái Lan, sau đó ông Danh bỏ về trước. Khi nhóm người quay trở lại khách sạn thì không thấy ông đâu, điện thoại cũng không được. Cô Chi không vào phòng được vì biết rằng bà Huyền đang giữ chìa khóa do bà không đi chơi. Mọi người nghi ngại 2 người nên không truy tìm nên tiếp tục đi uống cafe, vì biết rằng đây là chuyện tế nhị. Cuối cùng, một người nào đó trong đoàn phát hiện ông Danh từ phòng cô Chi đi ra giữa đêm khuya. Câu chuyện này đã đến tai bà Thoa (vợ ông Danh), nhưng tiếc thay bà Thoa không thể tìm được chứng cứ.
    Đây là một câu chuyện nhỏ trong số câu chuyện tình ái giữa ông Danh và bà Huyền.

    Trả lờiXóa
  26. NVT là ông vớ vẩn

    Trả lờiXóa
  27. Có thông tin rất chi tiết ông Nguyễn Văn Tuấn khai man lý lịch, khai ổng có tới hai bằng tiến sỹ nhưng thực ra chỉ có một bằng thôi. Không biết ông tuấn nghĩ sao về vụ này nhưng tôi thấy rất đáng nghi ngờ bằng tiến sỹ sydney là ổng nổ:

    https://www.facebook.com/notes/hung-nguyen/nguy%E1%BB%85n-v%C4%83n-tu%E1%BA%A5n-khai-man-l%C3%BD-l%E1%BB%8Bch/140082366380632

    Trả lờiXóa
  28. https://research.unsw.edu.au/people/professor-tuan-van-nguyen

    Trả lờiXóa
  29. Hãy xem bài "Rơi mặt nạ kẻ vu khống ném đá giiấu tay" gần đây của gs Nguyễn Đăng Hưng để biết bộ mắt thật của gs Nguyễn Văn Tuấn là như thế nào!


    Trả lờiXóa