đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc
VNExpress
Thứ sáu, 18/9/2015 | 15:50 GMT+7
Tỉnh Thanh Hóa sẽ xây khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại thị xã Sầm Sơn với tổng kinh phí 290,5 tỷ đồng.
Những năm 50 thế kỷ trước, đã có hàng trăm nghìn đồng bào, chiến sĩ miền Nam
tập kết ra Bắc tại Sầm Sơn. Ảnh tư liệu.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, đặt tại phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, với tổng kinh phí hơn 290,5 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo tỉnh, khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc nhằm lưu giữ hình ảnh, hiện vật về sự kiện lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, thúc đẩy phát triển du lịch của thị xã Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Quy mô dự án bao gồm khu lưu niệm (gọi là khu A) với diện tích khoảng 13.100 m2; khu lán trại trước kia là nơi ăn ở, sinh hoạt của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết (gọi là khu B) với diện tích 1.985 m2 và khu công viên văn hóa du lịch (gọi là khu C) có diện tích 340.600 m2. Ngoài ra, còn có tuyến giao thông kết nối giữa khu A, B và C (gọi là con đường ký ức) dài gần 1,8 km.
Dự án do UBND thị xã Sầm Sơn làm chủ đầu tư và sẽ triển khai từ 2015 đến 2020. Về nguồn vốn, ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí chuẩn bị đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng khu A, khu B và con đường ký ức với mức hỗ trợ không quá 18 tỷ đồng; còn lại UBND thị xã Sầm Sơn huy động xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.
Sau Hiệp định Genève 1954, chính quyền và nhân dân Sầm Sơn cùng nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã đón tiếp hàng trăm nghìn cán bộ, bộ đội, học sinh, sinh viên, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Cụ thể, trong bảy đợt (từ ngày 15/10/1954 đến 1/5/1955) đã có 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình cán bộ miền Nam tập kết tại Thanh Hóa.
Lê Hoàng
________
.
Lại bày ra để ăn!
Đồng bào Miền Nam tập kết ra Bắc năm xưa, có được bao nhiêu người mong muốn và đề nghị có Khu lưu niệm riêng cho họ?
Đảng và Nhà nước, Chính phủ và Tỉnh Thanh Hóa đã đối xử tử tế đối với các đồng bào và chiến sĩ Miền Nam tập kết ra Bắc chưa? Còn bao nhiêu người đang là hộ nghèo, cần được hỗ trợ.
Đây ! Quảng trường bị các ông ăn đến mức này đây:
Quảng trường nổi tiếng Thanh Hóa
xuống cấp nghiêm trọng
Hàm Rồng - một trong hai quảng trường lớn nhất Thanh Hóa - vốn đầu tư hơn 35 tỷ đồng sau 6 năm sử dụng đã bị sụt lún, bong gạch, nứt tường tạo ra cảnh tượng nhếch nhác.
Quảng trường Hàm Rồng nằm ở phía bắc Thanh Hóa, thường được chọn là điểm tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa lớn của thành phố.
Sau 6 năm, công trình văn hóa này xuống cấp trầm trọng. Nhiều hạng mục gạch lát, đá bong tróc khiến vật liệu nằm ngổn ngang.
Người dân cho hay, nắp cống phía trước lễ đài gãy vỡ đã lâu nhưng chưa được sửa chữa tạo thành những chiếc bẫy khiến người qua lại gặp nguy hiểm.
Chất liệu được sử dụng xây dựng Quảng trường chủ yếu là đá xẻ và gạch bê tông đúc sẵn song các chuyên gia đánh giá chất lượng không đảm bảo. "Rõ ràng là chất lượng công trình có vấn đề nên mới xảy ra hư hỏng nhanh như vậy", một kỹ sư nói với VnExpress.
Hư hỏng xuất hiện ở hàng chục điểm quanh quảng trường nhưng nặng nhất là khu cánh gà phía bên phải giáp UBND phường Hàm Rồng. Vết nứt gãy lớn kéo dài cả chục mét.
Khán đài trung tâm làm bằng đá nguyên khối cũng xuất hiện nhiều vết đứt gãy.
Vết nối các tảng đá lộ ra khe hở rộng. Nguyên nhân được cho là việc gia cố nền đất không đảm bảo dẫn đến hiện tượng sụt lún nghiêm trọng.
Phía sau lễ đài, rác rưởi và cây bụi, cỏ dại mọc um tùm, phân gia súc xuất hiện khắp nơi, bốc mùi xú uế.
Ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch UBND phường Hàm Rồng cho biết, hiện tượng bong tróc, đứt gãy gạch đá ở Quảng trường Hàm Rồng xuất hiện từ đầu năm 2015. Nguyên nhân là do xe bồn chở nước của Công ty TNHH một thành viên Môi trường và Đô thị Thanh Hóa vào tưới cây gây hư hỏng. Ngoài ra, theo ông Thanh, quá trình thi công quảng trường gấp rút lại gặp mưa gió nên khó tránh khỏi hiện tượng lún, nứt.
Khu vực tường hoa phía đông lễ đài cũng hư hỏng nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Ngọc Tuyên, Phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường và Đô thị Thanh Hóa cho hay, doanh nghiệp đã nắm được hiện tượng bong tróc, hư hỏng ở Quảng trường Lam Sơn và đang xác minh nguyên nhân. "Chúng tôi đang giao các phòng liên quan kiểm tra thực trạng, nếu nguyên nhân do xe tưới nước của công ty thì chúng tôi sẽ bỏ tiền để sửa chữa", ông Tuyên nói.
Khởi công 7/2009 với tổng vốn hơn 35,2 tỷ đồng, quảng trường Hàm Rồng được khánh thành tháng 4/2015 - dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng. Công trình nhằm tôn vinh những chiến thắng oanh liệt của quân và dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Cảnh nứt gãy nham nhở ở Quảng trường Hàm Rồng
Lê Hoàng
Lại bày ra để ăn chia với nhau nữa.
Trả lờiXóaTỉnh nào có HS miền Nam tập kết đều xây một tượng đài ,chắc kiếm khá bộn tiền .
Trả lờiXóaDân đang bị lũ lụt , mất nhà mất cửa, mất mùa màng gạo thóc . Con em đi học chưa có cầu qua sông qua suối, đồng bào miền núi thiếu ăn , thiếu mặc . Nhưng các QC này không lo, chỉ thấy trước mắt cái tượng đài . Thấy cái tượng đài là thấy một đống tiền . Vậy mà BCCT thì thành tích tốt đẹp, nay chỉ còn rất ít hộ nghèo, đời sống ND được nâng lên v.v...
Ở Hà nội và TP hồ Chí Minh đâu đâu cũng thấy người quê Thanh Hóa ( Tất nhiên tỉnh nào cũng có , nhưng có thể nói Thanh Hóa là nhiều nhất ) . Người TH làm đủ mọi việc để kiếm sống , như : đánh giày, ô sin , rửa bát đĩa ở các quán ăn .. Và cả ăn mày nữa thì người Thanh hóa vẫn nhiều nhất. Đáng lý lãnh đạo tỉnh Thanh phải thấy rõ sự thiếu trách nhiệm của mình với nhân dân mới đúng . Nhưng không , họ chỉ chú ý đến xây dựng các tượng đài , nhà kỉ niệm ...( Nhiều công trình vừ xây xong đã hoang phế hoặc xuống cấp ). Mục đích của họ ai cũng có thể đoán ra , đó là : Càng vẽ ra nhiều dự án XÂY dựng thì càng CẤT vào túi lãnh đạo càng nhiều TIỀN , còn dân thì SỐNG CHẾT MẶC BAY .Nếu còn một chút lương tâm thì mong các " ông " nên dừng lại để dân đỡ khổ.
Trả lờiXóaThời chiến tranh Việt-Pháp , nhà tôi ở K 3 , tiếp giáp với Thanh Hóa là K 4 . Mỗi lần nghe có dân K 4 là sợ lắm . Thực ra thì cũng là đồng bào , là bà con với nhau cả mà vẫn có một cái sợ . Cho nên K 3 vói K 4 như hai thế giới . Lúc đó K 4 có CCRĐ, có đấu tố , con cháu mấy nhà có ruộng đất chạy ra K 3 lánh nạn . Họ không dám nói nhiều nhưng vẻ mặt luôn sợ hãi .
Xóadân thanh hóa đã hết nghèo còn thừa tiền để xây khu lưu niệm bà con ta sẽ không bị ép đóng quĩ xóa đói giảm nghèo
Trả lờiXóaTiền ấy đưa vào công trình giúp để dân khỏi ngập lụt như hiện nay tốt hơn!
Trả lờiXóaBà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân Hàng tuyên bố tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11''... tôi nói thật với các anh về kinh tế hai chữ ‘dự án’ nó thiêng liêng vô cùng, người ta cố gắng phải tìm ra được ‘dự án’, vì có dự án thì mới có tiền, có phần trăm...''
Trả lờiXóahttp://huynhngocchenh.blogspot.ca/2013/11/ba-duong-thu-huong-cuu-pho-thong-oc.html#more
Kiếm ăn tập 1 xây tượng đài khu tưởng niệm lãnh tụ.Kiếm ăn tập 2 xây dựng khu lưu niệm những người miền nam tập kết ra bắc.Đây là cẩm nang mới cho các quan kiếm ăn một cách an toàn.
Trả lờiXóa