Lực
lượng cưỡng chế trấn áp đánh đập và bắt giam gia đình ông Nguyễn Trung
Can và bà Mai thị Kim Hương khi họ cương quyết không giao đất. Ngày 14
tháng 4, 2015.
Phiên tòa xét xử 12 người
chống cưỡng chế đất ở Long An
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-09-15
Mười hai thành viên thuộc hai gia đình chống lực lượng cưỡng chế đất tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An hôm nay bị đưa ra xét xử. Mười người trong số này bị truy tố với tội danh ‘chống người thi hành công vụ’ và hai người về tội danh ‘cố ý gây thương tích'.
Phiên tòa sơ thẩm đối với 12 người được thông báo là công khai nhưng hầu hết những người muốn tham dự chỉ được theo dõi qua loa phóng thanh tại Trung tâm Văn hóa- Thể thao cách tòa án chừng vài trăm mét. Số người này vào buổi sáng tổng cộng chừng 200 người.
Con gái của bà Phùng Thị Ly, một trong 12 người bị đưa ra xét xử trong ngày 15 tháng 9, không được vào dự phiên xử cho biết gia đình không được thông báo gì về phiên xét xử:
“ Con chỉ nghe được từ những bị can được tại ngoại. Họ nói có thư mời thì gia đình mới biết và khi gia đình vào Tòa án hỏi thì họ nói có phải bị can đâu mà được mời, được thông báo!”
Một số nhà hoạt động cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam đến Thạnh Hóa, Long An để tham gia phiên xử công khai cũng bị theo dõi, thậm chí bị ngăn trở như trường hợp anh Đinh Nhật Uy, một người cũng từng bị bắt giam và là anh trai của tù nhân lương tâm trẻ Đinh Nguyên Kha. Hai anh em này cũng cư ngụ tại Long An.
Vào lúc 3 giờ chiều ngày 15 tháng 9, một nhà hoạt động là cô Nguyễn Hoàng Vi từ Sài Gòn xuống Long An theo dõi phiên xử cho biết:
“ Khi mọi người đến đi thẳng vào tòa án để xem phiên tòa trực tiếp thì bị lực lượng công an chặn lại và không cho vào. Họ bảo qua Trung tâm Văn hóa- Thể theo để nghe qua loa phóng thanh thôi.
Có trường hợp là phóng viên Báo Pháp luật đến để tham gia phiên tòa thì bị họ ngăn chặn và bẻ tay bắt lên xe, chở đi. Sau đó khi biết là phóng viên Báo Pháp luật thì họ dùng xe chở chạy thẳng vào Tòa án.”
Tin cho biết có baa luật sư tham gia bào chữa cho một số người trong nhóm 12 bị đưa ra xét xử. Đó là luật sư Hà Huy Sơn, luật sư Nguyễn Văn Miếng và luật sư Trần Minh Đức.
Xin phép được nhắc lại vào ngày 14 tháng 4 vừa qua, lực lượng chức năng đến cưỡng chế căn lều tạm được gia đình ông Nguyễn Trung Can và bà Mai thị Kim Hương dựng lên để giữ đất. Gia đình này không đồng ý với mức đền bù được ủy ban nhân dân huyện Thạnh Hóa đưa ra vì họ cho là quả rẻ mạt không thể đủ để mua đất nơi nào để làm nhà sinh sống.
Lần cưỡng chế vào ngày 14 tháng 4 là lần cuối cùng sau một số lần trước đó. Khi lực lượng cưỡng chế xông vào và bắt bớ thì chủ nhân là ông Nguyễn Trung Can đã cho đốt nhà, ném bom xăng, tạt axit và cho nổ cả bình hàn gió đá.
Có 20 người trong lực lượng cưỡng chế bị thương nặng vì trúng bom xăng và axit. Người bị nặng nhất là trung tá Nguyễn Văn Thủy, trưởng công an huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Cơ quan chức năng sau đó tiến hành bắt giữ 13 người.
Cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, con trai của hai ông bà Nguyễn Trung Can và Mai thị Kim Hương hiện cũng đang bị bắt giam và khởi tố với tội danh ‘chống người thi hành công vụ’ theo điều 257 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Tin nói cháu sẽ bị xét xử trong một phiên xử khác.
Ngay trước ngày cưỡng chế diễn ra, gia đình ông bà Nguyễn Trung Can và Mai thị Kim Hương giăng biểu ngữ ghi rõ sẽ ‘quyết tử’ để chống lực lượng cưỡng chế mà họ cho là ‘cướp đất’ của gia đình họ.
2015-09-15
Mười hai thành viên thuộc hai gia đình chống lực lượng cưỡng chế đất tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An hôm nay bị đưa ra xét xử. Mười người trong số này bị truy tố với tội danh ‘chống người thi hành công vụ’ và hai người về tội danh ‘cố ý gây thương tích'.
Phiên tòa sơ thẩm đối với 12 người được thông báo là công khai nhưng hầu hết những người muốn tham dự chỉ được theo dõi qua loa phóng thanh tại Trung tâm Văn hóa- Thể thao cách tòa án chừng vài trăm mét. Số người này vào buổi sáng tổng cộng chừng 200 người.
Con gái của bà Phùng Thị Ly, một trong 12 người bị đưa ra xét xử trong ngày 15 tháng 9, không được vào dự phiên xử cho biết gia đình không được thông báo gì về phiên xét xử:
“ Con chỉ nghe được từ những bị can được tại ngoại. Họ nói có thư mời thì gia đình mới biết và khi gia đình vào Tòa án hỏi thì họ nói có phải bị can đâu mà được mời, được thông báo!”
Một số nhà hoạt động cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam đến Thạnh Hóa, Long An để tham gia phiên xử công khai cũng bị theo dõi, thậm chí bị ngăn trở như trường hợp anh Đinh Nhật Uy, một người cũng từng bị bắt giam và là anh trai của tù nhân lương tâm trẻ Đinh Nguyên Kha. Hai anh em này cũng cư ngụ tại Long An.
Vào lúc 3 giờ chiều ngày 15 tháng 9, một nhà hoạt động là cô Nguyễn Hoàng Vi từ Sài Gòn xuống Long An theo dõi phiên xử cho biết:
“ Khi mọi người đến đi thẳng vào tòa án để xem phiên tòa trực tiếp thì bị lực lượng công an chặn lại và không cho vào. Họ bảo qua Trung tâm Văn hóa- Thể theo để nghe qua loa phóng thanh thôi.
Có trường hợp là phóng viên Báo Pháp luật đến để tham gia phiên tòa thì bị họ ngăn chặn và bẻ tay bắt lên xe, chở đi. Sau đó khi biết là phóng viên Báo Pháp luật thì họ dùng xe chở chạy thẳng vào Tòa án.”
Tin cho biết có baa luật sư tham gia bào chữa cho một số người trong nhóm 12 bị đưa ra xét xử. Đó là luật sư Hà Huy Sơn, luật sư Nguyễn Văn Miếng và luật sư Trần Minh Đức.
Xin phép được nhắc lại vào ngày 14 tháng 4 vừa qua, lực lượng chức năng đến cưỡng chế căn lều tạm được gia đình ông Nguyễn Trung Can và bà Mai thị Kim Hương dựng lên để giữ đất. Gia đình này không đồng ý với mức đền bù được ủy ban nhân dân huyện Thạnh Hóa đưa ra vì họ cho là quả rẻ mạt không thể đủ để mua đất nơi nào để làm nhà sinh sống.
Lần cưỡng chế vào ngày 14 tháng 4 là lần cuối cùng sau một số lần trước đó. Khi lực lượng cưỡng chế xông vào và bắt bớ thì chủ nhân là ông Nguyễn Trung Can đã cho đốt nhà, ném bom xăng, tạt axit và cho nổ cả bình hàn gió đá.
Có 20 người trong lực lượng cưỡng chế bị thương nặng vì trúng bom xăng và axit. Người bị nặng nhất là trung tá Nguyễn Văn Thủy, trưởng công an huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Cơ quan chức năng sau đó tiến hành bắt giữ 13 người.
Cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, con trai của hai ông bà Nguyễn Trung Can và Mai thị Kim Hương hiện cũng đang bị bắt giam và khởi tố với tội danh ‘chống người thi hành công vụ’ theo điều 257 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Tin nói cháu sẽ bị xét xử trong một phiên xử khác.
Ngay trước ngày cưỡng chế diễn ra, gia đình ông bà Nguyễn Trung Can và Mai thị Kim Hương giăng biểu ngữ ghi rõ sẽ ‘quyết tử’ để chống lực lượng cưỡng chế mà họ cho là ‘cướp đất’ của gia đình họ.
Luật pháp và Hiến Pháp Việt Nam quy định rõ...Công dân Việt Nam có quyền tự do sinh sống, tự do cư trú, tự do đi lại....Bất kỳ người nào cũng có quyền tự do cư trú nghĩa là phải có một mảnh đất "cắm dùi". Chính quyền cậy thế số đông đến tước đoạt quyền sinh sống và cư trú . Buộc người dân phải nổi dậy để bảo vệ nhà đất của mình.
Trả lờiXóaRất tiếc, cho Thạnh Hóa đã không làm như mọi nơi. Cả nước rất nhiều nơi làm tốt công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tái định cư, được nhân dân đồng thuận thực hiện di rời riêng Thạch Hóa và Tiên Lãng là hai địa phương "ăn chặn" nhiều quá, ăn hết phần dân bị dân chống đối quyết liệt. Nên xử lý những cán bộ không làm tốt nhiệm vụ...
Phóng thích vô điều kiện và bồi thường thiệt hại cho những người này ! ( người bị cướp đất cướp nhà này)
Trả lờiXóaĐất đai là tử huyệt của chế độ, đánh giá này có thể duungs chăng?
Trả lờiXóacướp có nghị quyết sử tù có định hướng chỉ có ở trên đất nước này
Trả lờiXóa